">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2017

câu 3:

a) Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là :

(7684 + 9300) × 6100 = 103602400

- Ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiéu hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy là vì lá ngô mọc đứng.

b) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là : \(\dfrac{103602400x25.6x3.3x10^{-3}}{6100x10^2}\) x100% = 0.14%

c) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (0,14%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (chiếm 80 - 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng của lá) vì các phân tử nước ở mép khí khổng bốc hơi nhanh hơn các phân tử nước ở các vị trí khác (hiệu quả mép). Số lượng khí khổng rất lớn, tuy diện tích khí khổng rất nhỏ đã tạo ra khả năng thoát nước lớn cho cây.

11 tháng 10 2017

câu 4:

a. - sức hút nước của TB là khả năng lấy nước từ môi trường và giữ lại trong TB.

- Trong quá trình thẩm thấu TBTV chỉ nhận nước đến mức bão hòa, vì khi đó thành TBTV sẽ sinh ra một lực chống lại sức trương nước T có chiều ngược với ASTT (P) và khi hai áp suất này cân bằng thì nước dừng lại và TB sẽ bão hòa đễ không bị vỡ.

biểu thức tính sức hút của nước: S = P - T

b. S\(_{tb}\) = P - T = 1,7 - 0.6 = 1.1 atm, S\(_{dd}\) = P\(_{dd}\) = 1.1atm

ta có: S\(_{tb}\) = S\(_{dd}\) = 1.1 atm

vậy sẽ có hiện tượng bão hòa, nước sẽ không dịch chuyển vào TB.

c. S\(_{tb}\) = P - T = 1.6 - 0.5 = 1.1 atm > S\(_{dd}\) = P\(_{dd}\) = 0.9atm

vậy có hiện tượng nhược trương nồng độ dd < nồng độ TB, lúc này TB sẽ bị mất nước

d.

2 tháng 5 2016

ko thấy rõ cko lắm pn ơi

2 tháng 5 2016

câu nào không đúng về sự phát sinh sự sống trên TĐ?

quá trình phát sinh sự sống trên TĐ gồm các giai đoạn tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền SH, tiến hoá Sh ( câu này sai chỗ nào v)

18 tháng 12 2016

9B,15D

5 tháng 7 2016

hoc24  trở thành love24 rồi sao mà bạn đang đau khổ về tình yêu ak

5 tháng 7 2016

uk......

20 tháng 10 2017

Các bác cố giúp em nhé, con em nó hỏi mà con chị nó mù tịt sinh, không biết phải thế nào ạ

26 tháng 10 2017

em đăng câu hỏi lên nha! Nhiều b ko có sách bài tập nên ko giúp em được.

13 tháng 9 2016

Theo mình c đúng. 5 sai do đề ko nói rõ là chuyển đoạn cân hay ko cân

15 tháng 9 2017

+ A có sức sống gấp 2 lần a

+ KG Aa có tỷ lệ giao tử A = a = 1/2

suy ra tỷ lệ A = 1/2, a = 1/4 khi tham gia thụ tinh

+ Aa x Aa

(1/2 A : 1/4aa) (1/2A : 1/4a)

KG: 1/4AA : 1/4Aa : 1/16aa

+ KG AA = 100% \(\rightarrow\)KG AA ở F1 = 1/4

+ KG Aa = 75% \(\rightarrow\) KG Aa ở F1 = 1/4 x 75% = 3/16

+ KG aa = 50% \(\rightarrow\) KG aa ở F1 = 1/16 x 50% = 1/32

\(\rightarrow\) Tỷ lệ aa là: 1/32 : (1/4 + 3/16 + 1/32) = 1 : 15

+ Tỷ lệ ở F1 là 15A _ : 1aa

16 tháng 8 2016

bảng này e lấy ở đâu ra vậy, chị thấy công thức số kg tối đa của nst trên y ko có trên x hình như sai thì phải

16 tháng 8 2016

Cách tính số loại kiểu gen:

1)     Gen phân bố trên NST thường: Một gen có m alen (a1, a2, …, am):

Có thể hình dung theo cách:

-        Vẽ một bảng có m+1 cột và m+1 dòng, ghi chữ Alen vào ô đầu tiên ở góc trái bên trên, các alen từ a1 đến am vào dòng đầu tiên và cột đầu tiên như cách ghi vào khung pennet.

Hỏi đáp Sinh học

-        Các ô nằm ở đường chéo có chữ Alen (các ô màu vàng) là các kiểu gen đồng hợp. Có m ô màu vàng → có m kiểu gen đồng hợp.

