K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2016

Phép nghệ thuật tu từ có trong đoạn văn trên là:Nhân hóa.

Được thể hiện ở từ ngữ, câu văn là:+con chim lớn khẽ nhích ra ngoài

                                                              +tia nắnấm vừa vặn rơi

                                                              +con chim đang ngái ngủ

Tác dụng của biện pháp tu từ đó là:Làm cho đoạn văn thêm sinh động hơn. Làm cho người đọc,người nghe cảm nhận thấy rằng con chim, tia nắng cũng có tâm hồn, linh hồn riêng của chúng.

 

13 tháng 8 2016

Gợi ý:Trời đang mát mẻ thì bỗng nhiên trời chuyển gió(tả cây cói :nghiêng ngả,bầu trời:đen thẫm,sấm chớp xé nát bầu trời..........nói chung tả khung cảnh lúc đó)

Riêng mẹ con nhà chim hối hả rời đi  chỗ trú

Mẹ chim rất vất vả bay ngược bay xuôi đi tìm chỗ ẩn náo(vừa cõng chim con gió thổi mạnh ngược chiều làm chim mẹ rất mêt)

.......(tự nhĩ nha0

24 tháng 8 2017

trời mưa ngày một to hơn, gió thổi ào ào ngoài những bụi cây, những tiếng sấm cứ tiếp đuôi nhau nổ vang lên như đang rất dận dữ. Nhưng điều đó hầu như là tôi chẳng cảm thấy gì vì tôi được ngồi trong một ngôi nhà ấm áp, ăn những đồ ăn ngon và nóng hổi, không khí đó mới đầm ấm và hạnh phúc làm sao. Khi ăn xong mẹ tôi nói tôi ra đóng cửa sổ, tôi chạy lại bên cạnh cánh cửa, nó thật là khó đóng làm sao, những giọt nước mưa cứ ùa ùa tuôn vào khuôn mặt tôi. Rồi tôi chợt nhìn thấy trên cái cây cạnh cửa sổ có một tổ chim, hai chú chim, chim mẹ và chim con dường như đang rất lạnh, chim mẹ dang đôi cánh của mình ra, ôm chầm lấy con và cuốn chặt con nằm gọn trong lồng ngực ấm áp của mình,chim mẹ cứ thế mà đón nhận lấy hết những cơn gió lạnh buốt, những giọt mưa ướt át và những gì tồi tệ nhất của cơn bão. Tại sao nó lại làm vậy? Tại sao ư?.... Vì nó là một người mẹ, có thể hi sinh cho con của mình kể cả phải đánh đổi cả tính mạng.
Sau cơn mưa trời lại sáng, khi những tia nắng ấm áp đầu tiên chiếu xuống những tán lá, những ngọn cây và chiếu xuống cả tổ của hai mẹ con chim nhỏ. Chim mẹ rũ đôi cánh ướt át của mình và bay ra ngoài đón những món quà mà thiên nhiên ban tặng, còn chú chim con, chú vẫn nằm yên, nhìn chú ngủ thật là ngon, và bạn biết đấy đôi cánh của chú vẫn khô nguyên vì bao nhiêu sự lạnh lẽo mà chú đáng ra phải chịu đã được đôi cánh của mẹ chú hứng chịu cả rồi.

Chúc bạn học tốt

24 tháng 6 2018

1 con vì 3 con kia bay đến nhưng có đậu lên cây đâu.

Sẽ ngồi ôn lại kỉ niệm xưa ...híc híc...ngồi sụt sịt...

ủng hộ nhé~~

24 tháng 6 2018

2 con chim 

nhắn tin với họ hoặc đi gặp họ luôn

mik nha

27 tháng 9 2018

Biết mỗi câu 1,bà ta ko nhìn thấy dấu chân vì bà ta đang đi GIÀY trên CÁT =>ko có dấu chân

Câu 1: Đố mọi người có một người phụ nữ bà ta mang giày đi trên cát. Hỏi sao bà ấy không thấy dấu chân?
Câu 2: Trên cây có 100 con chim, hỏi làm cách nào để mang 100 con chim đó về nhà mà không làm đàn chim bay đi?
Câu 3: Đố bạn chữ đầu và chữ cuối Bảng chữ cái là gì khi thêm sắc?

Trả lời :

Câu 1 : Vì bà ấy mang giầy cho nên chỉ thấy dấu giầy thôi .

Câu 2 : Có thể cây đó là cây trong nhà của bạn nên ko cần mang về làm chi cho mệt .

Câu 3 : Bí

27 tháng 5 2016
* Ý nghĩa
      Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỷ được coi là văn bản hay nhất (trong số những văn bản khác) nói về thiên nhiên và môi trường vì lẽ:
- Tác giả đã viết với tất cả tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
- Tác giả bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, và muôn thú đối với con người.
- Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây:

  • Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái.
  • Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên.
  • Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái: Khí hậu, thuỷ điện v.v...
  • Tác động vào cân bằng sinh thái.
  • Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái

Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỷ lệ P/Rằ 1; P/Bằ 0. Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình bằng cách tạo ra hệ sinh thái có P/R > 1 và P/B > 0. Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm). Các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Ðể duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.

Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên

Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v.... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Ðồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v...

Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái

Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:

  • Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...
  • Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.
  • Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
  • Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.

Tác động vào cân bằng sinh thái

Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:

  • Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
  • Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
  • Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
  • Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.
  • Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v...
 
28 tháng 5 2016

Ý nghia mik có bt đôi chút rồi nhưng cái phần "Emhãy đóng vai 1 tác giả viết 1 bức thư kêu gọi con người trước thảm họa ngày hôm nay" Mik ko lm đc

26 tháng 1 2018

Ba con chim bay đến là bố con chim bay đến

Tỷ tỷ con chim bay đến là chị con chim bay đến

Tất cả có three con chim trên cành cây

26 tháng 1 2018

Có 3 con

Vì lúc đầu có 1 con

Ba con chim: bố của con chim

Tỷ tỷ con chim: chị con chim 🐦

12 tháng 6 2016

con trai có ngọc

12 tháng 6 2016

câu 1: khói của  tàu điện sẽ ko bay về hướng nào cả vì tàu điện đâu có khói

Câu 2: Người chết nghỉ thở( sống)

Câu 3: con trai có ngọc là quý nhất

27 tháng 7 2016

Mô tả
Ba khía một loài họ cua có càng to, là loại còng biển, do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía[3], ba khía họ cua, trên mu (lưng) có ba gạch (khía) nên gọi như vậy. con nhỏ, gạch nhiều (gạch son màu đỏ, gạch bùn màu xám), thịt chắc (ngắt càng ra thịt không dính lại ngoe, càng). Ngon nhất là loại đang ôm trứng. Không nên chọn con to vì nhiều khả năng sẽ ốp [3][4]

Tập tính
Mỗi năm ba khía chỉ "hội" (tập trung) một lần vào 3-4 đêm của tháng 10,vào mùa nước lên, khi những hang dày đặc của chúng dưới gốc đước, gốc mắm bị chìm trong nước, ba khía phải leo lên những rễ cây để trú ẩn và giao phối và vì trời mưa nên chúng có nguồn thức ăn dồi dào nên xuất hiện nhiều. Hằng năm vào mùa con nước lên (khoảng tháng 8 đến 10 âm lịch), khi những hang ổ dày đặc dưới gốc cây đước, cây mắm bị chìm trong nước, ba khía phải bò lên thân và rễ cây để trú ẩn. Thời điểm này cũng là mùa ba khía hội (vào con nước 30 âm lịch)[2].

Với con người
Khai thác
Để bắt ba khía người dân Nam bộ phải ngủ rừng, ăn cơm bờ bụi, chịu đựng môi trường khắc nghiệt nhiều đĩa, vắt, muỗi. Đi “làm ba khía” được xem là "nghề hạ bạc của con nhà nghèo".[3][4] Để bắt ba khía, trước đây vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, người dân ven biển miền Tây đem thau, thùng cùng đèn đuốc đi soi ba khía bắt cặp từng chùm trên các cây bần, cây mắm. Để thu hoạch nhiều, người ta dùng tay mang bao da gạt hoặc lấy rổ cào chúng vô vật đựng.

Bây giờ ba khía hiếm, để bắt ba khía, khi đêm xuống thủy triều lên, với bao tay dày, đèn chiếu sáng trước trán, người ta đi dọc bãi bùn tìm bắt nơi các gốc đước khi chúng rời hang kiếm ăn hoặc thò tay vô hang bắt, thậm chí câu hoặc dùng bẫy bắt chúng, để bắt chúng dễ dàng, không bị kẹp, là chụp thật nhanh và mạnh. Nếu không bạo lực một chút, con ba khía sẽ vẫy vùng, rồi kẹp “trối” người bắt và sẽ "thí càng", chạy thoát thân[5].

Ẩm thực
Giá trị kinh tế của con ba khía ngày xưa không cao, và chỉ có một cách chế biến duy nhất là muối làm mắm ba khía, con ba khía thường hiện diện với món mắm xương nhiều hơn thịt. Đây có thể nói là món ăn đặc trưng của miền Tây, không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày. Ngày nay do nhu cầu ẩm thực gia tăng, ba khía được các chuyên gia ẩm thực chế tác. Từ nhiều năm nay dân miền Tây thưởng thức ba khía sống bằng nhiều món khoái khẩu. Nhưng trước đó ở đất này người ta chỉ thuần ăn ba khía muối. Muốn ăn ba khía không gì khó, chỉ việc tách mai, lặt bỏ phổi, rửa nước nóng rồi tách từng ngoe ra trộn với tỏi, ớt, giấm (hoặc chanh), đường. Để chọn ba khía, người ta bẻ ngoe, thấy đầy thịt là ngon. Còn ngoe trống rỗng là ba khía muối lâu ngày tiêu hết thịt, có khi là con bị “bủng”, có mùi. Cái ngon của ba khía trộn là thấy ngay vị muối mặn, vị chua chanh, vị ngọt đường, vị cay ớt, vị tỏi nồng[6].

