K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2016

rong cuốn Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố Hà Nội, có câu như sau :
Rủ nhau đi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch em hãy giới thiệu (khoảng 2 đến 3 trang A4) về Lịch sử 36 phố phường của Thăng Long - Hà Nội.
Trả lời:
Xin kính chào mọi người, tiếp theo tôi xin được giới thiệu cho quý khách về phố cổ Hà Nội.
Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau:
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Khu “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Đây là một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý – Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý – Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ – Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, … Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa, như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch…
* Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa… để đốt cúng cho người âm. Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoai ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cưới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều màu sắc.
* Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa…
* Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[2], kéo người trong họ hàng và nguời làng Trâu Khê (huyện Bình Giang – Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
* Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào)
* Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lượcgỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa cất cho các cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm
* Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo làm nghề “ve chai”, chuyên thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
* Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây…
* Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà
* Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng (chứ không phải đồ đồng nát) như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ…

17 tháng 9 2016

Có phải viết hết 36 phố không hay tóm tắt vài phố thôi bạn?   vui

13 tháng 12 2017

banhquaMÌNH LÀM NGẮN NHẤT RỒI ĐÓ,BẠN MUỐN CẮT SAO THÌ CẮT!!

KHU DI TÍCH THÀNH CỔ LOA

GIỚI THIỆU CHUNG

Cổ Loa (Loa Thành) là di tích kinh thành của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ 10 SCN. Hiện nay quần thể di tích này thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ Sông Hồng, là đầu mối quan trọng của cả đường bộ và đường thủy nên dã được lựa chọn làm kinh đô thời bấy giờ. Thành Cổ Loa là một khu vực đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng – một nhánh lớn của sông Hồng, nối liền với sông Cầu nhưng con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp nên hiện nay chỉ còn là một con lạch nhỏ. Xã Cổ Loa lúc đó có tên là Phong Khê – một vùng đồng bằng trù phú, đông đúc dân cư nên việc rời đô từ Phong Châu về đây đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của cư dân Việt cổ.

Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn và bậc nhất và cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Theo truyền thuyết Thành Cổ Loa có tới 9 vòng thành xoáy trôn ốc nhưng theo khai quật khảo cổ thì hiện nay chỉ còn dấu vết của 3 vòng thành. Trong đó vòng thành nội trong cùng có thể được làm sau này, vào thời Vua Ngô Quyền. Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, rộng từ 10-30m.

Hiện nay Cổ Loa được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia, trong khu di có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, Đền thờ An Dương Vương… mở cửa quanh năm để phục vụ khách du lịch và người dân tham quan.

Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Chùa Hương

Truyền thuyết và thực tế về thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa gắn liền với truyền thuyết về việc Thục Phán An Dương Vương được Thần Kim Quy giúp bày cách xây thành, về chiếc nỏ thần được làm từ móng chân rùa thần và về mối tình bi thương của Trọng Thủy – Mỵ Châu.

Tương truyền rằng thành Cổ Loa xây nhiều lần mà vẫn đổ, sau có Thần Kim Quy hiện lên giúp đỡ An Dương Vương thì thành mới đứng vững. Qua nhiều lần nghiên cứu khảo cổ thì các nhà khảo cổ đã tìm ra cách mà An Dương Vương giúp thành đứng vững chính là chèn một lớp đá vào chân tường thành, ở dưới sâu lòng đất vì đây là một khu vực đất yếu.

Sau khi xây thành xong, Thần Kim Quy đã tặng cho An Dương Vương một chiếc móng rùa thần của mình để làm nỏ thần, nỏ thân một phát bắn ra cả trăm cung tên khiến quân địch vô cùng hoảng sợ và đây chính là vũ khí giúp An Dương Vương giữ vững bờ cõi. Nhưng thực tế đây chính là “nỏ Liên Châu” do tướng quân Cao Lỗ là người phát minh ra. Nỏ này có một bộ phận gọi là “chốt giữ liên hoàn” để có thể 1 lần bóp cò mà nhiều mũi tên bay ra cùng lúc. Cùng với cấu tạo của Thành Cổ Loa là vòng xoáy trôn ốc, các ụ công sự được sắp xếp so le nhau nên các mũi tên từ các hướng bay ra cũng khiến quân địch vô cùng hoảng sợ.

