Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á
2,
+)Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ (thế kỉ II) đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô-gôn.
+) các thành tựu văn hóa của Ấn Độ:
- có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn
-đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến
-nghệ thuật kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....
+) dùng chữ Phạn viết kinh Vê-đa
+) nổi tiếng là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na
+)đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa là ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ
Câu 1:
- Năm 1487, B. Đi - a - xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va - xcô đơ Ga - ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca - li - cút ở phía tây nam Ấn Độ.
- Năm 1492, C.Cô - lôm - bô “tìm ra” châu Mĩ.
- Từ 1519 - 1522, Ph. Ma - gien - lan thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất.
Câu 2: Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được hình thành trên cơ sở vốn và công nhân làm thuê.
Câu 3: Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến TQ là thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ
Câu 4:
- Giấy
- La bàn
- Thuốc súng
- Nghề in.
Tham khảo tại đâu nhe bạn! http://diendan.vtcgame.vn/showthread.php/283088-Cac-Trieu-Dai-Phong-Kien-Trung-Quoc
* Các triều đại TQ thời phong kiến:
- Khoảng TK XXI - XVII TCN: Nhà Hạ
- Khoảng TK XVII - XI TCN: Nhà Thương
- Khoảng TK XI - 771 TCN: Thời Tây Chu
- 770 - 475 TCN: Thời Xuân Thu
- 475 - 221 TCN: Thời Chiến Quốc
- 221 - 206 TCN: Nhà Tần
- 206 TCN - 220: Nhà Hán
- 220 - 280: Thời Tam Quốc
- 265 - 316: Thời Tây Tấn
- 317- 420: Thời Đông Tấn
- 420 - 589: Thời Nam - Bắc triều
- 589 - 618: Nhà Tùy
- 618 - 907: Nhà Đường
- 907 - 960: Thời Ngũ đại
- 960 - 1279: Nhà Tống
- 1271 - 1368: Nhà Nguyên
- 1368 - 1644: Nhà Minh
- 1644 - 1911: Nhà Thanh
các quốc gia cổ đại phương đông : ai cập , lưỡng hà , ấn độ , trung quốc .
Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trung Quốc được đánh giá là một trong những trung tâm văn hóa rực rỡ của châu Á và thế giới. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân đã đạt được những thành tựu quan trọng, những thành tựu đó đã chứng tỏ được rằng nền văn hoá Trung Quốc thời phong kiến là một nền văn hoá lâu đời, rất phong phú đa dạng và có nhiều độc đáo. Nền văn hoá ấy đã có tác dụng nhất định trong truyền thống văn hoá dân tộc Trung Quốc, có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều nước ở thế giới, trong đó có Việt Nam.* Thành tựu văn hoá
a/ Trên lĩnh vực văn học :
- Chữ viết :
+ Chữ tượng hình kết hợp với chỉ ý và hình thanh.
+ Chữ giáp cốt xuất hiện sớm nhất (thời Ân Thương).
+ Chữ đại triện (đời Chu). Đến thời tần chỉnh lí, cải biến thành chữ tiểu triện.
+ Chữ Hán (thời Hán).
- Văn học :
+ Thời Xuân Thu – Chiến Quốc : Kinh thi của Khổng tử, Sở từ của Khuất Nguyên, Đạo đức kinh của Lão tử,…
+ Thời phong kiến : Nổi bật là thơ Đường đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và có giá trị quan trọng trong đời sống văn học vì :
* Xác lập được cơ sở về phong cách và nghệ thuật cho thơ ca sau này.
* Phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội đương thời, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, gắn liền với tên tuổi của các đại thi hào như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
+ Tiểu thuyết chương hồi : phát triển rực rõ dưới thời Minh, Thanh với các tác phẩm nổi tiếng : Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...
- Sử học : Bộ sử kí đồ sộ của Tư Mã Thiên dài hơn 5 vạn chữ đã đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc. Ngoài ra còn một số tác phẩm sử học nổi tiếng như Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ,…
b/ Trên lĩnh vực tư tưởng
Có nhiều học thuyết tư tưởng ra đời : Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia. Song Nho giáo trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Người sáng lập là Khổng Tử, về sau có Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư.
c/ Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật
- Thiên văn học : Từ thời cổ đại (thời Ân Thương), người Trung Quốc biết đến quan sát thiên văn – 800 tinh tú, ghi chép đúng hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, quan sát vết đen trên Mặt Trời, chế tạo dụng cụ đo bóng mặt trời, đo động đất.
- Lịch pháp : do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tù thời Tần – Hán đã phát minh ra nông lịch, dựa theo sự vận hành Mặt Trăng.
