K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

Cách gọi “cậu” vừa ra vẻ tôn kính vừa chăm chọc, mát mẻ.

Trang phục đáng chú ý của cậu cai là cái nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn và kiểu câu định nghĩa “gọi là cậu cai” đã vẽ ra một cậu cai đầy vẻ oai phong rởm đời. Cái nón dấu lông gà là dấu hiệu nhận biết về “quyền lực” ít ỏi của cậu ta. Hình ảnh “ngón tay đeo nhẫn” đã hé mở cho chúng ta thấy cái vẻ hợm của và trai lơ của tên cai lệ này.

Nhưng chưa hết, hình ảnh của cai lệ còn vô cùng thảm hại qua hai câu ca dao cuối: “Ba năm được một chuyến sai. Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”. Thì ra cậu cai chẳng có mọt cái gì đáng quý là của mình cả. Tất cả những gì của hắn mà người ta được biết đều là đồ mượn, là giả dối.

Với lối nói thậm xưng, câu ca dao đã lột trần chân tướng của tên cai lệ. Hắn thực chất chỉ là một tên tay sai hạng bét, đáng cười. Bài ca dao cũng kín đáo thể hiện lời tố cáo của dân gian đối với giai cấp thống trị đương thời. Sự giàu có và sang trọng của chúng không phải do chúng làm ra mà là đi cướp của người khác. Nạn nhân không ai khác chính là tầng lớp nông dân nghèo khó, cơ cực.

2 tháng 1 2022

Những câu hát châm biếm

1 tháng 11 2016

8/ Sông núi nước tam: Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên thể hiện chân lí lớn lao, thiêng liêng nhất của dân tộc VN và thái độ kiên quyết bảo vệ nền độc lập

1 tháng 11 2016

9/ Phò giá về kinh: hào khí chiến thắng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

7 tháng 10 2021

Điểm chung về nghệ thuật của 3 bài ca dao:

* Điểm chung về nội dung:

- Phản ánh các số phận nhỏ bé, bất hạnh, và cuộc đời lận đận, vất vả

- Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, với những số phận con người bị vùi dập trong xã hội xưa

- Lên án tố cáo, đả kích chế độ phong kiến và giai cấp thống trị

* Đặc điểm nghệ thuật

- Thể thơ: đều sử dụng thể thơ lục bát =>Tạo ra những nhịp điệu và vẫn điệu

- Mượn hình ảnh, biểu tượng và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận mình

Cho mình nha

11 tháng 10 2021

Em tham khảo:

- Hai câu đầu của bài ca có kết cấu đặc biệt: Cậu cai nón dấu lông gà/ Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai. Hai câu là hai định nghĩa, đồng thời là hai “dấu hiệu” nhận biết một con người: thứ nhất, cậu cai = nón dấu lông gà (dấu hiệu quyền lực) ; thứ hai: ngón tay đeo nhẫn = gọi là cậu cai (dấu hiệu giàu sang). Hai dấu hiệu này không có nghĩa thông báo về tâm hồn, tính cách hay phẩm chất của đối tượng. Nếu bỏ hai tiếng “cậu cai” đi, trong hình dung chỉ còn chiếc “nón dấu lông gà” (quyền lực) và “ngón tay đeo nhẫn” (khoe của) có vẻ rất trai lơ!

  - Hai câu tiếp theo đối lập về số lượng có tính chất gây cười. Pha một chút phóng đại, chân dung cậu cai được đưa ra châm chọc, mỉa mai, thể hiện thái độ khinh ghét và thương hại của nhân dân.

cảm ơn chị leu

25 tháng 10 2021

Ca dao- dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. + Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc. + Ca dao là lời thơ của dân ca.

27 tháng 9 2021

Bài ca dao đã tái hiện bức chân dung “cậu cai” (người làm chức cai) một cách hết sức sinh dộng và đáng cười:

Cách gọi “cậu” vừa ra vẻ tôn kính vừa chăm chọc, mát mẻ.

Trang phục đáng chú ý của cậu cai là cái nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn và kiểu câu định nghĩa “gọi là cậu cai” đã vẽ ra một cậu cai đầy vẻ oai phong rởm đời. Cái nón dấu lông gà là dấu hiệu nhận biết về “quyền lực” ít ỏi của cậu ta. Hình ảnh “ngón tay deo nhẫn” đã hé mở cho chúng ta thấy cái vẻ hợm của và trai lơ của tên cai lệ này.

Nhưng chưa hết, hình ảnh của cai lệ còn vô cùng thảm hại qua hai câu ca dao cuối: “Ba năm được một chuyến sai. Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”. Thì ra cậu cai chẳng có mọt cái gì đán quý là của mình cả. Tất cả những gì của hắn mà người ta được biết đều là đồ mượn, là giả dối.

Với lối nói thậm xưng, câu ca dao đã lột trần chân tướng của tên cai lệ. Hắn thực chất chỉ là một tên tay sai hạng bét, dáng cười. Bài ca dao cũng kín đáo thể hiện lời tố cáo của dân gian đối với giai cấp thống trị đương thời. Sự giàu có và sang trọng của chúng không phải do chúng làm ra mà là đi cướp của người khác. Nạn nhân không ai khác chính là tầng lớp nông dân nghèo khó, cơ cực.

27 tháng 9 2021

Cảm ơn bạn