Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông trở về làng vào một buổi chiều có rất nhiều mây trắng. Ngôi nhà ngày xưa của gia đình ông bây giờ trông thật thảm thương: mái tranh thấp lè tè, chân vách đất đã bục nham nhở trơ ra những cọng rơm, lu nước bên cây chuối bị đứng nghiêng với cái miệng mề xanh rêu… Ông bước vào nhà. Trong nhà, hai bà cháu đang ăn cơm. Người bà ngoài tám mươi mắt loè nhoè không nhận ra con rễ. Đứa cliảu chào ông bằng tiếng chào đối với người khách lạ. Khi nghe tiếng nói hơi quen bà bỗng nhận ra là đứa con rễ đã trở về, đôi đũa rơi xuống mâm cơm từ tay bà, niềm vui ánh lên trong đôi mắt nhạt nhoà nước của bà. Trong khi đó, đứa con bỏ ra gốc ổi sau vườn ngồi một mình…
Tham khảo
Lê Quang Thạc, con của mẹ Nhi và ba Quang, là một cậu bé đặc biệt. Tên cậu là dấu ấn cho sự kiện kỷ niệm việc ba mẹ cậu đều bảo vệ thành công luận án thạc sĩ. Thế nhưng khi 10 tháng tuổi, Thạc lại có những biểu hiện bất thường so với bạn bè đồng trang lứa và được chẩn đoán mắc phải một bệnh về não hiếm gặp. Mẹ Nhi của cậu đã khóc rất nhiều và thậm chí phải đưa con đi xét nghiệm lần hai vì không tin nổi vào kết quả. Các tài liệu y khoa còn thống kê rằng những đứa trẻ mắc phải căn bệnh này thường không sống quá 10 tuổi.
Hai vợ chồng chị Nhi mang con đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều không có kết quả. Nhưng họ vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc, vì cho dù mọi cánh cửa có khép lại với đứa con trai nhỏ thân yêu thì ba mẹ vẫn luôn là chỗ dựa vững vàng nhất cho con. Chị Nhi quyết định từ bỏ sự nghiệp đang rộng mở và tạm dừng mọi ước mơ để ở nhà chăm sóc Thạc. Chị mở một quán chè nhỏ với mong muốn mỗi người khách đến quán ăn sẽ mang lại niềm vui cho Thạc và giúp cậu cởi mở hơn.
Thấy vợ tất bật với việc chăm con và lo chuyện buôn bán, anh Quang cũng xin nghỉ ở cơ quan và ở nhà phụ vợ đưa Thạc đi khám bác sĩ, đi tập vật lý trị liệu. Rất nhiều người đã hỏi vợ chồng chị Nhi rằng chị có buồn, có tiếc vì sự nghiệp không, chị luôn trả lời rằng không, vì Thạc chính là sự nghiệp lớn nhất của cả ba và mẹ, chỉ cần mỗi ngày được nhìn thấy Thạc lớn khôn và cởi mở là ba mẹ hạnh phúc lắm rồi…
C. Bối cảnh truyện thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả...
Câu chuyện kết thúc song tính bi kịch vẫn tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo. Quả không sai, câu chuyện truyền kỳ kết thúc nhưng hiện thực vẫn còn đau đáu những nỗi niềm thân phận, bi kịch của những người phụ nữ như Vũ Nương vẫn còn tái diễn. Đằng sau cái kết tưởng như có hậu đó vẫn còn ẩn chứa bi kịch. Đó chính là còn bao nhiêu người phụ nữ sẽ nối tiếp sau Vũ Nương khi mà xã hội phong kiến luôn đè nặng, chuyên quyền? Chiến tranh phi nghĩa làm Trương Sinh xa nhà, đi lính khiến cho mối hàm oan của Vũ Nương có dịp phát sinh. Chế độ nam quyền làm những người chồng như Trương Sinh trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, gia trưởng, độc đoán. Chính những điều đó đã giết chết bao thân phận phụ nữ nhỏ nhoi, đức hạnh. Cái kết thỏa mãn ước mơ về công bằng ở đời: người tốt sẽ gặp được những điều tốt. Dường như hiện thực thì không phải lúc nào cũng vậy, bi kịch vẫn còn đó trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bất hạnh dưới chế độ phong kiến hà khắc. Tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu. Do đó tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm.
Phép thế: "cái kết tưởng như có hậu đo vẫn ẩn chứa bi kịch" thế bằng từ "đó" ở câu sau
Thành thần tình thái: Dường như
Câu văn chứa thành phần tình thái: Dường như hiện thực thì không phải lúc nào cũng vậy, bi kịch vẫn còn đó trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bất hạnh dưới chế độ phong kiến hà khắc.