- Y dược học : Khám bệnh, châm cứu, viết nhiều bộ sách chữa bệnh, gắn liền với các danh y: Hoa Đà, Lý Thời Trân.
- Điêu khắc, kiến trúc :
Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc có từ rất sớm và rất phong phú, chạm khắc tượng Phật, các vị La Hán…trên ngà voi, gỗ,…
Kiến trúc phát triển rực rỡ : Cung điện, thành quách: Vạn Lý trường thành, Cung A phòng, Cố cung, Tử cấm thành,…
- Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuậ có bốn phát minh quan trọng là :thuốc súng, la bàn, làm giấy, nghề in.
Những thành tựu văn hóa rự rỡ đó đã đưa Trung Quốc trở thành mộtb trung tâm văn minh của thế giới, ảnh hưởng đến nhiều nước trong đó có Việt Nam.
* Ảnh hưởng trong nước :
- Chữ viết ra đời sớm giúp lưu trữ kiến thức, truyền bá tư tưởng, thống nhất đất nước.
- Đạo Nho : giúp cũng cố ổn định xã hội trật tự phong kiến song càng về sau nó càng bảo thủ lỗi thời, kìm hãm sự phát triểm
- Thiên văn học : nông lịch giúp phát triển nông nghiệp.
Kĩ thật ; có nhiều phát minh lớn hữu ích nhưng ảnh hưởng của nó khá mờ nhạt.
* Ảnh hưởng ngoài nước :
- Tư tưởng, triết học, văn học, chữ viết, kiến trúc : có ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Những thành tựu khoa học kĩ thuật có ảnh hưởng tới cả châu Âu và trên thế giới.
* Sự tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc của nhân dân Việt Nam ta:
Với hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, văn hóa Trung Quốc đã xâm nhập vào nước ta tạo ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực như : Tư tưởng, triết học, chữ viết, văn hóa, sử học, lịch pháp, nghệ thuật, các nghề thủ công, phong tục tập quán,..
Trung Quốc lớp mình học thầy cho ghi vậy nè
- Tình hình chính trị : hình thành từ thế kỉ III TCN, thời Tần
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực -> địa chủ
- Nông nô mất ruộng -> tá điền
Nộp hoa lợi cho địa chủ-> địa tô
Tồ chức bộ máy nhà nước
- Nhà Tần
- Nhà Hán
- Nhà Đường
- Nhà Nguyên
* Đối ngoại:
- Mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành chiến tranh xâm lược
( bạn sàn lọc nha )
- Tần (221 TCN- 206 TCN)
- Hán (206 TCN- 220 SCN)
- Đường (618- 907)
- Minh (1368- 1644)
- Thanh (1644- 911)
Trong đó triều đại phát triển nhất là triều đại nhà Đường
Trước khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1912, quyền lực thống trị tối cao tại Trung Quốc do thành viên các gia tộc thế tập nhau nắm giữ, hình thành nên các triều đại Trung Quốc. Các triều đại có người thống trị tối cao là "vương" hoặc "hoàng đế". Các dân tộc khác nhau lập nên triều đại hoặc chính quyền định đô tại Trung Nguyên, thông thường xưng là vương triều Trunga Nguyên; các chính quyền do ngoại tộc thành lập ở ngoài Trung Nguyên, về sau tiến vào thống trị Trung Nguyên được gọi là vương triều chinh phục hoặc vương triều xâm nhập.