Lúc này, Triệu Đà không tìm được cách nào để chiến thắng được An Dương Vương nên đã tìm cách đánh từ trong đánh ra. Triệu Đà giả hòa với An Dương Vương và xin kết thân cho con trai mình là Trọng Thủy với con gái của An Dương Vương là Mỵ Châu. Vì An Dương Vương ỷ vào sức mạnh nỏ thần nên đã chủ quan, không ngờ Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần và An Dương Vương đã bị quân của Triệu Đà tiến đánh. Trong lúc nguy cấp, An Dương Vương đưa Mỵ Châu lên lưng ngựa và cùng bỏ chạy. Nhưng vì quá yêu và quá tin Trọng Thủy nên trên đường bỏ chạy Mỵ Châu đã rải lông ngỗng để Trọng Thủy có thể tìm thấy mình. Cuối cùng khi chạy đến bờ biển thì An Dương Vương mới biết chính con gái mình đã dẫn đường cho giặc đuổi theo nên đã rút kiếm chém đầu Mỵ Châu còn mình theo Thần Kim Quy lặn xuống biển sâu. Trọng Thủy vì quá đau khổ nên đã nhảy xuống giếng trong thành Cổ Loa tự vẫn.

Sự thực về mối tình đầy ngang trái này của Trọng Thủy và Mỵ Châu thì đến nay vẫn chưa có tài liệu nào có thể làm rõ được nhưng phải nói rằng đây là một bài học cảnh giác, gắn liền với lịch sử giai đoạn này của Nhà nước Âu Lạc

Đền thờ An Dương Vương hay còn được gọi là đền Thượng nằm ở trung tâm Thành trong, được coi là nơi Vua Thục Phán trước kia ở. . Đền Thượng mọc lên trên một gò đất hình đầu rồng, hai gò hai bên là hai cánh rừng. Phía dưới có hai hố tròn là mắt rồng. Trước mặt đền Thượng là một hồ nước lớn, bên trong hồ có Giếng Trọng Thủy (Giếng Ngọc) – nơi truyền thuyết cho rằng Trọng Thủy đã gieo mình xuống đây tự vẫn.

Hiện không rõ đền được xây dựng từ năm nào nhưng lần sửa chữa xa nhất vào năm 1687 và có một lần trùng tu lớn nhất vào năm 1893.

Trong đền còn giữ được một số di vật như: tượng An Dương Vương bằng đồng, đúc vào năm 1897, hai con ngựa hồng – bạch làm vào năm 1716, các món đồ bằng đồng, sứ, gỗ, vải…

Trước cổng để có 2 con rồng đá, thân uốn lượn, tay vuốt râu, được chạm khắc hết sức tinh tế của những người thợ thủ công Việt Nam thế kỷ 17.

Đền có nhiều cửa ra vào, khu vực chính giữa là điện thờ Vua, nằm phía trong ở hai bên là nơi thờ Hoàng Hậu và thờ Mẫu.

2. Ngự triều di quy – Đình Cổ Loa

Qua cổng làng Cổ Loa cũng là cổng Thành Trong là tới Ngự triều di quy hay còn được gọi là Ngự Đình hay Đình Cổ Loa. Đây là một ngôi đình được chuyển từ nơi khác về, và dựng lại hồi cuối thế kỷ 18 ngay trên khu đất tương truyền là nơi xa xưa vua Thục Phán thiết triều. Trong đình vẫn còn tấm hoành phi ghi bốn chữ “Ngự triều di quy”. Giữa đình, còn bức cửa võng chạm hình tứ linh (long, ly, quy, phượng) và tứ quý (đào, cúc, trúc, mai). Bức chạm khá tinh tế và được thếp vàng rực rỡ. Đình có kiến trúc vững chãi, bề thế và tại đây trưng bày nhiều di tích khảo cổ niên đại hàng nghìn năm có giá trị quan trọng ví dụ như những mũi tên bằng đồng từ thời An Dương Vương.

Am Mỵ Châu

Bên trái Đình Cổ Loa là Am thờ Mỵ Châu (Am Bà Chúa), dân làng còn gọi đây là mộ Mỵ Châu. Đây chỉ là một am nhỏ nằm khiêm tốn dưới gốc đa nghìn tuổi với vẻ u tịch như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cách đây hàng ngàn năm. Căn phòng trong cùng có tượng công chúa Mỵ Châu. Đây là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. Truyền thuyết kể rằng sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía đông thành Cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ.

Chùa Bảo Sơn hay Chùa Cổ Loa (Bảo Sơn Tự)

Từ Am Mỵ Châu đi sâu vào phía trong là chùa Bảo Sơn, trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, có giá trị to lớn như: bức cốn tứ linh từ thế kỷ 19, 134 bức tượng Phật được bài trí ở chính điện, hậu cung, hành lang và nhà Mẫu, 5 tấm bia đá từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, 2 đại hồng chung đúc vào năm Gia Long thứ 2 (năm 1803), một khánh đồng và nhiều pháp khí có giá trị khác.

