K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2021
Câu 7:B Câu 8:B K cho mình nha bạn
9 tháng 4 2018

a) +) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: nói lên sự yêu thương, tình hy sinh, nhường nhịn, lo lắng cho con của người mẹ

+) Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: vai trò sự đảm đang, chịu khó của người phụ nữ trong một gia đình nghèo cũng như khi đánh giặc thì phải cần có người tài, không quản khó nhọc giúp nước

+) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: nói lên sự anh dũng của người phụ nữ trước cảnh nước mất, nhà tan, đất nước lâm vào cảnh loạn lạc.

b) +) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn- một câu tục ngữ không chỉ cho ta một cảm giác thật thân thuộc đối với mỗi người, mà nó còn cho ta thấy được tình thương của mẹ đã giành cho chúng ta.

+) Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi- một trong những câu tục ngữ nói về người phụ nữ đã làm lay động không biết bao nhiêu con tim khi đọc phải nó.

+) Khi đất nước lâm vào cảnh loạn lạc, đã có không biết bao nhiêu nữ anh hùng đã đứng lên bảo vệ tổ quốc, hi sinh cả tấm thân này, như: Võ Thị Sáu, hai Bà Trưng, Bà Triệu,.. Tất cả các vị đó đều xứng đáng cho câu " Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".

c) - NHưng từ ngữ nói lên phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam là: hiên ngang, chịu thương, chịu khó, trung thủy một dạ một lòng, hiền hậu, ...

9 tháng 4 2018

a) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con).

- Lòng thương con, đức hi sinh của người mẹ.

b) Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Đất nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi).

- Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.

c) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc).

- Phụ nữ dũng cảm, anh hùng. 

Người phụ nữ Việt Nam nào cũng yêu thương chồng con, luôn nhường nhịn, giàu đức hi sinh, thật đúng như lời tục ngữ: “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn”.

-   Nữ anh hùng út Tịch là minh chứng hào hùng cho câu tục ngữ: “Giặc đến nhà, đàn bà cùng đánh”.

Lúc gặp vận rủi, nhờ vợ đảm đang, một mình chèo chống, mọi việc cuối cùng cũng tốt đẹp, người chồng mới thấy: “Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi

14 tháng 11 2018

a, đồng âm

b, đồng nghĩa

c, đồng âm

d, đồng âm

e, đồng nghĩa

g, nhiều nghĩa 

Học tốt nhé !

10 tháng 5 2018

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

-     Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

10 tháng 5 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.


 

Bài 1: Phân tích thànhphần các câu sau.  Khoanh vào chữ cái đặt trước câu ghép?         a.Tảng sáng, vòm trời cao, xanh mênh mông.            b.Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.            c.Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.Bài 2:...
Đọc tiếp

Bài 1: Phân tích thànhphần các câu sauKhoanh vào chữ cái đặt trước câu ghép?

         a.Tảng sáng, vòm trời cao, xanh mênh mông.

            b.Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.

            c.Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.

Bài 2: Xác định CN, VN,TN, trong các câu văn sau:

 Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.

 Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Hằng  cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy.

Bài 3: Từ “đánh” trong câu nào đ­ược dùng với nghĩa gốc:

a. Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan.

b. Bạn Hùng có tài đánh trống.

c. Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hư­ớng.

d. Bố cho chú bé đánh giày một chiếc áo len.

Bài 4: Dòng nào chỉ gồm các động từ?

a. Niềm vui, tình yêu, tình thư­ơng, niềm tâm sự.  

b Vui t­ươi, đáng yêu, đáng th­ương, sự thân th­ương.

c. Vui t­ươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự.    

d. Vui chơi, yêu th­ương, thư­ơng yêu, tâm sự.

Bài 5: Câu “Mùa đông , cây trụi hết lá , chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành màu hồng chói như hàng trăm chiếc đèn lồng cứ phập phồng thở lửa giữa sương giá” là câu đơn hay câu ghép? ………………………….................................................................

Bài 6:  Từ " vàng" trong câu: " Giá vàng trong nư­ớc tăng đột biến" và "Tấm lòng vàng" có quan hệ với nhau nh­ư thế nào?

