K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2017

• Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác

• Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn..

25 tháng 3 2019

Cảnh tượng Đèo Ngang được nêu trong bài: thời điểm chiều tà

 

→ Thời điểm chiều tà gợi lên những nỗi buồn, nhất là người phụ nữ xa nhà

25 tháng 9 2016

1)

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ. Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

25 tháng 9 2016

2)

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

26 tháng 9 2016

Câu 1 :

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.

- Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

Câu 2 :

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

Câu 3 :

Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

26 tháng 9 2016

thất  ngôn tứ tuyệt là:

Một bài có 4 câu mỗi câu có  7 tiếng 

Đường Luật là thơ nhà Đường

29 tháng 9 2016

a)

1.

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác.

- Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.

- Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

2.

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

3.

Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

29 tháng 9 2016

b)

Câu hỏi của nguyễn khánh linh - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Bạn nhấn vô đây nhé

(1) Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều "bóng xế tà", đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng một nỗi buồn man mác.

Thời điểm đó có lợi thế cho tác giả là: Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhó, qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha thương.

(2) - Các chi tiết:

    +Không gian: Đèo Ngang 

    +Thời gian: bóng xế tà

    +Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa

    +Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi

    +Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà

    +Các từ láy: lác đác, lom kham tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt

    ==> Điểm chung: thể hiện sự vắng vẻ của Đèo Ngang

    +Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia

    ==> Điểm chung: gợi lên nỗi nhớ thương nhà gia diết

(3) Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bứ tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện bóng dáng con người nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu, đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

8 tháng 10 2016

(1)Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vàovào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà " đây thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác.

(2)Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

-Thời gian: bóng xế tà. - Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

 - Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết. 
(3)Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

 

1, Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. 

- Thời điểm đó là thời điểm khi con người ta đã hoàn thành xong công việc , khi mọi lo toan , buồn phiền đc tập hợp lại , xuất hiện trong tâm hồn của mỗi con ng .

2, Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với những chi tiết về thiên nhiên và con người nơi  đây trong buổi xế chiều .

Các từ láy: lác đác, lom khom  làm cho quang cảnh trở nên vắng lặng, thưa thớt

 Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà day dứt, tha thiết .

3,  Bài thơ trở nên đặc sắc, gợi hình, gợi cảm qua ngòi bút của bà Huyện Thanh Quan , cảnh vật nơi đây  thật hoang sơ,heo hút . Những từ ngữ là tô đậm vẻ đẹp của núi non , sông nc . Dân cư thưa thớt, vắng vẻ càng làm bộc lộ lên nỗi buồn , tâm trạng 0 vui của tác giả . Cảnh được miêu tả vào buổi chiều vắng vẻ , hoà với tâm trạng buồn bã , nỗi nhớ thương quê nhà của tác giả . Nhấn mạnh sự yêu thương quê nhà da diết , nỗi buồn lắng đọng của kẻ xa quê .

22 tháng 10 2020

Ai Yêu mình không

 Câu 1: Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ : “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh QuanCâu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và xác định PTBĐ chính.Câu 3: Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ khi miêu tả phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người?Câu 4: Tìm 2 từ láy, 1 từ Hán Việt và 1 quan hệ từ trong bài...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ : “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và xác định PTBĐ chính.

Câu 3: Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ khi miêu tả phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người?

Câu 4: Tìm 2 từ láy, 1 từ Hán Việt và 1 quan hệ từ trong bài thơ.

Câu 5: Suy nghĩ của em về cụm từ “ta với ta”câu thơ cuối của bài

Câu 6: Trình bày cảm nhận về bốn câu thơ cuối bài thơ.

Câu 7: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ

Câu 8: Qua bài Qua Đèo Ngang, em có nhận xét gì  về đặc điểm ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan?

 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

                                                                         (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 94)

Câu 1: Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ?

Câu 2: Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?

Câu 3: Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên.

Câu 4: Bài thơ đã mượn hình ảnh cái bánh trôi để nói về thân phận con người. Cách nói này có gì giống và khác với truyện ngụ ngôn?

Câu 5: Viết đoạn văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay

Câu 6: Viết một đoạn văn trình bày ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật bài thơ trên

 

 

2
21 tháng 11 2021

Câu 1

Bước tới đèo ngang bóng xế tà 

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú 

Lác đác bên sông chợ mấy nhà 

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia 

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta vs ta

3 tháng 12 2021

Câu 1:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Câu 2:
HCST: Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.
PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Câu 3:
-Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác 
-Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn.

