Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn 1:
a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu.
Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.
b.
* Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:
- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người
- Câu 2: chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy
- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên
- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ
=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa.
* Mạch lạc trong phép liên kết:
- Phép lặp: chỉ, đồng cảm
- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy
- Phép nối: Nói cách khác
c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ.
d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề.
Đoạn 2
a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề.
b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề.
Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp: Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.
Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào.
a, Câu chuyện nói về tình huống gặp người ăn xin của tác giả
b, Yếu tố miêu tả:"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay ra xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả''
Yếu tố biểu cảm: ''Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.''
Về ngữ âm và chữ viết
Từ lỗi: “giặc” sửa thành “giặt”, từ “dáo” sửa thành “ráo”, từ “lẽ” chuyển thành “lẻ”
b,
Người Bắc phát âm theo giọng địa phương nên có nhiều khác biệt với từ ngữ toàn dân:
Dưng mà = nhưng mà
Giời = trời
Bẩu = bảo
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.