Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Do các chính sách của vua đối với người dân, không biết lo đắp đê điều phòng chống lũ, khuyến khích tăng gia sản xuất mà chỉ biết lao vào ăn chơi sa đọa, dẫn đến các quan thần chia bè kéo cánh gây chia rẽ nội bộ triều chính, người dân cực khổ, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân lẫn giặc cướp, tính hình kinh tế sa sút rồi suy sụp.
- Muốn cho một đất nước được hưng thịnh, cần người đứng đầu đấu nước phải làm gương cho quan thần nhân dân, chăm lo thực hiện tốt các chính sách có lợi cho nhân dân, khi đó trên được quan thần thần phục, dưới được dân tin, như thế đất nước ắt sẽ thịnh vượng, kinh tế phát triển.
1. triều đường .
3. các triều đại : ngô , đinh , tiền lê , lý , trần
4.Thời ngô
Trung ương : vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , giúp việc có quan văn quan võ
Địa phương : cử các tướng có công coi giữa các châu quan trọng
Thời lý
Trung ương : đứng đầu là vua , giúp việc có quan đại thần , quan văn ,quan võ
Địa phương : cả nước chia thành 24 lộ dưới lộ là phủ , dưới phủ là huyện , dưới huyện là hương xã
6.những nét độc đáo của cách đánh của lý thường kiệt
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.
-Thành thị trung đại ra đời khiến nhiều mặt hàng thủ công được sản xuất, thợ thủ công đưa hàng hóa đến nơi đông người để buôn bán và lập xưởng sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa ở châu Âu
Thành thị trung đại phát triển khiến các thương nhân cần nhiều nguyên liệu, vàng bạc và thị trường mới nên các cuộc phát kiến địa lý đã ra đời. Trong khi đó, chế độ phong kiến là thứ kìm hãm sự phát triển của xã hội nhưng nhờ các cuộc phát kiến địa lý, nền nông nghiệp ở châu Âu đã được phát triển, dẫn đến chế độ phong kiến bị suy vong
Câu 1:
- Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn do lãnh chúa làm chủ. Trong đó có lâu đài và thành quách,.......
- Đặc trưng kinh tế : Tự cung tự cấp.
Câu 2:
- Nguyên nhân:
+ Do sản xuất phát triển cần nguyên liệu và thị trường
+ Do tiến bộ về kĩ thuật hàng hải, la bàn và kĩ thuật đóng tàu là điều kiện để thực hiện những cuộc phát kiến địa lí
- Kết quả:
+ Mở rộng thị trường
+ Tìm ra những con đường nối liền châu lục
+ Để lại món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản.
Câu 3:
- Nguyên nhân:
+ Do chế độ phong kiến đàn áp
+ Do giai cấp tư sản không có địa vị về chính trị xã hội
- Nội dung:
Đấu tranh khôi phục lại nền văn hoá Hy Lạp, Rô-ma cổ đại đồng thời sáng tạo văn hoá giai cấp tư sản.
1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á
2,
+)Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ (thế kỉ II) đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô-gôn.
+) các thành tựu văn hóa của Ấn Độ:
- có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn
-đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến
-nghệ thuật kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....
+) dùng chữ Phạn viết kinh Vê-đa
+) nổi tiếng là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na
+)đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa là ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ
1. quân dân ta đã chiến đấu và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống .
a) Nguyên nhân thắng lợi -Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều. -Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc. - Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt. - Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động... b) Ý nghĩa lịch sử - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao. - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
KO đc sang xâm lược nước khác ko thì pay màu
mik đùa thui chứ học thì đừng viết thế