Đền thờ Cao Lỗ

Cao Lỗ (? – 179 TCN) là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê người Gia Bình, Bắc Ninh. Ông là người phát minh ra “nỏ liên châu” bắn được nhiều mũi tên cùng một lúc. Ông cũng chính là người khuyên An Dương Vương dời đô xuống vùng đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người thiết kế, chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.

Đền thờ Cao Lỗ hiện được dựng ở nhiều nơi như quê ông ở Bắc Ninh, hay ở Ái Mộ và ngay trong thành Cổ Loa cũng có đền thờ của ông.

Đền thờ nhỏ, có dựng tượng Cao Lỗ bắn nỏ giữa ao nước trước đền. Trong đền còn lưu giữ nhiều mũi tên đồng mà các nhà khảo cổ học đã khai quật được.

Đền thờ Cao Lỗ chỉ cách Đền thờ An Dương Vương khoảng 150m

Kết hợp đi Cổ Loa và Đền Gióng Sóc Sơn trong 1 ngày

Các cửa thành và các Miếu thờ Thần trấn các cửa thành.

Ngay trên đường vào khu vực Thành Cổ Loa các bạn sẽ nhìn thấy Cửa Trấn Nam và Miếu thờ Thần trấn cửa Nam. Qua cửa này rẽ tay phải chính là Đền thờ Cao Lỗ.

Cửa trấn Bắc và Miếu thờ Thần trấn cửa Bắc nằm ở vòng thành thứ 3, cách Trung tâm Cổ Loa khoảng 5km.

Cửa trấn Tây và Miếu thờ Thần trấn cửa Tây cũng nằm ở vòng thành thứ 3 nhưng riêng cửa trấn Đông thì đã không còn qua quá trình xây dựng khu dân cư ở đây

Các di chỉ khảo cổ

Cổ Loa là một khu vực dày đặc các di chỉ khảo cổ như: Đồng Vông, Bãi Mèn, Đình Chiền, Đình Tràng, Mả Tre, Thành Nội, Thành Ngoại, Thành Trung, Xuân Kiều, Xóm Nhồi, Tiên Hội, Đường Mây, Cầu Vực… và các nhà khảo cổ học đã khai quật được ở đây hàng vạn công cụ lao động, nhạc khí, vũ khí bằng đồng…

14 tháng 12 2017

Cổ Loa là một vùng đất gắn liền với truyền thuyết Trọng Thủy-Mị Châu, với quá trình dựng, giữ nước cũng như chống giặc ngoại xâm của Thục Phán An Dương Vương. Một vùng đất ngoại thành Hà Nội không chỉ có những khu di tích lịch sử mà còn là nơi sở hữu phong cảnh đẹp tuyệt vời. Bài viết “Kinh nghiệm du lịch thành Cổ Loa đầy đủ và chi tiết nhất” này dulichfun gửi tặng đến những bạn đang nung nấu ý định tới đây.

7 tháng 1 2018

Dài vcl

1 tháng 10 2016

Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.

Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn. Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một.

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.

2 tháng 10 2016

dài quá nhưng hay đấy bạn chắc bạn giỏi văn lắm !! ~^v^~

19 tháng 6 2016

Cả nước hiện có 54 dân tộc anh em. Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thửa ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, chủ yếu từ Bắc xuống, rồi định cư trên lãnh thổ nước ta. Những đợt di cư nói trên kéo dài mãi cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thậm chí có bộ phận dân cư còn chuyển đến nước ta sau năm 1945. Ðây là những đợt di cư lẻ tẻ, bao gồm một số hộ gia đình đồng tộc. 
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc rất không đều nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái... nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như PuPéo, Rơ-măm, Brâu... Trong đó, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam. 
Tuy số dân có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cả khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Ở nước ta không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít người, do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số. Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, các dân tộc anh em trên đất nước ta tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

21 tháng 7 2016

tks

 

1.so sanh nhung thanh tuu cua nguoi phuong dong va nguoi hi lap ,ro-ma thoi co dai,em thay nguoi hi lap,ro-ma co sang tao va di truoc tren nhung linh vuc nao? 2.nien dai thoi gian cua nhung hien vat cach ngay nay la bao nhieu 3.co 2 nhom hoc sinh tranh luan ve su khac nhau giua nguoi toi co va nguoi thinh khon ma van chua phan dinh dung sai -nhom A khang dinh rang :nguoi toi co thi tren nguoi con moc nhieu long,dang di hoi cong,cam nho ve phia truoc,dau bat ve phia sau,the tich nao nho...
Đọc tiếp

1.so sanh nhung thanh tuu cua nguoi phuong dong va nguoi hi lap ,ro-ma thoi co dai,em thay nguoi hi lap,ro-ma co sang tao va di truoc tren nhung linh vuc nao?

