Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
chắc các bạn cũng bt , vc học đối vs chúng ta vô cùng quan trọng . Chúng ta học để mở mang đầu óc , bt thêm nhiều điều từ thế giới xung quanh . Ta có thể học theo nhiều cách khác nhau như xem 1 đoạn phim hoạt hình nói về những từ vựng , đọc những câu đố mẹo để tăng cường trí thông minh . Thử nghĩ xem nếu chúng ta không hok thì sẽ ra sao? Hẳn nó sẽ lak 1 điều tồi tệ . Như 1 nhà văn nào đó đã từng nói rằng: Trong hok tập , sách vở lak vũ khí , lớp hok lak chiến trường , sự ngu dốt lak kẻ địch và đích đến chính lak thành công . Nói tóm lại nếu bạn ko hok từ bây giờ thì tương lai sẽ chẳng có j tốt đẹp , thek nên hãy hok khi có thể bạn nhé
từ láy:mở mang
cặp quan hệ từ:nếu-thì
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.
Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..
Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,..
học tốt nhé
Vì em Thúy mắc 10 lỗi và không ai mắc nhiều lỗi hơn
=) Có những trường hợp mắc lỗi sau:10 lỗi, 9 lỗi, 8 lỗi,..., 0 lỗi
=) Có 11 trường hợp mắc lỗi mà lớp đó có 34 học sinh
Và vì :
34:11=3(dư 1)
Vậy theo nguyên lí Đi-rích-lê thì sẽ có ít nhất 3+1 = 4 em mắc số lỗi giống nhau(đpcm)
*Đây là bài theo nguyên lí Đi-rích-lê rất khó hiểu nên mình giải bằng lời có lẽ sẽ khó hiểu cho bạn.Nếu bạn không hiểu thì nhắn tin để mình giảng giải cho nhé!
Bản kiểm điểm của một hoạc sinh giỏi Lý.
Tính năng lượng mà bạn ý đã đưa ra (dạ xin giới thiệu luôn, em là HSG toán):
một cái bánh mì rưỡi xấp xỉ 500 kCal (kilô calo), tức khoảng 100N (1)
hai quả trứng vịt lộn xấp xỉ 1000 kCal, tức khoảng 200N (2)
một hộp sữa xấp xỉ 490 kCal, tức khoảng 98N (3)
Từ 1, 2 và 3 ta suy ra năng lượng bạn ấy đã nạp vào cơ thể là 100 +200 +98 = 398 < 398,5
Vì vậy khi bạn ấy tác dụng một lực 398,5 N vào cái thằng thừa lipit kia, bạn ấy đã hao hụt mất 0,5 N, do đó tên thừa lipit kia sẽ không chuyển động theo định luật kia.
THẬT TIẾC CHO ANH BẠN NÀY, GIÁ NHƯ BUỔI SÁNG ANH ĂN MẸ NÓ 3 QUẢ TRỨNG VỊT LỘN ĐI THÌ VỪA ĐỦ LỰC CHO SỰ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG NÀY.
Thế cảm giác bước vào ngưỡng cửa mới,lần đầu bước vào ngôi trường cấp 2 của bạn như thế? Lớp 6 đầy sự bỡ ngỡ,có người bạn mình chơi chung và có cả những người mình chưa tiếp xúc bao giờ lại học chung lớp với mình? Cũng như bạn nói,chuyển trường khác cũng y như vậy đấy. Không cần lo lắng chi cả,bạn là học sinh mới thì cứ bảo là học sinh mới. Thấy các bạn khác thân thiện thì mình cũng nên bắt chuyện chào hỏi các bạn đấy,đối với mình thì bạn cứ tự nhiên thân thiện vậy ấy. Dù sao các bạn cũng sẽ là bạn cùng lớp nên không lâu thì bạn sẽ hợp với môi trường học mới này thôi :)) đừng lo lắng quá
mk đã chuyển trường rồi nên mk cũng hiểu,khi các bạn nhìn chằm chằm vào bạn thì bạn đừng nhìn lại, bạn chờ đến lúc ra chơi ấy nếu có bạn hỏi thì bạn cứ nói như bình thường, tự tin lên. hoặc bạn có thể nở mội nụ cười duyên chẳng hạn. bạn nên nói chuyện với những bn khác để gần gũi hơn nhé. mình thì mình hỏi tên mấy bạn ấy , đại loại như vậy.
TỰ TIN LÊN !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
bài làm thế này có được không
Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh - Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh (HS) nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.
Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: “Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy.”
Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,…
Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: “Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường”.
Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trao thể thao,… . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.
Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.
Là một HS giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: “Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp”. Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: “Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều”.
Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: “Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn.”
Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực “vượt lên trên hoàn cảnh” cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể … Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...
câu đúng là
Tuy nhà em nghèo nhưng em vẫn cố gắng vươn lên trg học tập.