">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2022

D

6 tháng 1 2022

D

25 tháng 11 2021

C. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1: Vì truyện ngắn của ông mang phong cách giản dị,đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực. Trong truyện có nhiều tính chất và hình ảnh hư cấu như nàng tiên ông bụt....

Câu 2: 

Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói riêng và đoạn kết của truyện nói chung là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
 

21 tháng 9 2021

giúp tôi với sáng mai phải nộp rồi!!!!!

cám ơn nhiều lắm!!!!!!!!!!!!!

27 tháng 9 2019

vì có nhiều yếu tố hoang đường ,kì ảo không có thực

truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của 1 kiểu nhân vật quen thuộc
nhân vật bất hạnh: như người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí
nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ
nhân vật thông minh và nhân vạt ngốc nghếch
nhân vật là động vật (biết nói năng, hành động, tính cách nhu con người)
thường có yếu tố hoang đường , thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân với chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công 

 
 
 

Trong chúng ta, chắc là đã có nhiều bạn từng đọc "Bầy chim thiên nga ", đọc "Nàng tiên cá",... của An-đéc-xen - nhà văn nổi tiếng Đan Mạch trong thế kỉ XIX. Ông là nhà văn của "mỗi thời, mọi người và mọi nhà" với loại truyện kể cho trẻ em.
Cái phong vị phương Bắc, với hoa tuyết, với cánh thiên nga, với nàng tiên cá, với ngọn lửa diêm thần kì,... như đưa tuổi thơ chúng ta sống với bao giấc mơ huyền ảo, những giấc mơ tuyệt đẹp.
Truyện "Cô bé bán diêm" được An-đéc-xen viết vào năm 1845, khi ông đã có trên 20 năm cầm bút, tên tuổi lừng danh thế giới. Nó thuộc loại truyện vừa thực vừa ảo, vừa mang màu sắc cổ tích thần kì, vừa đậm đà chất thơ trữ tình, gợi lên một tình thương, một vẻ đẹp nhân văn sáng giá. Em bé bán diêm đã chết cóng trong tuyết, với má hồng và đôi môi như mỉm cười tưởng được ru bằng những giấc mơ huyền thoại!
Người đọc từng băn khoăn tự hỏi: mẹ em bé đi đâu? Nhiều người dự đoán em bé mồ côi mẹ. Tuổi thơ đẹp nhất của em là quãng thời gian được sống bên bà nội hiền hậu trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. Cuộc đời em trở nên bất hạnh từ sau ngày bà nội mất, sống bên người bố thô lỗ, cục cằn, em phải "chịu chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa" .
An-đéc-xen dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của cô bé. Một thời điểm điển hình nói lên sự nghèo khổ, nói lên nỗi bất hạnh tột cùng của một em bé. Đó là một đêm giao thừa "rét dữ dội, tuyết rơi". Em ra đi đầu trần, lúc đầu có đôi "giày vài phỏng", nhưng chỉ một lát sau thôi, giày của em, chiếc thì bị xe song mã nghiến, chiếc thứ hai thì bị một thằng bé xa lạ lượm lấy, tung lên trời, và nó bảo đem về "làm nôi cho con chó sau này". Em đi bán diêm trong đêm tối với đôi chân trần nhỏ bé, chẳng mấy chốc "chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét". Nhìn em, ai mà chẳng thương tâm?
Nhà văn tạo nên hai nghịch cảnh một đêm giao thừa. Một em bé đi bán diêm suốt một ngày mà chẳng bán được một bao diêm nào, "bụng đói cật rét" đi lang thang trên đường, chẳng được ai bố thí cho em chút đỉnh! Mái tóc và lưng em bám đầy tuyết. Trái lại, cửa sổ mọi nhà đều "sáng rực ánh đèn" và trong phố thì "sực nức mùi ngỗng quay". Đó là hai cảnh trái ngược. Câu chuyện trở nên thấm vị đợm cay đắng! Trên bước đường bán diêm kiếm sống giữa đêm giao thừa, em bé đang sống trong cô đơn, buồn tủi. Một quá khứ hạnh phúc trở về trong tâm hồn em. Mái nhà xưa với dây trường xuân, với hình ảnh bà nội, đầm ấm thế, yên vui thế! Nay còn đâu? Mái nhà hiện tại thì tồi tàn, suốt ngày em chỉ luôn nghe lời mắng chửi. Sẽ phận em bé bán diêm thật cay đắng và đáng thương biết bao! Một tuổi thơ thấm đầy lệ. Đằng sau cảnh đời, số phận em bé bán diêm đêm giao thừa là một cái nhìn dõi theo của nhà vãn An-đéc-xen với nhiều trắc ẩn, với nỗi lo khôn nguôi.
Cô bé bán diêm ngoài cái rét, đơn côi,... còn có một nỗi đau tinh thần, luôn luôn bị giày vò, ám ảnh hết sức nặng nề. Ở nhà thì bị bố mắng nhiếc chửi rủa, lang thang trong đêm tuyết, giao thừa, nếu không bán được ít bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định em sẽ bị bố đánh! Nỗi bất hạnh này thành đáng sợ, nó luôn luôn đè nặng tâm hồn em. Có biết rằng: " tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ" mới thấy cái sâu sắc trong tấm lòng nhân ái của nhà văn Đan Mạch. Ông nhắc khẽ ai đó đang được sống yêu thương, sung sướng trong vòng tay bố mẹ mình nên biết cảm thông với cái khổ tâm, nỗi thương đau của các bạn nhỏ bất hạnh như cô bé bán diêm này. Bởi lẽ, biết san sẻ cùng đồng loại cũng là hạnh phúc.
