Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ban đầu, Giăng Van-giăng nói năng bình tĩnh, không chút sợ hãi, mặc dù biết mình đã rơi vào tay Gia-ve, gọi đích danh “Gia-ve” với tất cả sự coi thường, khinh bỉ.
- Sau đó, vì muốn tìm được con gái cho Phăng-tin, Giăng Van-giăng hạ giọng, gọi ông: “Tôi cầu xin ông có một điều...”
- Khi muốn được nói những lời cuối cùng với Phăng-tin, ông thể hiện thái độ cương quyết, nói nhẹ nhàng nhưng đầy uy quyền: “Tôi khuyên anh đừng có quấy rầy tôi lúc này”
- Kết thúc mọi việc, Giăng Van-giăng đã chấp nhận tình thế một cách chủ động, bình tĩnh: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”
⇒ Thái độ và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve liên tục thay đổi nhưng rất phù hợp bởi nó là hệ quả sự tác động của tình huống, từ cách cư xử tàn nhẫn của Gia-ve.
Thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve là một thái độ bình thản, điềm tĩnh nhưng không mất đi sự mạnh mẽ, quyết liệt
- Ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve là những câu nói cộc lốc như tiếng của con ác thú đang gầm, những tiếng quát tháo và dọa dẫm đầy sự man rợ, ghê tởm.
- Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng chứa sự mềm mỏng, nhún nhường và mang theo sự cầu xin nhưng không làm mất đi sự điềm tĩnh.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ đoạn đối thoại của Gia-ve và Giăng Van-giăng ở trang 41.
- Lưu ý sự khác biệt giữa ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng trong cuộc đối thoại đó.
Lời giải chi tiết:
- Ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve là những câu nói cộc lốc như tiếng của con ác thú đang gầm, những tiếng quát tháo và dọa dẫm đầy sự man rợ, ghê tởm.
- Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng chứa sự mềm mỏng, nhún nhường và mang theo sự cầu xin nhưng không làm mất đi sự điềm tĩnh.
Thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng là một thái độ coi thường, khinh thường dành cho một tên tội phạm bị truy nã.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn nói về cái chết của Phăng-tin.
- Lưu ý những từ ngữ miêu tả thái độ của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Giăng Van-giăng đối xử với Phăng-tin rất nhẹ nhàng, mềm mỏng, tràn đầy sự cảm thông và thể hiện sự đáng tin khi hứa sẽ đi tìm con gái cho chị.
- Khi Phăng-tin qua đời, Giăng Van-giăng có thể đã nói: “Tôi chắc chắn sẽ tìm được Cô-dét về cho chị.”
- Thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin:
+ Trước sự hốt hoảng của Phăng–tin khi Gia-ve đến: Trấn an Phăng-tin, quyết tâm tìm đứa con cho chị với thái độ đầy trách nhiệm.
– Khi Phăng–tin chết: Giăng Van-giăng xót thương vô hạn, thì thầm vào tai chị, sửa lại mái tóc cho chị, vuốt mắt cho chị, đặt lên bàn tay chị một nụ hôn.
🡪 Hành động thể hiện thái độ yêu thương của những người cùng khổ với nhau; lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh cứng cỏi ở Giăng Van-giăng.
- Theo tôi, Giăng Van-giăng có thể sẽ nói với Phăng-tin về lời hứa nhất định sẽ tìm được đứa con của chị, an ủi linh hồn của Phăng-tin được yên nghỉ, Phăng-tin sẽ được “đi vào bầu ánh sáng vĩ đại của Chúa”, không còn phải chịu khổ sở nơi trần gian nữa.
- Gia-ve: lớn tiếng, hách dịch, ra lệnh, quát tháo
- Giăng-văn-giăng: thì thầm, khúm núm, nhún nhường
- Thái độ bình thản, điềm nhiên nhưng vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt.
Yếu tố tạo ra tiếng cười:
- Nghêu là ông bói mù nhưng có thói đào hoa. Ông đến nhà tán tỉnh Thị Hến, rồi trốn vào dưới gầm phản khi Đề Hầu đến, lổm cổm bò ra khi nghe Huyện Trìa nói về người tu phá giới thì chỉ có đánh đòn phát lạc. Nếu với Đề Hầu, Nghêu hiện lên sự sợ hãi thì với quan huyện, tuy có sợ nhưng ông cố lấy lòng quan huyện.
- Khi cả 3 người chạm mặt nhau trong nhà Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu và quan huyện đều bẽ mặt. Bởi vì mọi người đến nhà Thị đều có ý đồ xấu. Họ xấu hổ và bẽ mặt trước những người có tiếng trong huyện.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.
- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.
Lời giải chi tiết:
+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:
- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.
- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.
- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.
- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.
+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.
Sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích:
- Trước khi Phăng-tin chết: Giăng Van-giăng có thái độ mềm mỏng, nhún nhường Gia-ve.
- Sau khi Phăng-tin chết: Giăng Van-giăng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, không còn nể Gia-ve như trước. Hành động bẻ gãy thanh giường sắt và lời nói rất nhỏ mang tính đe dọa của anh khiến Gia-ve phải run sợ.
=> Giăng Van-giăng từ sự mềm mỏng có phần nhún nhường đã trở nên quyết liệt, mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, anh đang "lấy lại uy quyền".