Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cây khoai lang, cây rau muống, cây hoa hồng người ta sử dụng phương pháp giâm cành.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Cắt cành giâm:
+ Bước 2: Xử lý cành giâm:
+ Bước 3: Cắm cành giâm :
+ Bước 4: Chăm sóc cành giâm
- Ưu điểm:
+ Giữ được những đặc tính, tính trạng của giống cây mẹ
+ Cây trồng từ cành giâm, sớm ra hoa kết quả
+ Hệ số nhân giống cao, thời gian cho cây giống nhanh
- Nhược điểm:
+ Nếu sản xuất với quy mô lớn đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và kĩ thuật cao
+ Khó thực hiện đối với một số giống cây khó ra rễ
+ Dễ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống
Biện pháp phòng trừ | Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại |
– Vệ sinh đồng ruộng. | – Diệt trừ mầm mống sâu bệnh. |
– Làm đất. | – Diệt trừ mầm mống sâu bệnh. |
– Gieo trồng đúng thời vụ. | – Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh. |
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. | – Tăng cường sức chống chịu cho cây. |
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. | – Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh. |
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh | – Hạn chế sâu bệnh. |
Các phương pháp chọn giống vật nuôi
* Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi so sánh sức sản xuất của từng các thể vật nuôi trong đàn, lựa chọn từ trong đàn những các thể đạt tốt giữ lại làm giống
- Ưu điểm: Dễ tiến hành, ít tốn thời gian, không đòi hỏi kĩ thuật cao, giá thành rẻ, được áp dụng phố biến.
- Nhược điểm: Chỉ căn cứ vào kiểu hình, chưa biết được kiểu gen nên năng suất thường không ổn định.
Do vậy, muốn năng suất được ổn định thường phải chọn lặp đi, lặp lại nhiều lần. Như vậy các biến dị tốt mới dần được củng cố ở trạng thái thuần chủng.
* Kiểm tra năng suất: Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đem so sánh với những tiêu chuẩn để lựa chọn con tốt nhất làm giống.
-Ưu điểm: biết được kiểu gen về mặt di truyền do giống mình chọn
-Nhược điểm:
+Khó thực hiện
+Mất thời gian
+Đòi hỏi trình độ cao
Một số loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành như: cây mía, cây sắn, hoa giấy, rau muống, khoai lang, mồng tơi .. Người trồng áp dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây đó vì cành của những loại cây đó có khả năng ra rễ phụ rất nhanh.
Gieo bằng hạt:
Ưu điểm: tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh
Nhược điểm: không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến
Trồng cây con:
Ưu điểm: ít thất thoát hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu
Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao hơn
Phương pháp nhân giống bằng hạt
* Ưu điểm
- Nhanh tạo ra cây con
- Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi
- Nhân giống nhanh, đơn giản
- Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe
* Nhược điểm
- Dễ thoái hóa giống
- Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền
- Cây chậm ra hoa, quả
Phương pháp trồng bằng cây con
* Ưu điểm:
- Cây thích nghi tốt
- Cây giữ được đặc tính của cây mẹ
- Nhanh ra hoa, quả.
- Tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt ( đối với giâm cành )
* Nhược điểm
- Qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa
- Cây không có rễ cọc nên yếu
- Không tạo được nhiều cây ( đối với phương pháp chiết cành )