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
Hồi tôi sáu tuổi, cũng vừa lúc phải chuyển đến ở nhà mới. Nhà mặt đường, phố Hàng Bông, mà thực ra cũng chẳng có gì cho tôi phiền lòng. Tôi đã được bà đồng ý cho bế Xanh, bạn mèo dễ thương của tôi theo cùng. Cả ngày tôi chơi với Xanh, chán thì ngồi trước cửa ngắm xe cộ vút qua mà tưởng tượng vẽ vời ra muôn vàn câu chuyện. Đó cũng là một cái thú. Có điều tôi chỉ tự kể cho mình, dẫu đến Xanh muốn cũng không được nghe. Bà biết tôi ưa yên tĩnh nên không bao giờ hỏi gì khi thấy tôi ngồi một mình lẩm bẩm, nhưng lại bảo các bác: “Con bé có vẻ ngơ ngẩn, cô độc”. Vậy sao? Tôi cũng không quan tâm. Tôi chỉ để ý Xanh của tôi trông rất tức cười. Là bởi lẽ trên người “bạn” chả có tí xanh nào, kể cả đôi mắt cũng nâu như bộ lông dày mượt, đuôi ngắn một mẩu và thân hình tròn rất mực. Đây là do tôi “vất vả” nuôi nấng “bạn”, tôi thực là một cô chủ tốt. Cái thú vị nhất là bạn mèo hơn tôi tận bảy tuổi. Chắc vì già, càng lúc bạn càng ít chơi đùa, chỉ cuộn mình trong ổ, hết ngủ lại lim dim, tôi gọi sao cũng không dậy.
Không lẽ tôi cứ mãi phải chơi một mình? Thật là bất ngờ! Một buổi sáng bình minh trời đẹp, tôi chợt tỉnh giấc bởi tiếng “ngoeo ngoeo” lạ tai. Trước mắt tôi là một cô mèo với bộ lông muốt trắng, cái đuôi dài cỡ sáu lần đuôi Xanh và đôi mắt. Đôi mắt đẹp vô cùng, xanh đại dương thăm thẳm. “Mèo mới lớn” (tôi gọi cô nhỏ như vậy) là món quà bà dành cho tôi. Bà gọi cô nhỏ là Va, giống như đặt tên Xanh, là để hoài niệm về Xanh-pê-téc-bua và Mát-xcơ-va, hoài niệm về nước Nga cổ kính, quật cường, tình yêu lớn của đời bà. Những điều này về sau tôi mới hiểu...
Hằng ngày, tôi và Va cùng đùa vui, ném bóng, trốn tìm. Va rất lạ. Có những lúc cô nhỏ nghịch ngợm vô cùng, nhưng nhiều khi từ chối hẳn mọi trò chơi. Va đủng đỉnh dạo khắp nhà, đuôi dựng lên trời trông rất ngộ. Lạ hơn cả là cô mèo nhỏ rất yêu quý Xanh, có lẽ còn hơn cả cô chủ. Thế nhưng Xanh lại ghét Va, xử sự như một bà cô già khó tính. Xanh không cho Va lại gần mình, hễ thấy Va là gầm gừ quàu quạu, rồi luôn ăn phần của Va, mặc đĩa cơm to phần Xanh, hãy còn nguyên.
Rất hiền lành, Va luôn lùi ra để cơm cho Xanh, chỉ khi Xanh đã ăn xong, Va mới sán lại đĩa cơm thừa, nhiều bữa không còn gì, thế là Va nhịn đói. Tuyệt nhiên, cô nhỏ không mon men lại đĩa cơm đầy của Xanh. Rồi nữa, mỗi khi Xanh nằm ngủ thì mặc khi đó đang dạo, đang ăn hay đang chơi với tôi, cô nhỏ phóng tới, nép vào người Xanh, nhắm mắt, Xanh càng gầm gừ, càng đuổi đi, cô nhỏ càng tiến tới làm thân. Thế rồi một lần Xanh cáu quá đã cào vào má Va. Cô nhỏ chạy vụt đi, liền hai ngày bỏ bữa. Ngày thứ ba, thật không ngờ, Xanh lại đi khắp nhà tìm Va, rốt cuộc đã thấy cô nhỏ khoanh mình trong gác xép... Hôm ấy, Va được ăn phần cơm nguyên vẹn, và lại được tựa vào lưng Xanh. Lí ra đã là “từ ngày hôm ấy, tất cả tốt đẹp như thế”. Có điều, trời chỉ cho một ngày...
