Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Để tính thu nhập bình quân đầu người em chỉ cần lấy Dân số/tổng sản phẩm trong nước ( Đơn vị: USD/người)
a,thu nhập bình quân đầu người mỗi nước:
Pháp | 21862,3USD/người |
Đức | 22777,3USD/người |
Ba Lan | 4082,5USD/người |
CH Séc |
4929,8USD/người |
b,NX:mức thu nhập bình quân đầu người của các nước ko đều:
+Người dân Đức và Pháp có mức thu nhập cao
+Người dân Ba Lan và CH Séc có mức thu nhập thấp
thu nhap dau nguoi cua phap la =\(\dfrac{1294246}{59,2}\)=21862,26351 USD/nguoi
thu nhap dau nguoi cua duc la =\(\dfrac{1872992}{82,2}\)=22785,79075 USD/nguoi
thu nhap dau nguoi cua ba lan la =\(\dfrac{157585}{38,6}\)=4082,512953 USD/nguoi
thu nhap dau nguoi cua CHsec la =\(\dfrac{50777}{10,3}\)=4929,805825 USD/nguoi
Minh xin loi minh chi giai cho cau duoc the thoi tai y 2 minh chu lam xin loi ban nha Huyen Anh Kute
chuc cau thi tot nha
- Tính thu nhập bình quân đầu người :
+ Pháp: 1294246:59,2\(\approx\)21.862,2 USD/người.
+ Đức:1872992:82,2\(\approx\) 22.785,8 USD/người.
+ Ba Lan: 157585:35,6\(\approx\)4.082,5 USD/người.
+ CH See: 50777:10,3\(\approx\)4.929,8 USD/người.
- Nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP):
+ Trong cơ cấu tổng sản phầm trong nước GDP của Pháp, Đức, Ba Lan, SH Séc, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ và thấp nhất là khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Tỉ trọng các khu vực kinh tế có sự chênh lệch giữa các nước.
- rút ra kết luận về nền kinh tế có sự chênh lệch giữa các nước:
+ Các nước có nền kinh tế khác nhau, thể hiện qua tổng sản phẩm , tổng sản phẩm bình quân đầu người .
+ Nước đứng đầu về tổng sản phẩm trong nước (GDP )và (GDP/ người) là Đức, tiếp theo là Pháp , CH Séc có tổng sản phẩm trong nước thấp nhất ,Ba Lan có GDP/ người thấp nhất.
Đúng thì tick nha!!!
Môi trường | Ôn đới hải dương | Ôn đới lục địa |
Phân bố | Nằm ở ven biển | Nằm sâu trong lục địa |
Khí hậu |
-Mùa đông: ấm áp -Mùa hạ: mát mẻ -Mưa quanh năm |
-Mùa đông: lạnh, có tuyết rơi -Mùa hạ: nóng -Lượng mưa ít |
Sông ngòi | Không đóng băng | Đóng băng vào mùa đông |
Thực vật | Rừng lá rộng(sồi, sến, dẻ) | Rừng lá kim(thông, tùng, bách) |
Môi trường
Đặc điểm
|
Ôn đới hải dương
|
Ôn đới lục địa
|
Địa trung hải
|
Phân bố
|
Các đảo và vùng ven biển Tây Âu.
|
Khu vực Đông Âu
|
Nam Âu - ven Địa Trung Hải.
|
Khí hậu
|
Khí hậu ôn hòa, ấm ẩm - hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 00C, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm (do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới).
|
Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.
|
Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều; mùa hè nóng, khô
|
Sông ngòi
|
Nhiều nước quanh năm, không đóng băng;
|
Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng
|
Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước.
|
Thực vật
|
Rừng lá rộng-dẻ, sồi.
|
Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.
|
Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm.
|
Các yếu tố các kiểu môi trường | Khí hậu |
Ôn đới hải dương | ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ,mùa đông ko lạnh lắm |
Ôn đới lục địa | mùa đông lạnh và kéo dài, mùa hạ nóng |
Địa trung hải | mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào mùa thu-đông |
Núi cao | mùa đông rất lạnh và kéo dài,mùa hạ ngắn |
Nhớ tick cho mk nhé...!
Các yếu tố các kiểu môi trường | khí hậu | sông ngọi | thực vật |
Ôn đới hải dương | có khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0°c. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 - 1000 mm/năm), có nhiều sương mù. đặc biệt là về mùa thu - đông. | Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng. | Rừng sồi, để xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi. |
Ôn đới lục địa | Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa. | Sông nhiều nước trong mùa xuân - hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn. | Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam. ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm, về phía nam lần lượt là rừng lá kim, rừng hồn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía đông nam là thảo nguyên. Ven biển Ca-xpi là vùng nửa hoang mạc. |
Địa trung hải | Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu - đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa. thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô. | Sông ngòi ngắn và dốc, mùa thu - đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước. |
Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.
|
Núi cao | ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn. | Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng. Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi. |
9 ,đặc điểm địa hình Bắc Mĩ :
+ Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng khổng lồ,cao dần về phía Bắc,Tây Bắc,thấp dần về phía Nam,Đông Nam
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên gồm bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lat chạy theo hướng đông bắc - tây nam.
Câu 1: Châu Mĩ nằm hoàn toàn nửa cầu tây.
Câu 5:
♥ Địa hình Bắc Mĩ:
+Ở phía Tây của Bắc Mĩ là hệ thống núi trẻ và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần ở phia Nam và Đông Nam.
+Ở phía Đông của Bắc Mĩ là dãy núi già A-pa-lat.
còn nếu so sánh với nam mĩ thì:
♥ Địa hình Nam Mĩ:
+Ở phía Tây của Nam Mĩ là hệ thống núi trẻ An-đet cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống côc-đi-e của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Nam Mĩ là một chuỗi các đồng nối nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-ba.Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía Nam đồng bằng Pam-Ba cao lên thành một cao nguyên.
+Ở phía Đông của Nam Mĩ là các cao nguyên, sơn nguyên.