K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2020

Câu 1

8 tháng 3 2020

Câu 1

Thời gian Sự kiện Kết quả

từ 1/9/1939 đến
tháng 4/1940

Đức tấn công Ba Lan Balan bị Đức thôn tính
từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940 "chiến tranh kì quặc " Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng
từ tháng 4/1940 đến 9/1940 Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu - Đan Mạch .Nauy , Bỉ , Hà Lan , Lucxambua bị Đức thôn tính , Pháp đầu hàng Đức . Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được
từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941 Đức tấn công Đông và Nam Âu - Rumani ,Hunggari , Bungari,Nam Tư , Hi Lạp bị thôn tính

Câu 2

- Thứ nhất : qui mô của cuộc chiến tranh gần như bao trùm toàn bộ các châu lục : Âu, Á ,Mĩ, Phi ..và diễn ra trên nhiều mặt trận.
- Thứ hai : bom nguyên tử - vũ khí hủy diệt hàng loạt - xuất hiện trong thế chiến ( Mĩ đã ném xuống 2 thành phố của Nhật Bản) đã gây ra những tổn thất vô cùng lớn.
- Thứ ba : ta có thể thấy rõ nhất chính là hậu quả mà Thế chiến thứ II để lại vô cùng nặng nề đối với nhân loại . Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết ,90 triệu người bị tàn phế .Nhiều thành phố ,làng mạc và hàng loạt cơ sở kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.

=> Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người.

11 tháng 4 2017
STT Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo Hoạt động nổi bật Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
1

Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)

- Phạm Bành

- Đinh Công Tráng

-Xây dựng căn cứ Ba Đình (Thanh Hoá) kiên cố, cấu trúc độc đáo.

-Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 -1887.

-Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm lại quá trình bình định Bắc Trung Kì của Pháp.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

2

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892)

- Nguyễn Thiện Thuật

-Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương),

-Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

- Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.

3 BÀI 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX BÀI 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX BÀI 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
11 tháng 4 2017
Bảng hệ thống kiến thức (theo mẫu) về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

Giai đoạn

Diễn biến chính

Nhân vật tiêu biểu

1858- 1862

- Năm 1858, khi Pháp tấn công Đà Nẵng, quân dân ta anh dũng chống Pháp, làm thất bại bước đầu âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng phải rút quân vào Gia Định.

- Năm 1859, khi Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã, các dội dân binh chiến đấu dũng cảm, làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" cùa Pháp.

- Năm 1861, khi Đại đồn Chí Hoà thất thủ, ba tỉnh miền Đông Nam Kì bị Pháp chiếm, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.

- Nguyền Tri Phương

- Dương Bình Tâm

-Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy, Nguyẽn Trung Trực...

1863 - trước 1873

- 1862 - 1864, triểu đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh song phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn phát triển mạnh với các phong trào tiêu biểu như khởi nghĩa Trương Định...

-Từ năm 1867, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân tiếp tục dâng cao với nhiều hình thức : bất hợp tác, khời nghía vũ trang... Do lực lượng chênh lệch nên các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại.

- Trương Định

- Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyên Hữu Huân...

- Năm 1873, Pháp đánh Bắc Kì lẩn thứ nhất, quân dân ta đã bất hợp tác với địch.

-Ngày 21-12-1873, quân dân ta đánh thắng trận Cầu Giấy lần thứ nhất, giết chết chỉ huy, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ.

- Năm 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai, vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.

-Ngày 19-5-1883, quân dân ta đánh tháng trận Cầu Giấy lần thứ hai, giết chết chi huy, giáng đòn nặng nề vào tinh thần quân Pháp.

- Năm 1883, khi triều đình đã đầu hàng Pháp, cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm khởi nghĩa tiếp tục hình thành.

- Nguyên Tri Phương, Nguyễn Lâm

- Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phú, Hoàng Diệu

- Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện...

6 tháng 2 2020
Lĩnh vực Nội dung chính sách Hậu quả
Nông nghiệp

- Nổi bật là chính sách ruộng đất của Pháp.

- Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.

- Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.

- Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

Công nghiệp Chú trọng khai thác mỏ than và kim loại, ngoài ra ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời. Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân (phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa)
Thương nghiệp Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
6 tháng 2 2020

Lĩnh vực

Nội dung chính sách

Hậu quả

Nông nghiệp

– Nổi bật là chính sách ruộng đất của Pháp.

-Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.

– Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.

– Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

– Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

Công nghiệp

Chú trọng khai thác mỏ than và kim loại, ngoài ra ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời.

Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân (phương thứcsản xuất tư bảnchủ nghĩa)

Thương nghiệp

Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu.

Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Địa phương

Tên thủ tĩnh và cuộc khởi nghĩa cần vương

Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên

Khởi nghĩa Bãi Sậy - Nguyễn Thiện Thuật

Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Nga Sơn-Thanh Hoá)

Khởi nghĩa Ba Đình- Phạm Bành- Đinh Công Tráng

Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình

Khởi nghĩaHương Khê - Phan Đình Phùng- Cao Thắng

Các giai cấp, tầng lớp

Cuối thế kỉ XIX (trước 1897)

Đầu thế kỉ XX (1897-1914)

Địa chủ

Tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta

Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .

Nông dân

- Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông

– Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến bóc lột nặng nề bằng sưu cao thuế

Vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

Công nhân

Chưa xuất hiện

Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

16 tháng 7 2018

Các giai cấp, tầng lớp

Cuối thế kỉ XIX (trước 1897)

Đầu thế kỉ XX (1897-1914)

Địa chủ

Tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta

Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .

Nông dân

- Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông

– Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến bóc lột nặng nề bằng sưu cao thuế

Vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

Công nhân

Chưa xuất hiện

Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

28 tháng 2 2020

Câu 2:
Kết quả hình ảnh cho lập bảng niên biểu diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai( thời gian, sự kiện, kết quả, ý nghĩa)

28 tháng 2 2020

Câu 1. I. Con đường dẫn đến chiến tranh

1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937)

- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít (còn gọi là phe Trục Béclin - Rôma - Tôkiô.

- Trong những năm 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược:

+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

+ Italia xâm lược Ê-ti-ôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban nha (1936 - 1939).

+ Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc-xai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu...

- Trước hoạt động bành trướng ảnh hưởng của lực lượng phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,...) đã có những động thái khác nhau:

+ Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ Mỹ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.

⇒ Do vậy, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình trên để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.

2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới

a) Hội nghị Muy-ních:

- Hoàn cảnh triệu tập:

+ 3/1938, Đức thôn tính áo. Sau đó, Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.

+ Trong khi Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược; Anh - Pháp tiếp tục thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

⇒ 29/9/1938, Hội nghị Muy-nich được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia.

- Nội dung: Anh - Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.

- Đánh giá:

+ Hội nghị Muy-nich là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của các nước Mỹ, Anh, Pháp.

+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc trong việc tiêu diệt Liên Xô.

b) Quan hệ quốc tế sau Hội nghị Muy-ních

- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (03/1939); tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô "hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau".

⇒ Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-nich, thực hiện mưu đồ thôn tính Châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.