Ngày Nô-en năm ấy, tôi được tặng quả cầu tròn có tám quả chuông kêu boong boong rất vui tai. Tôi lại cùng Va ném bóng. Cô nhỏ còn vui vì Xanh lắm nên chơi rất nhiệt tình. Va kêu “ngoeo ngoeo”. Tôi cười nắc nẻ. Nhưng rồi, thời gian ngừng trôi, quả cầu bay xa, Va phóng theo. Đây là lòng đường. Xanh lao ra từ trong ổ, đột ngột. K...két... Xôn xao... Tiếng người... Đám đông... Xanh, Va... Muộn rồi! Trước mắt tôi là nước, là mênh mông nước... Tôi lạc trong chân trời, bơ vơ giữa thinh không, vô tận. Tôi chạy mãi, mồ hôi lấm tấm, người bừng lên như hòn lửa đỏ. Tôi lạc ở giữa sa mạc hoang sơ, môi rớm máu và cổ họng khô họng khô cháy. Tôi uống nước, hòn lửa đỏ biến thành núi băng. Tôi đang đến vùng cực ngập tuyết trắng, không có ai, chỉ một mình đơn độc... Tôi ốm đến một tháng. Mở mắt, Xanh lại giường vuốt vào má tôi, cái chân sau chỉ còn một nửa. Xanh đi chậm tập tễnh. Còn Va, Va đã bay lên Thiên đàng khi mà tôi còn đang lạc trong chân trời vô tận. Va là thiên sứ hay sao, vụt đến, vụt đi. Vội quá! Cô chủ vẫn để hai đĩa cơm đó, Xanh không còn ăn tranh của Va nữa, ổ của Xanh cũng cho Va cùng nằm rồi, sao Va không trở lại? Ăn cơm liếm sữa, chơi với cô chủ, tựa vào lưng Xanh... Va không còn thích nữa sao? Va ơi!
Và đã bỏ tôi, bỏ cả Xanh mà đi. Tôi khỏi bệnh, rồi Xanh thay đổi hẳn. Bạn kéo tôi đi sang nhà hàng xóm. Nhìn thấy những bé mèo con, Xanh xán lại gần, vuốt ve, âu yếm như người mẹ, rồi với một vẻ hãnh diện thả các chú vào lòng tôi, đôi mắt người nhìn dò hỏi. Ánh nhìn ấy là của Va, chính là Va vẫn nhìn tôi, nhìn Xanh như thế. Va của tôi. Tôi ôm Xanh khóc. Tiếng Meo của Xanh trong ánh tà dương, buồn thảm.
Một năm sau, Xanh lên Trời với Va. Tôi vẫn còn nhớ! Một năm cuối cùng ấy, ngày nào Xanh cũng lân la khắp nơi mà cưng nựng những chú mèo con. Nhìn vào mắt Xanh, tôi biết, Xanh muốn tìm hình bóng Va, dù chỉ là chút gì nhỏ bé, mong manh, thậm chí không thực. Xanh mất cũng không phải do ốm. Có lẽ khoảng trống trong lòng quá lớn đã làm trái tim bạn tôi ngừng đập.
Về sau này, tôi cũng không có dịp nuôi thêm chú mèo nào nữa. Cuộc sống hối hả, bận bịu buộc ta phải theo kịp vòng xoay học hành. Thật may là còn có những phút giây đáng giá như giờ đây. Khi tôi đối diện với khoảng trống trĩu nặng vô hình, rồi kể cho tôi, cho bạn nghe một cái gì vẫn còn mãi trên con đường đã qua...
Năm học lớp 4, tôi bị ốm một trận kéo dài 13 ngày. Trước đó một năm, em Trinh yêu thương của tôi đang học lớp 2 bị ốm rồi mất một cách đột ngột. Bà nội bố mẹ tôi và tôi cứ đau buồn mãi. Đêm đêm, bà và mẹ vẫn sờ tay vào trán tôi, lặng lẽ nhìn đứa cháu ốm đau, nước mắt đầm đìa. Bà thở dài và ho rũ rượi.
Dạo ấy, tháng 9 mưa tầm ta kéo dài. Một buổi chiều mưa gió, mẹ đang nấu cháo cho tôi, bất ngờ có một con chim lạ ướt lướt thướt bay vào bếp. "Chim sa, cá nhảy” là điềm gở - mẹ thầm nghĩ thế. Mấy lần bị mẹ đuổi ra, nhưng con chim lạ vẫn kêu thảm thiết, như đứa bé khóc, cứ đi vào. Mẹ nói chuyện đó với bà. Bà vội vàng đi xuống bếp, bắt con chim non đặt lên bàn tay gầy guộc. Con chim sáo mỏ vàng mới ra ràng thì bị gió mưa làm rã cánh. Bà nói với mẹ như tự nói với lòng mình:
- Đây không phải là “chim sa, cá nhảy”. Nó là một em bé mồ côi đang bị tai họa, phải thương nó, phải cứu vớt nó như cứu vớt một con người. Bà nghe nó kêu thê thảm như tiếng gọi của cháu Trinh cơ mà...
