Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ cách viết của tác giả trong bài thơ, em học được cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, đó là:
- Nhan đề bài thơ phải phù hợp với nội dung.
- Thơ sử dụng chủ yếu vần chân hoặc vần lưng.
- Cách ngắt nhịp 2/2 cho thơ bốn chữ hoặc 3/2, 2/3 cho thơ năm chữ.
- Ngoài hình ảnh độc đáo, tinh tế còn phải thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về cuộc sống xunh quanh, biểu lộ được tình cảm mình muốn gửi gắm trong bài thơ.
Thơ ơi thơ sẽ hát bài ca gì
Tôi muốn dắt thơ đi
Tôi muốn cùng thơ bay
Mùa xuân nay
Đến tận cùng đất nước.
Ôi! Mùa xuân bốn nghìn năm mơ ước
Hơn nửa đường đi, tôi đã biết đâu
Tổ quốc tôi rất đẹp, rất giàu
đẹp từ mái tóc xanh đầu nguồn Pắc Bó
Đẹp đến gót chân hồng đất mũi Cà Mau.
Xưa quê cha mà tôi nào được biết
Có Trường Sơn cao, có biển Đông sâu
Tuổi thơ ùa trong mưa dầm da diết
Cát truông dài nắng bỏng lưng trâu...
Đảng dạy tôi biết ngẩng đầu, đứng dậy
Vững hai chân, đứng thẳng, làm người
Tôi đi tới, với bạn đời, từ ấy
Đến hôm nay, mới thấy trọn vùng trời!
*
Đâu phải đường xanh. Đường qua máu chảy
Năm mươi năm, máu đỏ thành hoa
Cuộc sinh nở nào đau đớn vậy ?
Rất tự hào, mà xót tận trong da.
Giặc đã diệt. Còn ta, vĩnh viễn
Cả những người vắng bóng hôm nay
Ôi, nếu Bác...
Không, Bác vẫn đời đời hiển hiện
Người vẫn hằng dìu dắt chúng con đây!
Vĩnh viễn cùng ta, những gì còn, mất
Những yêu thương, căm giận. buồn lo
Những tiếng hát và những dòng nước mắt
Cho núi sông này độc lập, tự do.
Việt Nam!
Người là ta, mà ta chưa bao giờ hiểu hết
Người là ai ? Mà sức mạnh thần kỳ
Giữa cái chết, không phút nào chịu chết
Lửa quanh mình, một tấc cũng không đi!
Sống cho ta, sống cả cho người
Là trái tim, cũng là lẽ phải.
Việt Nam ơi!
Người là ai ? Mà trở thành nhân loại.
Không chỉ hôm qua
Hôm nay, mãi mãi
Đất nước này vạn đại tươi xanh
Như rừng đước, cháy rồi, lại mọc
Tràm lại ra hoa cho ong mật đu cành.
Ngút mắt trông
Biển lúa mênh mông
Sông nước Cửu Long dào dạt
Dừa nghiêng bóng mát
Thơm ngọt xoài ngon.
Tươi rói đất son
Rừng cao su xanh thẳng tắp
Bắp mẩy, mía giòn.
Bát ngát Tây Nguyên vẫy gọi
Nào trai tài gái giỏi
Lại đây!
Khai phá, dựng xây
Trên trận địa năm xưa, rạch những đường cày mới
Thời gian không đợi
Cả trời đất vào xuân, cùng ta đồng khởi
Cho những mùa gặt lớn mai sau
Phải nhanh chân từ những bước đầu.
Tổ quốc ta phải giàu, phải mạnh
Ta sẽ đi, như lao vào trận đánh.
Đường Hồ Chí Minh rộng mở, thênh thang
Ta phải thắng thiên nhiên, và thắng cả chính mình
Cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi.
Hãy bước tới.
Từ đỉnh cao này vời vợi
Đến những chân trời xa...
Hạnh phúc ở mỗi bàn tay vun xới
Mỗi nụ mầm nở tự lòng ta.