Căn cứ lịch sử địa lý học Trung Quốc, các chính quyền hoặc thế lực cát cứ địa phương trong lịch sử Trung Quốc cũng là một bộ phận của các triều đại Trung Quốc[1]
Triều đạiThời gian
Hạkhoảng 2070 TCN-khoảng 1600 TCN
Thươngkhoảng 1600 TCN-khoảng 1046 TCN
Chukhoảng 1046 TCN-khoảng 221 TCN
Tây Chukhoảng 1046 TCN-771 TCN
Đông Chu770 TCN-256 TCN
Xuân Thu770 TCN-403 TCN
Chiến Quốc403 TCN-221 TCN
Tần221 TCN-207 TCN
Hán206 TCN-10/12/220 (202 TCN Lưu Bang xưng đế)
Tây Hán1/202 TCN-15/1/9
Tân15/1/9-6/10/23
Đông Hán5/8/25-10/12/220
Tam Quốc10/12/220-1/5/280
Tào Ngụy10/12/220-8/2/266
Thục Hán4/221-11/263
Đông Ngô222-1/5/280
Tấn8/2/266-420
Tây Tấn8/2/266-11/12/316
Đông Tấn6/4/317-10/7/420
Thập lục quốc304-439
Tiền Triệu304-329
Thành Hán304-347
Tiền Lương314-376
Hậu Triệu319-351
Tiền Yên337-370
Tiền Tần351-394
Hậu Tần384-417
Hậu Yên384-407
Tây Tần385-431
Hậu Lương386-403
Nam Lương397-414
Nam Yên398-410
Tây Lương400-421
Hồ Hạ407-431
Bắc Yên407-436
Bắc Lương397-439
Nam-Bắc triều420-589
Nam triều420-589
Lưu Tống420-479
Nam Tề479-502
Nam Lương502-557
Trần557-589
Bắc triều439-581
Bắc Ngụy386-534
Đông Ngụy534-550
Bắc Tề550-577
Tây Ngụy535-557
Bắc Chu557-581
Tùy581-618
Đường18/6/618-1/6/907
Ngũ Đại Thập Quốc1/6/907-3/6/979
Ngũ Đại1/6/907-3/2/960
Hậu Lương1/6/907-19/11/923
Hậu Đường13/5/923-11/1/937
Hậu Tấn28/11/936-10/1/947
Hậu Hán10/3/947-2/1/951
Hậu Chu13/2/951-3/2/960
Thập Quốc907-3/6/979
Ngô Việt907-978 (năm 893 bắt đầu cát cứ)
Mân909-945 (năm 893 bắt đầu cát cứ)
Nam Bình924-963 (năm 907 bắt đầu cát cứ, tức Kinh Nam Quốc)
Mã Sở907-951 (năm 896 bắt đầu cát cứ)
Nam Ngô907-937 (năm 902 bắt đầu cát cứ)
Nam Đường937-8/12/975
Nam Hán917-22/3/971 (năm 905 bắt đầu cát cứ)
Bắc Hán951-3/6/979
Tiền Thục907-925 (năm 891 bắt đầu cát cứ)
Hậu Thục934-17/2/965 (năm 925 bắt đầu cát cứ)
Tống4/2/960-19/3/1279
Bắc Tống4/2/960-20/3/1127
Nam Tống12/6/1127-19/3/1279
Liêu24/2/947-1125
Tây Hạ1038-1227
Kim28/1/1115-9/2/1234
Nguyên18/12/1271-14/9/1368
Minh23/1/1368-25/4/1644
Thanh1636-12/2/1912 (năm 1616 lập Hậu Kim, đến năm1636 cải quốc hiệu thành Thanh)
1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc :
- Trung Quốc xây dựng nhà nước đầu tiên ở Châu thổ sông Hòang Hà từ 2.000 năm tr CN, và mở rộng xuống phía Nam, có nền văn minh cổ đại rực rỡ (Hạ-Chu-Thương)
- Xuất hiện công cụ sắt , năng xuất lao động tăng .
-Hình thành giai cấp địa chủ , nông dân lĩnh canh ( tá điền ) nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ .
- Hình thành quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc
+ Địa chủ .
+ Nông dân tá điền.
2. -các triều đại phong kiến trung quốc: thời xuân thu-chiến quốc, thời tần thủy hoàng, thời nhà đường và thời nhà minh-thanh
- +. Về chính trị:
- Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. Vua thông qua 2 biện pháp: Cắt cử quan lại đi trấn giữ các địa phương và mở khoa thi cử để tuyển chọn quan lại => tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn
- Đối ngoại: Vua mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kì mà lãnh thổ Trung Quốc được bành trướng nhất
+ Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim
+ Về văn hóa:
- Văn hóa thời đường phát triển rực rỡ về nhiều mặt.
Đặc biệt là trong văn học, thơ Đường để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ( ~ 50 nghìn bài ) , đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm thơ và có ảnh hưởng lớn tới nền văn học của nhiều nước khác
- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa
=> Lãnh thổ được mở rộng, đất nước giàu mạnh , phát triển.
Bài 1:
- Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ thế kỉ 3 TCN vào thời Tần.
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất có quyền lực trở thành địa chủ, nhiều nông dân mất ruộng phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.
\(\Rightarrow\)Xã hội phong kiến trung quốc được thành lập.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc
- Ấn Độ:
+ Chữ Phạn nguồn gốc của chữ Hin - đu
+ Quê hương của phật Bà Đạo La Môn, đạo Hin - đu, đạo Phật
+ Văn học: giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ
+ Nghệ thuật kiến trúc: Ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo
- Trung Quốc: Mình chưa học ( sorry )
Từ khi nhà Thương hình thành khoảng thế kỷ 17 trước công nguyên cho đến khi vua nhà Thanh Phổ Nghi thoái vị vào ngày 12 tháng 2 năm 1912 sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, quyền lực thống trị tối cao tại Trung Quốc do thành viên các gia tộc thế tập nhau nắm giữ, hình thành nên các triều đại Trung Quốc [a]. Các triều đại có người thống trị tối cao là"vương" hoặc "hoàng đế". Các dân tộc khác nhau lập nên triều đại hoặc chính quyền định đô tại Trung Nguyên, thông thường xưng là vương triều Trung Nguyên; các chính quyền do ngoại tộc thành lập ở ngoài Trung Nguyên, về sau tiến vào thống trị Trung Nguyên được gọi là vương triều chinh phục hoặc vương triều xâm nhập.