Phần cảm động nhất, hay nhất khi tác giả nói về những cơn mơ của em bé bán diêm. Em đã đánh hết cả một bao diêm trên tay. Lúc đầu là "đánh liều" quẹt một que, với ý định "sưởi cho đỡ rét một chút". Ngọn lửa của một que diêm sao có thể chống lại cả một đêm dày sương tuyết? Lúc đầu em chỉ thấy, em chỉ phát hiện ra ngọn lửa diêm "xanh lam", rồi "trắng ra", "rực hồng lên quanh que gỗ trông đến vui mắt". Từ niềm vui nhỏ nhoi, bình dị của một em bé con nhà nghèo như thế, em đã bước vào những cơn mơ kì diệu. Mỗi que diêm từ tay em bé quẹt lên là có một ngọn lửa "thần kì". Que diêm thứ nhất "sáng rực như than hồng " làm cho em "tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng". Ngọn lửa trong lò sưởi ấy "nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng". Đó cũng là mơ ước của những thân phận nghèo khổ trên đời giữa mùa đông giá rét dài lê thê! Nhà văn có cái tâm đẹp, cái tấm lòng nhân hậu và giàu trí tưởng tượng mới đồng cảm với những em bé nghèo khổ qua những mơ ước bình dị như vậy.
Que diêm thứ hai bùng cháy dẫn hồn em đến một mái nhà êm ấm có "tấm rèm bằng vải màu ", có một mâm cỗ sang trọng. Một bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, có bát đĩa bằng sứ quý giá, có ngỗng quay. Em đang "bụng đói cật rét" mà, nên em thấy có một điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em". Que diêm tắt, mộng tan. Em bé bán diêm vẫn ngồi cô đơn một mình dưới trời tuyết trong đêm giao thừa. Hỡi ai còn mang trong lòng tình người nhất định sẽ chảy lệ khi nghĩ về thân phận em bé sau khi que diêm thứ hai tắt, mộng tan.
Lại que diêm thứ ba nữa bùng cháy. Em bé như thấy trước mắt mình một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi... Em đang giơ tay với về phía cây... thì diêm tắt. Lần này, em thấy các ngọn nến bay lên cao mãi rồi "biến thành những ngôi sao trên trời". Chất văn và cảm xúc của câu chuyện kể đã mang một nồng độ mới. Từ ngọn nến trên cây thông Nô-en (trong mơ) em nghĩ đến trời sao lấp lánh, rồi chập chờn về một ngôi sao đổi ngôi, một linh hồn nào đó đã "bay lên trời với Thượng đế". Cũng cần cảm thụ được hình ảnh Thượng đế trong câu chuyện kể của An-đéc-xen, đó là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái vô cùng cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp. Thượng đế trong ước mơ, chứ không phải trong quan niệm của nhiều tôn giáo, cũng như Tiên, Phật trong cổ tích Việt Nam vậy.
Em bé chìm dần vào giấc mơ huyền diệu tuổi thơ khi em quẹt que diêm thứ tư. Trong ánh lửa xanh tỏa ra từ cây diêm, em bé " nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Và lần này cũng vậy, diêm cháy rồi tàn, làm tan giấc mộng: "Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến". Đã hơn một thế ki trôi qua từ ngày An-đéc-xen viết truyện này (1845) nhưng người đọc khắp hành tinh - những cô, cậu học trò nhỏ bé đáng yêu - hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu của cô bé bán diêm tội nghiệp. Cháu vẫn ngoan ngoãn đấy bà ơi! "Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà..".
Chập chờn trong mơ tưởng. Đêm càng về khuya, rét càng dữ và tuyết càng phủ dày mặt đất. Diêm nối nhau chiếu sáng. Bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em bay lên cao, cao mãi "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa" em nữa. Hai bà cháu đã về chầu Thượng đế".
Cái tài của An-đéc-xen là đã nói về cái chết của em bé bán diêm, chết đói, chết rét trong tuyết mà không gợi ra sự bi thảm hãi hùng. Em chưa chết và em không chết! Em đã cùng bà nội giã từ cái hiện thực cay đắng, phũ phàng và côi cút này để bước sang thế giới mới tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Đó là nơi mơ ước của em; lên trời với Thượng đế chí nhân. Hình ảnh em bé bán diêm chết nằm trên tuyết, giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn "có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười " trong ngày mồng một Tết là một hình ảnh nhiều ý nghĩa, gợi lên bao xót xa trong lòng người. Bầu trời thì xanh nhạt, mặt trời lên chói chang, tuyết vẫn phủ mặt đất. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Và họ bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm!". Trái đất và bầu trời vẫn đẹp. Vẫn có kẻ vô tình trước nỗi đau của đồng loại. Đời vẫn nhiều nghịch cảnh đau buồn như "tuyết vẫn phủ kín mặt đất". Ai mà biết được "cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm ?
Đọc truyện "Cô bé bán diêm", hình tượng ngọn lửa - diêm là hình tượng lấp lánh nhất". Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no và hạnh phúc, được ăn ngon và vui chơi, ước mơ về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Từ ngọn lửa - diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời... để soi đường cho em bé bay lên với Thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng An-đéc-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những mơ ước hoặc là bình dị hoặc là kì diệu của tuổi thơ, vẻ đẹp nhân văn của truyện "Cô bé bán diêm" được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa". Và ông cũng nhắc khẽ mọi người phải biết san sẻ tình thương, đừng có phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ. An-đéc-xen có một lối viết nhẹ nhàng. Giá trị nhân bản của truyện "Cô bé bán diêmm' giúp ta thấy được, ông là nhà văn của "mọi thời, mọi người và mọi nhà" như Huy-gô, đại văn hào Pháp đã nói. Hãy nghĩ đến và phấn đấu vì một ngày mai - một ngày mai tươi đẹp cho tuổi thư trong ấm no, hạnh phúc và ca hát, hòa bình.

