K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2023

A. Năm lên mười, bà cải trang thành nam giới để được đi học. 

4 tháng 10 2023

B. Vua nhà Mạc và vua nhà Lê đều mời bà vào dạy học trong cung. 

2 tháng 10 2023

HS kể lại câu chuyện 

31 tháng 10 2024

Tự làm đi

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:Can vuaĐầu năm 1467, vua Lê Thánh Tông ban bố mẫu binh khí mới. Nhưng chưa được bao lâu, nhà vua lại cho thay bằng mẫu khác. Quân sĩ thấy lệnh vua mỗi lúc một khác thì phàn nàn.Trong quân bấy giờ có một người lính tên là Văn Lư bèn dâng thư can vua. Thư viết: “Tháng giêng năm nay, Bệ hạ vừa ban mẫu để quân sĩ theo đó mà...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Can vua

Đầu năm 1467, vua Lê Thánh Tông ban bố mẫu binh khí mới. Nhưng chưa được bao lâu, nhà vua lại cho thay bằng mẫu khác. Quân sĩ thấy lệnh vua mỗi lúc một khác thì phàn nàn.

Trong quân bấy giờ có một người lính tên là Văn Lư bèn dâng thư can vua. Thư viết: “Tháng giêng năm nay, Bệ hạ vừa ban mẫu để quân sĩ theo đó mà chế tạo binh khí. Nay, Bệ hạ lại ra lệnh thay đổi mẫu. Như thế là chính lệnh bất thường.”

Nhà vua không bằng lòng, sai các quan đến trách Văn Lư.

Quan thị lang Lương Như Hộc bảo:

- Nhà ngươi chỉ là một tên lính thường, cớ sao dám lạm bàn chuyện quốc gia đại sự?

Văn Lư khẳng khái trả lời:

- Chính lệnh mỗi lúc một khác thì quân dân oán thán, việc nước sao yên được? Ông là cận thần mà không dám can vua. Nếu Lư này cũng không nói thì làm sao vua biết sai mà sửa?

Theo Nguyễn Khắc Thuần

- Chính lệnh bất thường: mệnh lệnh mỗi lúc một khác

- Thị lang: chức quan đứng thứ hai ở một bộ

- Chuyện quốc gia đại sự: chuyện lớn của đất nước

- Cận thần: vị quan gần gũi với vua

- Lạm bàn: bàn việc không phải của mình

1. Vì sao quân sĩ phàn nàn về lệnh của nhà vua?

a. Vì lệnh vua mỗi lúc một khác.

b. Vì vua bắt chế tạo binh khí.

c. Vì vua bắt chế tạo binh khí mới.

2. Ai dâng thư can vua?

a. Một quan cận thần. b. Một người lính thường. c. Một người dân thường.

3. Quan thị lang mắng người lính thế nào?

a. Là lính mà không chịu chế tạo vũ khí mới.

b. Là lính thường mà không chịu làm theo lệnh vua.

c. Là lính thường mà dám lạm bàn chuyện quốc gia đại sự.

4. Người lính trả lời quan thị lang thế nào?

a. Trách vua ban lệnh mỗi lúc một khác để quân sĩ phàn nàn.

b. Bảo vệ ý kiến của mình và trách quan không dám can vua.

c. Xin lỗi vì là lính thường mà lạm bàn chuyện quốc gia đại sự.

5. Theo người lính, ai được quyền can vua?

a. Tất cả mọi người đều có quyền can vua.

b. Chỉ các quan cận thần mới có quyền can vua.

c. Chỉ người lính tên là Lư này mới có quyền can vua.

Bài 2: Qua hành động, lời nói của quan thị lang và người lính, em nhận xét gì về tính cách của mỗi người?

- Quan thị lang:

- Người lính:

1
11 tháng 9 2021

bài 1:

1.A   2.B  3.C  4.B  5.A

bài 2:

-Quan thị lang: E dè, sợ sệt, coi thường người khác

-Người lính: trung trực, dũng cảm, đứng về lẽ phải

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn.b. Ý chính của mỗi đoạn văn là gì?c. Tìm câu nêu ý chính của mỗi đoạn. Câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn? Đoạn 1Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ. Người thì xén bớt cỏ để làm sản nhảy, người thì kê ghế dài xung quanh bãi cỏ đã xén gọn. Bên này,...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn.

b. Ý chính của mỗi đoạn văn là gì?

c. Tìm câu nêu ý chính của mỗi đoạn. Câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn? 

Đoạn 1

Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ. Người thì xén bớt cỏ để làm sản nhảy, người thì kê ghế dài xung quanh bãi cỏ đã xén gọn. Bên này, hai bạn nhanh nhẹn nhất đang dựng một cái lầu để biểu diễn nhạc. Bên kia, mười tay đàn xuất sắc đã lập thành một dàn nhạc và chơi thử ngay tại chỗ. 

(Theo Ni-có là Nô xốp)

Đoạn 2

Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

(Theo Vũ Tú Nam)

1
16 tháng 9 2023

Tham khảo

a. Cả 2 đoạn văn gồm các câu viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.

b. Ý chính của mỗi đoạn văn:

- Đoạn 1: Đoạn văn miêu tả các hoạt động của mọi người đang chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.

- Đoạn 2: Đoạn văn miêu tả hoạt động của ong vàng, ruồi, sâu róm, chim sâu,… đang diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

c. Câu nêu ý chính của mỗi đoạn:

- Đoạn 1: Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.

Câu văn nằm ở đầu đoạn văn.

- Đoạn 2: Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

Câu văn nằm cuối đoạn văn.

* Ghi nhớ:

- Mỗi đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.

- Câu chủ đề là câu nêu ý chính của đoạn văn, thường nằm ở đầu hoặc ở cuối đoạn.

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim hoạ mi,... hoá thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị.... Nhân vật thầy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim hoạ mi,... hoá thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị.... Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn hiện mãi trong tâm trí tôi.

(Tùng Anh)

a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn trên? Tìm câu trả lời đúng. 

A. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc.

B. Thuật lại diễn biến buổi thi nhạc trong câu chuyện.

C. Tả hình dáng, điệu bộ của các nhân vật trong câu chuyện.

b. Câu mở đầu đoạn văn cho biết điều gì?

c. Người viết yêu thích những gì ở câu chuyện? Từ ngữ, câu văn nào cho biết điều đó?

G: 

d. Câu kết thúc đoạn nói gì?

1
16 tháng 9 2023

Tham khảo

a. A. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc.

b. Câu mở đầu đoạn văn nêu lên chủ đề của đoạn: lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc là do câu chuyện cuốn tác giả vào thế giới đầy thú vị.

c. Người viết yêu thích các nhân vật của câu chuyện và tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng. Từ ngữ, câu văn cho biết điều đó: tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,…

d. Câu kết đoạn nói lên tình cảm và ấn tượng của nhà văn với các nhân vật trong truyện.

18 tháng 1 2022

cảm ơn bn nha

21 tháng 9 2023

A. Khen tranh của Bống vẽ rất sinh động, tự nhiên.

Chọn A.

30 tháng 9 2023

- Tên người:Nguyễn Hiền, Trần Thái Tông

- Tên địa lí: Dương A, Nam Thắng,Nam Trực, Nam Định