-        Các ô có màu nằm ở hai bên đường chéo là các kiểu gen dị hợp, kiểu gen dị hợp được lặp lại 2 lần (ở hai bên đường chéo, mỗi ô có 1 ô có màu giống hệt).

-        Ta có: Số kiểu gen đồng hợp (m) + 2 lần Số kiểu gen dị hợp = Tổng số ô có màu = m × m= m2

-        Số kiểu gen dị hợp = (m2 – m)/2 = m(m-1)/2.

-        Số kiểu gen tối đa = Số kiểu gen đồng hợp + Số kiểu gen dị hợp = m + m(m-1)/2=m(m+1)/2.

Xét 2 gen: gen 1 có m alen, gen 2 có n alen.

-        Trường hợp các gen phân li độc lập

+ Số kiểu gen tối đa = Số kiểu gen tối đa của gen 1 × Số kiểu gen tối đa của gen 2 = [m(m+1)/2] × [n(n+1)/2].

+ Số kiểu gen đồng hợp = Số kiểu gen đồng hợp của gen 1 (m) × Số kiểu gen đồng hợp của gen 2 (n) = mn.

+ Số kiểu gen dị hợp = Số kiểu gen tối đa - Số kiểu gen đồng hợp = [m(m+1)/2] × [n(n+1)/2] - mn.

-        Trường hợp 2 gen này nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể thường, ta coi như là 1 gen có m×n alen. Áp dụng trường hợp trên ta có:

+ Số kiểu gen tối đa = mn(mn+1)/2

+ Số kiểu gen đồng hợp = mn

+ Số kiểu gen dị hợp = mn(mn-1)/2

2)     Gen nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y.

-        Xét 1 gen có m alen:

*Kiểu gen XX: giống như gen có m alen trên NST thường

+ Số kiểu gen tối đa = m(m+1)/2

+ Số kiểu gen đồng hợp: m

+ Số kiểu gen dị hợp: m(m-1)/2

* Kiểu gen XY: m.

* Tổng số kiểu gen: m + m(m+1)/2 = m(m+3)/2, trong đó số kiểu gen dị hợp = m(m-1)/2 + m = m(m+1)/2

- Xét 2 gen, gen 1 có m alen, gen 2 có n alen.

*Kiểu gen XX: giống như trường hợp 2 gen nằm trên NST thường, gen 1 có m alen, gen 2 có n alen (coi như có m×n kiểu giao tử X)

+ Số kiểu gen tối đa = mn(mn+1)/2

+ Số kiểu gen đồng hợp = mn

+ Số kiểu gen dị hợp = mn(mn-1)/2

* Kiểu gen XY: m×n (vì có m×n kiểu giao tử X)

* Tổng số kiểu gen: mn(mn+1)/2 + mn = mn(mn+3)/2, trong đó số kiểu gen dị hợp = mn(mn-1)/2 + mn = mn(mn+1)/2

3)     Gen nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên X.

-        Xét 1 gen có m alen:

* Kiểu gen XX: 1

* Kiểu gen XY: m.

* Tổng số kiểu gen: m + 1, trong đó số kiểu gen dị hợp = m.

- Xét 2 gen, gen 1 có m alen, gen 2 có n alen.

* Kiểu gen XX: 1

* Kiểu gen XY: m×n (vì có m×n kiểu giao tử Y)

* Tổng số kiểu gen: mn +1, trong đó số kiểu gen dị hợp = mn.

4)     Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y.

-        Xét 1 gen có m alen:

* Kiểu gen XX: giống như gen có m alen trên NST thường

+ Số kiểu gen tối đa = m(m+1)/2

+ Số kiểu gen đồng hợp: m

+ Số kiểu gen dị hợp: m(m-1)/2

* Kiểu gen XY: m2.

* Tổng số kiểu gen: m2 + m(m+1)/2 = m(3m+1)/2, trong đó số kiểu gen dị hợp = m(m-1)/2 + m2 = m(3m-1)/2

- Xét 2 gen, gen 1 có m alen, gen 2 có n alen.

* Kiểu gen XX: giống như trường hợp 2 gen nằm trên NST thường, gen 1 có m alen, gen 2 có n alen (coi như có m×n kiểu giao tử X)

+ Số kiểu gen tối đa = mn(mn+1)/2

+ Số kiểu gen đồng hợp = mn

+ Số kiểu gen dị hợp = mn(mn-1)/2

* Kiểu gen XY: (m×n)2 (vì có mn kiểu giao tử X và mn kiểu giao tử Y)

* Tổng số kiểu gen: mn(mn+1)/2 + (mn)2 = mn(3mn+1)/2, trong đó số kiểu gen dị hợp = mn(mn-1)/2 + (mn)2 = mn(3mn-1)/2