Trong câu chuyện cô bé bán diêm mang lại một ý nghĩa sâu sắc,giá trị nhân văn cao đẹp, tất cả chỉ là mộng tưởng, ....

Tham khảo khái niệm : Truyện mộng tưởng là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả) cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.

Đặc điểm của truyện cổ tích :

Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc [2] và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.

Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quancó hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định. Bắt đầu câu chuyện thường có câu mở màn "Ngày xửa ngày xưa". Đôi khi, kết thúc có hậu như một đặc trưng của truyện cổ tích (với câu kết là: "... và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau") cũng khiến khái niệm cổ tích trong tiếng Việt được tính từ hóa, mà những phát ngôn sau là ví dụ: cứ như cổ tíchđúng là cổ tích!.

5 tháng 11 2016

Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây phút đón giao sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai đấy. Chi có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón tết trong ấm cúng.

Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cùng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.

Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải.

Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.

Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn.

 

Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý.

Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc:

Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng bảo cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu.

Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật nhanh.

Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi - những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:

Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.

Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mất đi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.

Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói.

Người phụ nữ nhanh nhảu đáp:

Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu. Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu đây phải chăng là thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Nhà ta nhỏ nhưng rết rộng lòng thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn.

Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao!

 

18 tháng 12 2022

mik cần gấp giúp mik với