Văn hóa
Hình cảnh con ba khía thân quen với người dân vùng sông nước miền Tây. Ba khía được nhắc đến trong dân ca: "Tháng bảy nước chảy Cà Mau/Tháng mười ba khía, hội kéo nhau đi làm/U Minh, Rạch Gốc, rừng tràm/Muỗi kêu kệ muỗi tao ham ba khía rồi". (Dân ca)[3] ngoài ra có còn hiện diện trong bài hát "Anh ba khía" do ca Kết quả hình ảnh cho con ba khía là con gì

27 tháng 7 2016

Cảm ơn bn đã giúp mk nha! yeu

27 tháng 2 2016

    Thế giới có hơn 6 tỉ người nhưng danh nhân văn hoá là con số đếm được trên đầu ngón tay. Và trong số đó lại càng hiếm hơn những người là danh nhân văn hoá kiệt xuất. Nước Việt Nam của chúng ta tự hào vì đã có một con người như thế. Người là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Bác Hồ giản dị muôn vàn kính yêu của mỗi chúng ta.
  

     Bác đã từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng của thơ và nhạc. Hình ảnh Bác vị lãnh tụ kính yêu từ cuộc đời thật bước vào tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ lạ kì: vừa giản dị, gần gũi vừa vĩ đại thiêng liêng. Hình ảnh Bác là bất tử, là bài ca không bao giờ tắt trong dòng văn học Việt Nam.

Hình ảnh Bác thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc. Thơ ca Việt Nam theo chân Người trong cuộc ra đi tìm đường cứu nước rồi đến khi Người trở về Tổ quốc thân yêu, ít có nhà thơ nào lại viết được hay như Minh Huệ. Cảm xúc về cuộc hành trình của vị lãnh tụ được nhà thơ diễn tả thật xúc động:

     Người cất bước ra đi mà lòng nặng trĩu nỗi buồn chia xa đối với quê hương xứ sở, một cuộc hành trình thầm lặng của một con người mà đầy ý nghĩa lớn lao với lịch sử của một dân tộc. Cái tôi vĩ đại ở Bác đã hoà vào cái "ta" chung của dân tộc, đối lập với những "cái tôi" bé nhỏ tầm thường:

     Và sau những tháng năm cay đắng, khổ tận đã đến ngày cam lai, Người đã tìm ra con đường, tìm ra chân lý sống còn cho cả dân tộc

      Trong niềm xúc động nghẹn ngào vì đã tìm ra ánh sáng của con đường cách mạng mà Người đã cố kiếm tìm, Bác đã reo lên với nhiều cảm xúc vui mừng khôn xiết. Từ lời kể chân thành giản dị của Người

       

Còn niềm sung sướng nào hơn niềm sung sướng này? Còn sự xúc động nào ngọt ngào hơn với Bác như lúc này? Người đã phát hiện ra chỉ có con đường cách mạng vô sản mà luận cương của Lên-nin đã chỉ ra mới đem lại hạnh phúc ấm no cho dân tộc. Vậy là dân tộc Việt Nam đã có ánh sáng thái dương đem áng sáng lí tưởng cách mạng soi rọi cho triệu triệu người, là biểu hiện của nỗi khát khao độc lập vô bờ của nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cảm xúc của Bác lắng đọng trong từng câu chữ của Chế Lan Viên và hình ảnh Bác trong "Người đi tìm hình của nước" thật vĩ đại, là ước vọng của tự do, độc lập của các dân tộc khắp năm châu.

Không chỉ thế, hình ảnh Bác với tình thương bao la của mình là đề tài chủ yếu của thơ ca Việt Nam. Với toàn thể nhân dân, tình thương của Bác thể hiện thật sâu sắc. Minh Huệ đã phản ánh điều này trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" rất chân thực.

"Rồi Bác đi đêm chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng."

Đó là sự chăm sóc ân cần với những người chiến sĩ. Còn đây là tình cảm của Người đối với đoàn dân công vất vả, thiếu thốn, chịu đựng gian khổ khó khăn vì cuộc kháng chiến dân tộc:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chân

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau.

                                                                                 (Đêm nay Bác không ngủ)

Tình thương của Bác thể hiện ở nhiều cung bậc khi là sự "nóng ruột' bồn chồn không ngủ được vì lo cho bộ đội, dân công, khi lại thao thức năm canh vì lo vận mệnh đất nước. Đặc biệt tình cảm Bác dành cho đồng bào Miền Nam thật sâu nặng nghĩa tình. 

 

 

    

27 tháng 2 2016

http://choiphongthuy.com/cam-tuong-cua-em-khi-doc-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu-cua-minh-hue-18-3082.html

vô đó đi nha mk ngại viết lắm