2.nien dai thoi gian cua nhung hien vat cach ngay nay la bao nhieu

3.co 2 nhom hoc sinh tranh luan ve su khac nhau giua nguoi toi co va nguoi thinh khon ma van chua phan dinh dung sai

-nhom A khang dinh rang :nguoi toi co thi tren nguoi con moc nhieu long,dang di hoi cong,cam nho ve phia truoc,dau bat ve phia sau,the tich nao nho hon(850-1100cm vuong)

-nhom B thi qua quyet rang:co ban dong y voi y kien tren,nhung phai bo sung them la :ho chi moi biet su dung cong cu lao dong rat tho so(nhung hon da cuoi nhat duoc hoac canh cay...)

a,neu em duoc moi lam trong tai thi em se ung ho y kien cua nhom nao?vi sao

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

b,em co the them hoac bot noi dung nao do de cau tra loi duoc hoan chinh hon?

.......................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

giup minh voikhocroiminh dang can gap

giup nha nha nhaeoeo

ai nhanh minh l-i-k-e cho nha nha

1
9 tháng 11 2017

1.Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo họ. Chúng là một phần của tôn giáo Hy Lạp cổ đại và nay là một phần của một tôn giáo hiện đại lưu hành ở Hy Lạp và trên thế giới gọi là Hellenismos. Các học giả hiện đại tham khảo và nghiên cứu các truyện thần thoại này để rọi sáng vào các thể chế tôn giáo, chính trị Hy Lạp cổ đại, nền văn minh của nó cũng như để tìm hiểu về bản thân sự hình thành huyền thoại

10 tháng 11 2017

ai giup minh tra loi cau 3 di

nha nha nha

1. nguoi toi co xuat hien cach day bao lau ? 2.mot thanh nien ki la bn nam ? 3.nguoi toi co chuyen thanh nguoi tinh khon vao thoi gian nao ? 4.cac quoc gia co dai phuong dong duoc hinh thanh vao thoi gian nao ? 5.ke ten cac quoc gia co dai phuong dong. 6.xa hoi co dai phuong dong gom may tang lop? do la nhung tang lop nao? 7.cho biet the che chinh tri cua cac quoc gia co dai phuong dong la gi? 8.cac quoc gia co dai phuong tay duoc hinh thanh vao thoi gian nao? 9.hai giai cap chinh trong...
Đọc tiếp

1. nguoi toi co xuat hien cach day bao lau ?

2.mot thanh nien ki la bn nam ?

3.nguoi toi co chuyen thanh nguoi tinh khon vao thoi gian nao ?

4.cac quoc gia co dai phuong dong duoc hinh thanh vao thoi gian nao ?

5.ke ten cac quoc gia co dai phuong dong.

6.xa hoi co dai phuong dong gom may tang lop? do la nhung tang lop nao?

7.cho biet the che chinh tri cua cac quoc gia co dai phuong dong la gi?

8.cac quoc gia co dai phuong tay duoc hinh thanh vao thoi gian nao?

9.hai giai cap chinh trong xa hoi co dai phuong tay.

10.nguoi co dai phuong dong da sang tao ra loai chu viet nao?

11.den pac-te-nong la cong trinh kien truc cua quoc gia nao?

12.di tich cua nguoi toi co tren dat nuoc ta duoc tim thay o dau?

13.cong cu chu yeu cua nguoi tinh khon giai doan dau la gi ?

14.nuoc van lang duoc thanh lap vao thoi gian nao?

15.kim loai duoc su dung dau tien la gi?

16.dau tich nao chung minh nghe trong lua ra doi som o nuoc ta?

17.nguoi viet dai pha quan tan vao nam nao?

18.truyen thuyet son tinh thuy tinh noi len hoat dong gi cua nhan dan ta?

19.thoi gian quan tan dem quan danh xuong phuong nam.

20.trieu da dem quan xam luoc au lac vao thoi gian nao?

20.

2
21 tháng 12 2018

1.Cách đây 3 - 4 triệu năm

2.1000 năm

3.Khoảng 4 vạn năm trước đây

4.Từ cuối thiên niên kỉ IV(4) đến đầu thiên niên kỉ III(3) trước Công nguyên

5.Ai Cập , Lưỡng Hà , Trung Quốc , Ấn Độ

6.Câu này chịu leuleu

7.Viết không dấu ko dịch được câu hỏi

8.Khoảng đầu thiên niên kỉ I(1) trước Công nguyên

9.Chủ nô và nô lệ

10.Người cổ đại phương Đông không sáng tạo ra loại chữ viết nào . Người cổ đại phương Tây sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c,... gồm 26 chữ

11.Hy Lạp

Thôi mệt lắm mở SGK ra toàn câu dễ mà

14 tháng 1 2021

dai the ai ma tra loi het đuoc