Câu 4:
2 từ láy: lom khom, lác đác
1 từ Hán Việt: gia gia
quan hệ từ: với

Câu 5:
"Ta với ta" chỉ chính bản thân tác giả, thể hiện nỗi cô đơn sâu sắc, thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng của sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà và nỗi buồn, cô đơn thầm lặng của tác giả.

Câu 6:
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ Qua Đèo Ngang. Nêu cảm nhận chung về bài thơ.
2. Thân bài
a. Cảm nghĩ về hai câu đề
- Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống
- Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
- Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
=> Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.
b. Cảm nghĩ về hai câu thực
- Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
- Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.
=> Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.
c. Cảm nghĩ về hai câu luận
- Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng.
- Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
- Nghệ thuật đối câu (câu 5 với câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình, tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận.
d. Cảm nghĩ về hai câu kết
- Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải dừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
- Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé.
- Nét tương phản càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
- Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi.
3. Kết bài
- Qua Đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
- Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc.
- Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.

Câu 7:

Nội dung bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn là bài thơ hay cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.
Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.
-Nghệ thuật: 
– Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.
– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.
– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.
– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.

Câu 8:
Ngôn ngữ thơ: + Bà Huyện Thanh Quan: giàu tính ước lệ, nhiều điển tích, điển cố. - Phong cách: + Bà Huyện Thanh Quan: trang nhã, đậm chất hoài cổ.

giúp mìh vs mai kiểm tra rồi - Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Chi tiết nào trong bài chứng tỏ điều đó?2. Bài cuộc chia tay của những con búp bê:- Em hãy giải thích vè sao khi dắt Thủy ra khỏi trường tâm trạng Thành lại kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.- Qua câu chuyện...
Đọc tiếp

giúp mìh vs mai kiểm tra rồi

- Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Chi tiết nào trong bài chứng tỏ điều đó?

2. Bài cuộc chia tay của những con búp bê:

- Em hãy giải thích vè sao khi dắt Thủy ra khỏi trường tâm trạng Thành lại kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.

- Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn nhắn gửi điều gì?

3. Bài ca dao , dân ca:

- bài anh em... và bài thân em sử dụng nghệ thuật gì? nội dung của mỗi câu chuyện.

- Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có mấy nghĩa? Nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ ?

- Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày ? Thời điểm đó có lợi gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

II. Tập làm văn

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất

4
18 tháng 11 2016

1. _ Tâm trạng của người con :
Hăng hái dọn dẹp đồ chơi,… và háo hức.
Giấc ngủ đến với con dễ dàng.
Vô tư thanh thản, ngủ ngon lành.

_ Tâm trạng của người mẹ :
Trìu mến quan sát những việc làm của con, vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
Mẹ thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên.
Mẹ thương yêu con, lo lắng hồi hộp, súc động.
Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
Mẹ có tấm lòng sâu nặng quan tâm sâu sắc đến con.
Người mẹ yêu con vô cùng.

2. _ Tại sao buổi sáng, hai anh em Thành và Thủy đau khổ, ngồi dưới gốc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu” một cách nặng nề thì lũ chim sâu… vẫn “nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót”, người đi chợ vẫn “ríu rắt” ? Tại sao khi dắt em gái ra khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? Đó là hai chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc và giàu ý nghĩa. Nỗi đau buồn của Thủy đã được cô giáo và các bạn nhỏ lớp 4B thương cảm và san sẻ. Tuy vậy, cảnh vật vẫn đẹp, cuộc sống vẫn sôi động, vui vẻ diễn ra. Chim vẫn hót. Nắng vẫn "vàng ươm”. Người đi lại vẫn bình thường, vẫn cười nói ríu ran. Không có chuyện “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Nguyễn Du). Tại sao ? – Bố mẹ bỏ nhau, Thành và Thủy phải xa nhau, đó là bi kịch riêng của một gia đình, bi kịch riêng của anh em Thành và Thủy. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên. Qua đó, Khánh Hoài đã chỉ rõ nỗi đau khổ của những đứa con thơ khi bố mẹ bỏ nhau là tột cùng của đau khổ, biết ngỏ cùng ai ? Và như một lời nhắc khẽ: môi người hay lắng nghe và chú ý đến những gì đang diễn ra quanh ta, để san sẻ nỗi đau cùng đồng loại. Không nên sống dửng dưng, vô tình…

_ Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.

 

 

18 tháng 11 2016

3.

_ Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.

Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
- Hình thức: xinh đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.
=> Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
_ Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ. Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.