Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nông nghiệp Bắc mĩ | Nông nghiệp Nam mĩ |
Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn. Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha. Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam và từ tây sang đông có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ. |
Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang. Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi. Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê. Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc. Ngoài ra, nhiều công ti tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu. Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài để chia cho nông dân ; tuy nhiên, do vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ và các công ti nước ngoài, việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn. Riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa Cu-ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất. |
các điều kiện mà nền công nghiệp bắc mĩ phát triển cao là
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Trình độ KHKT cao
+ cách tổ chức, sản xuất nông nghiệp tiên tiến, chuyên môn hóa cao
cô giáo mk nói vậy bạn học tốt nha
Nhờ điều kiện :
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều mỏ khoáng sản.
- Nguồn lao động dồi dào, có tri thức cao.
- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
- Thị trường tiêu thụ rộng rãi.
Vì Châu Mỹ trải dài từ vùng Cực Bắc đến gần vùng Cực Nam, địa hình đa dạng, nhiều núi cao, đồng bằng rộng và sơn nguyên lớn.
À, đang còn câu này nữa:
Hãy nêu ảnh hưởng của con người tới rừng A-ma-dôn
3/- Hướng chuyển dịch vốn và lao động Hoa Kì : từ Đông Bắc xuống vùng công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời” ở phía Nam và ven Thái Bình Dương.
Nguyên nhân chuyển dịch là do sự xuất hiện của các thành phố lớn với các ngành công nghiệp có công nghệ kT thuật tiên tiến, năng động ở “Vành đai Mặt Trời”. ’
Câu 1:
So sánh quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ:
a. Giống nhau :
- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)
- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.
b. Khác nhau :
- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.
- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.
Câu 2:
Công nghiệp chế biến và đóng tàu với tỷ trọng nhiều, sản xuất đa dạng, được chú ý đầu tư nên có vai trò tương đối quan trọng.
Câu 3:
- Do bị gói gọn, bó buộc ở các hình thức.
câu 1: So Sánh đặc điểm đô thị hóa ở Trung Nam Mĩ với Bắc mĩ ?
So sánh quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ:
a. Giống nhau :
- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)
- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.
b. Khác nhau :
- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.
- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.
- Bắc Mĩ: đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, kinh tế phát triển
- Nam Mĩ: dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa nhưng kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quá nghiêm trọng
Một số quốc gia ở khu vực Bắc Mĩ: Hoa Kì, Mê-Hi-Cô, Ca-na-đa...
Một số quốc gia ở khu vực Trung và Nam Mĩ: Bra-xin, U-ru-guay, Cô-lôm-bi-a...
Một số đặc điểm của khu vực Bắc Mĩ:
-Địa hình chia ra thành ba khu vực rõ rệt:
+Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây.
+Miền đồng bằng ở giữa.
+Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.
-Mật độ dân số trung bình khoảng 20 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều do chịu ảnh hưởng của phân hóa tự nhiên.
Một số quốc gia:
- Bắc Mĩ: Canada, Hoa Kì, Mêhicô.
- Trung Mĩ: Cu-ba, Pa-na-ma, Bahamát, Bêlidơ,..
- Nam Mĩ: Braxin, Bôlivia, Achentina, Côlômbia, Urugoay, Paragoay,...
Ở bắc mĩ chia ra làm mấy khu vực địa hình :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo. Là miền núi già cổ thấp hướng Đông Bắc - Tây Nam.Dãy A-pa-lat giàu khoáng sản: dầu mỏ, sắt, …
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. Đồng bằng trung tâm rộng lớn hình lòng máng ; cao phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đông nam ; do hệ thống sông Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi bồi đắp. Hệ thống hồ chứa nước ngọt có giá trị kinh tế cao :
Hồ Hurôn
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ. Là hệ thống núi cao bậc nhất của thế giới, có độ cao TB 3000 – 4000 m, dài 9000 km theo hướng B – N . Gồm nhiều dãy núi chạy song song xen kẽ cao nguyên và sơn nguyên .Có nhiều khoáng sản quí : đồng, vàng, uranium …
Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
Câu 2 :để kết hợp sức mạnh 3 nước
-tạo thị trường chung rộng lớn
-tăng cành tranh trên thị trườn thé giới
Câu 1:bắc phi:kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác,xuất khẩu dầu mỏ,khí đót,phốt phát và phát triển du lịch
-các nước ven địa trung hải trồng lúa mì.oliu,cây ăn quả cận nhiệt đới
-các nước phía nam xahara trồng lạc,lúa,ngô
Trung Phi;kinh tế chậm phát triển
- nền kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt ,chăn nuôi théo lối cổ truyền,khai thác lâm sản,khoáng sản,trồng cây công nghiệp xuất khẩu
Nma Phi :trình đọ phát triển kinh tế rất chênh lệch
-cộng hòa Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu phi,phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản,luyện kim,cơ khí,hóa chất,xuất khẩu nhiều vàng.Hầu hết các nước Nam phi là các nước nông nghiệp lạc hậu
Tick cho mik với nha
cảm ơn cậu,mừn tick rồi đấy