Mẹ và bà lấy cơm nguội cho chim ăn và sưởi ấm cho nó. Đói quá, chim ăn một cách ngon lành. Bố đã mượn một chiếc lồng của anh Ca con bác Thuận để nuôi con chim non.
Rất lạ là ngày hôm sau đó, tôi dứt cơn sốt rồi khỏe dần, ăn cháo, ăn cơm, đi lại được từ trong nhà ra sân, ra ngõ. Ba ngày sau, tôi đòi bố mẹ đưa tôi đến lớp. Bà và bố mẹ mừng lắm. Mẹ nói với bà và bố:
- Con chim non này đã mang tin vui, tin tốt lành cho gia đình ta. Ta nên để nuôi và chăm sóc nó...
Mấy ngày sau đó, bố đã mua được một chiếc lồng son tuyệt đẹp ở thị trấn đem về. Con chim non bé bỏng đã trừ thành một người bạn nhỏ quý mến của tôi.
Hôm nào đi học về, tôi cũng bắt cho chú chim non một vài con cào cào, châu chấu. Nó vừa kêu ríu ra ríu rít, vừa ăn một cách ngon lành. Tôi tập cho nó ăn mít chín, ăn chuối, ăn khoai, ăn dường, ăn thịt mỡ... Tôi làm theo đúng điều bà dặn là tập cho chim ăn đủ thứ mặn, ngọt... để nó quen dần, không bay mất.
Chỉ hơn một năm sau, con sáo mỏ vàng đã có một bộ cánh xanh đen biêng biếc, cái đuôi trắng xòe ra như chiếc quạt lụa. Cái mỏ vàng chanh. Cặp mắt tròn óng a óng ánh. Đôi chân bé nhỏ màu nâu, nhảy nhót trông rất ngộ. Sớm sớm, chiểu chiều, con sáo cất tiếng hót véo von.
Sáng sớm nào cũng vậy, tôi mở cửa lồng, chim đã bay một vòng quanh sân, rồi đậu lên bờ tường. Chim cất tiếng hót ríu rít khi bố mẹ dắt xe đi làm, khi tôi khoác cặp sách lên vai đi học. Chim nhảy chân sáo theo bà ra vườn. Trong lúc bà lúi húi hái rau, nhổ cỏ thì chim đi hết luống rau này đến khóm hoa khác bắt sâu bọ. Mỗi lần bắt được một con sâu ngậm vào mỏ, nó liền bay đến trước mặt bà, kêu ríu rít như để khoe, để báo công. Hôm nào cũng vậy, tôi đi học vừa về tới ngõ thì chú ta đã bay ra đón chào. Nó đậu lên vai, nó đậu lên cặp sách, nó hót mừng ríu rít. Hình như nó hỏi tôi: “Hôm nay anh được mấy điểm 10? Bữa nay có con châu chấu, cào cào đặc sản nào không?”.
Ba năm sau, cặp mắt con sáo mỏ vàng đã đỏ rực, tiếng hót khàn khàn. Nó tập nói tiếng người. Tôi trở thành “thầy giáo” dạy nó tập nói. Nó rất sáng dạ. Chỉ một thời gian ngắn nó biết gọi bà: “Bà ơi! Có khách! Có khách!”. Nó đánh thức tôi: “Kỳ ơi! Đi học! Đi học!”. Nó vừa ăn chuối vừa khen: “Ngon! Ngon!”. Bô' mẹ đi làm về, nó vỗ cánh, kêu: “Chào ngài! Chào ngài!”.
Con sáo mỏ vàng thật đáng yêu. Nó là cái đồng hồ báo thức mỗi sáng cho gia đình. Nó đem bao niềm vui cho tất cả mọi người. Nó quyến luyến, nó ân cần, nó quan tâm đến tất cả. Nó quý bà lắm! Bà bị ốm, nó bỏ ăn, suốt ngày đêm quanh quẩn nơi bà nằm. Có bà con nào đến thăm, nó mừng rỡ cất tiếng gọi: “Bà ơi! Có khách! Có khách!”Sáng nay, trời nắng đẹp, con sáo mỏ vàng lại theo bà ra vườn. Mẹ thường nói: “Bà là ân nhân của con chim nhỏ”. Bà thì bảo: “Có con sáo mỏ vàng, cháu bà vừa ngoan vừa học giỏi”. Còn tôi thì thầm nghĩ: “Giá em Trinh còn sống thì năm nay em đã lên học lớp 6 rồi; em sẽ vui sướng biết bao khi có con chim sáo mỏ vàng làm bạn”.