Căn cứ lịch sử địa lý học Trung Quốc, các chính quyền hoặc thế lực cát cứ địa phương trong lịch sử Trung Quốc cũng là một bộ phận của các triều đại Trung Quốc[4][5].
Chuyển giao triều đại[sửa | sửa mã nguồn]
Sự chuyển giao triều đại trong lịch sử Trung Quốc xảy ra chủ yếu thông qua hai cách: chinh phục quân sự và chiếm ngôi [6]. Việc thay thế nhà Liêu bởi nhà Kim đã được tiến hành sau một loạt các chiến dịch quân sự thành công, cũng như sự thống nhất của Trung Quốc dưới thời nhà Nguyên; mặt khác, sự chuyển đổi từ Đông Hán sang Tào Ngụy, cũng như từ Nam Tề sang nhà Lương, là những trường hợp chiếm ngôi.
Có thể suy luận một cách không chính xác khi thông qua mốc thời gian lịch sử để cho rằng sự chuyển giao giữa các triều đại xảy ra đột ngột và thô bạo. Đúng ra, các triều đại mới thường được thiết lập trước khi lật đổ hoàn toàn chế độ hiện có [7]. Ví dụ, năm 1644 thường được trích dẫn là năm mà nhà Thanh thay nhà Minh sở hữu Thiên mệnh. Thật ra, nhà Thanh đã được Hoàng Thái Cực chính thức thành lập vào năm 1636 thông qua việc đổi tên nước Hậu Kim do cha ông là Nỗ Nhĩ Cáp Xích thành lập vào năm 1616, trong khi hoàng tộc nhà Minh vẫn cai trị Nam Minh cho đến năm 1662 [8][9]. Vương quốc Đông Ninh trung thành với nhà Minh với trụ sở ở đảo Đài Loan tiếp tục chống lại nhà Thanh cho đến năm 1683 [10]. Trong khi đó, các phe phái khác cũng đấu tranh nhằm dành quyền kiểm soát Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi Ming-Thanh, đáng chú ý nhất là Đại Thuận và Đại Tây do Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung thành lập [11][12][13]. Sự thay đổi nhà cầm quyền này là một vấn đề phức tạp và kéo dài, và nhà Thanh phải mất gần hai thập kỷ để mở rộng sự cai trị của họ đối với toàn bộ Trung Quốc.
Tương tự, trong quá trình chuyển đổi Tùy-Đưởng trước đó, nhiều chính quyền được thành lập bởi các lực lượng khởi nghĩa đã tranh giành quyền kiểm soát và tính hợp pháp khi sức mạnh của nhà Tùy cầm quyền trở nên suy yếu. Các chế độ tự trị tồn tại trong giai đoạn biến động này bao gồm, nhưng không giới hạn là, Ngụy (Lý Mật), Tần (Tiết Cử), Tề (Cao Đàm Thành), Hứa (Vũ Văn Hóa Cập), Lương (Thẩm Pháp Hưng), Lương (Lương Sư Đô), Hạ (Đậu Kiến Đức), Trịnh (Vương Thế Sung), Sở (Chu Xán), Sở (Lâm Sĩ Hoằng), Yên (Cao Khai Đạo) và Tống (Phụ Công Thạch). Nhà Đường thay thế nhà Tùy đã phát động một chiến dịch quân sự kéo dài một thập kỷ để thống nhất Trung Quốc [14].
Theo truyền thống viết sử Trung Quốc, mỗi triều đại mới sẽ viết về lịch sử của triều đại trước, với đỉnh cao là Nhị thập tứ sử [15]. Truyền thống này vẫn được duy trì ngay cả sau khi Cách mạng Tân Hợi lật đổ nhà Thanh nhằm thiết lập một nền cộng hòa. Tuy nhiên, nỗ lực của phía Cộng hòa trong việc phác thảo lịch sử nhà Thanh đã bị gián đoạn bởi Nội chiến Trung Quốc, dẫn đến sự chia rẽ chính trị của Trung Quốc thành hai nước là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên Trung Quốc đại lục và Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan [16][17].