     A. Từ đồng âm.                   B. Từ đồng nghĩa.

     C. Từ nhiều nghĩa.              D. Từ trái nghĩa.

Bài 7: Thành ngữ, tục ngữ nào dư­ới đây không nói về tinh thần hợp tác ?

a.  Kề vai sát cánh.                                     b. Chen vai thích cánh.

     c. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.         d.  Đồng tâm hợp lực.

Bài 8: Trong câu sau:

"Một vầng trăng tròn to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa." Có mấy quan hệ từ? đó là những quan hệ từ nào?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài 9: Trong những câu nào dưới đây, các từ sườn , tai mang nghĩa gốc (Ghi G), và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển (Ghi C).:

a) Sườn: - Nó hích vào sườn tôi.

              -  Con đèo chạy ngang sườn núi.

              - Tôi đi qua phía sườn nhà.

              - Dựa vào sườn của bản báo cáo…

b) Tai:    - Đó là điều mà tôI mắt thấy tai nghe.

              - Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.               

Bài 10: Xác định nghĩa của các từ in đậm trong các cụm từ, câu dưới đây,  từ nào mang nghĩa gốc (Ghi G) , từ nào mang nghĩa chuyển (Ghi C).

a) Lá :      - bàng đang đỏ ngọn cây.

                - khoai anh ngỡ lá sen

                - Lá cờ căng lên vì ngược gió

                - Cầm thư này lòng hướng vô Nam

b) Quả :   -  Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao

                - Quả cau nho nhỏ ; cái vỏ vân vân

                - Trăng tròn như quả bóng

                - Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta

                - Quả hồng như thể quả tim giữa đời

Bài 11: Em hãy viết bài văn tả một người thân của em đang làm việc (mẹ đang nấu cơm, bố làm việc trên máy tính, ông đọc báo, bạn học bài, hoặc nhảy dây,...)           

0
6 tháng 9 2018

cái cổ áo

con ngựa

con tme

lak mẹ người bé

Cái cổ áo

Người chết

Tem thư

Mẹ của đứa bé

a,Cây bị đổ gió thổi mạnh

b,Trời mưa nên đường trơn

c,Bố mẹ sẽ thưởng cho em nếu em học giỏi

d,nhà xa nên bạn Tiến thường đi học muộn

16 tháng 3 2020

hãy thay quan hệ từ trong từng câu bằng quan hệ từ khác để có câu đúng 

a. cây bị đổ nên gió thổi mạnh \(\rightarrow\)

b. trời mưa và đường trơn \(\rightarrow\)Nên

c. bố mẹ thưởng cho em một hộp màu vì em học giỏi \(\rightarrow\)Nếu

d. tuy nhà xa nhưng bạn tiến thường đi học muộn \(\rightarrow\)Do - nên

# HOK TỐT #

31 tháng 10 2019

14, danh từ là: gia đình tôi, dòng sông, loài người.

13, từ nhiều nghĩa gồm: đậu, vàng.

Học tốt~♤

14) 

Những danh từ là : gia đình tôi , dòng sông lớn , loài người.

13) 

Dãy câu có từ nhiều nghĩa là :

a) Bố em thích ăn xôi đậu. Anh em không thi đậu.

18 tháng 3 2020

+ bác(1) : dùng để xưng hô.

bác(2) : Cho trứng đã đánh vào chảo, quấy đều cho sền sệt.
+ tôi(1) : dùng để xưng hô.

tôi(2) : thả vôi sống vào nước cho nhuyễn ra dùng trong việc xây dựng.

+ la(1) : mắng mỏ, đe nẹt.
la(2) : chỉ con la.

+ giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn.
giá(2) : giá đóng trên tường ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá.
+ giá(1) : giá tiền một chiếc áo.
giá(2) : đồ dùng để treo quần áo.

Học tốt

18 tháng 3 2020

a, bác : là từ để chỉ những người nhiều tuổi hơn bố hoặc mẹ hoặc có thứ bậc cao hơn quan hệ họ hàng

    bác trứng là từ dùng để chỉ hành động cho đang rán trứng

CÂU KHÁC TỰ LÀM