Xứ sở mình có đủ nắng quanh năm
Cuộc sống ấm ân tình, với Đảng
Lớn khôn chung, một sẽ hoá thành trăm
Đời rạng rỡ, mỗi con người tự sáng.
Phải thế chăng, hỡi mùa xuân hùng tráng
Mà tuyến đường Thống Nhất nổi còi vang
Mà Nam Bắc hoà sắc màu duyên dáng
Đầu mạ non xanh, đầu lúa chín vàng.
Lịch sử sang trang.
Đại hội Đảng mở mùa vui. Phơi phới
Từ chiến trường ra, ta xốc tới công trường
Người chiến thắng là người xây dựng mới
Anh em ơi
Tất cả lên đường.
Hồ Chí Minh
Người lính già
Đã quyết chiến hy sinh
Cho Việt Nam độc lập
Cho thế giới hoà bình!
Người đã sống năm mươi năm vũ bão
Vì nhân loại
Người quyết dâng xương máu
Vì giang sơn
Người quyết dứt gia đình!
Hồ Chí Minh
Người đã quyết
Mặc phong ba giá tuyết
Mặc gươm súng xiềng gông
Làm tên quân cảm tử đi tiên phong
Đánh trăm trận, thề trăm phen quyết thắng!
Bao thất bại dẫu xát lòng cay đắng
Hồn vẫn tươi vui, thơm ngát tình đời
Bước trường chinh dầu mỏi gối khan hơi
Tim gang thép vẫn bừng bừng lửa chiến
Cờ đã phất, phải gương cao quyết tiến! Người xông lên
Và cả đoàn quân, thừa huyết khí thanh niên
Rập bước tiến bên người Cha anh dũng.
Tiếng Người thét
Mau lên gươm lắp súng!
Và cả đoàn quân
Đã bao nhiêu năm tháng trải phong trần
Mắt sáng quắc tay xanh loè mã tấu
Vụt ào lên quyết hy sinh chiến đấu
Diệt cường quyền!
Ôi sức mạnh vô biên!
Hồ Chí Minh
Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng
Trên đầu ta, ngọn cờ dân tộc
Trăm thế kỷ trong tên Người: Ái Quốc
Bạn muôn đời của thế giới đau thương!
Chúng tôi đây
Lớp con cháu trên đường
Gươm tuốt vỏ, súng cầm tay, xốc tới
Ngọn cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
Nước non Hồng vang dội Tiến quân ca
Hồ Chí Minh
Người trẻ mãi không già!
Tham khảo!
- Bài thơ được chia làm 5 khổ
- Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ.
- Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ, xác định vần và nhịp
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ được chia làm 5 khổ
- Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ.
- Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3
Một số bài thơ bốn chữ, năm chữ có cùng đề tài hoặc chủ đề với các bài thơ đã học ở Bài 2:
Bài thơ | Thể thơ | Nội dung |
Thăm lại trường xưa (Huỳnh Minh Nhật) | 5 chữ | Một lần trở lại trường cũ và các kỉ niệm thời áo trắng ùa về. |
Thao thức (Hoàng Mai) | 5 chữ | Tâm trạng của nhân vật “em” thao thức bâng khuâng khi nhớ về người “anh” khi thời tiết giao mùa. |
Tình mẹ | 4 chữ | Tình cảm của người con trước sự hi sinh của người mẹ |
Bảo Lộc quê tôi | 4 chữ | Ca ngợi vẻ đẹp quê hương Bảo Lộc |
a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.
b. Khi viết các em cần chú ý:
- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.
- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?
Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý: Liệt kê trên đây giúp các bạn không bỏ sót phương diện nào khi phân tích nhân vật chứ không phải là Trình tự phân tích. Thông thường, chúng ta sẽ phân tích theo luận điểm, mỗi luận điểm là một đặc điểm/nét tính cách/vẻ đẹp (cả ngoại hình lẫn tâm hồn) của nhân vật. Cuối phần này, nên có một đoạn tổng kết lại những điểm đặc biệt về nhân vật.
Một bài thơ bốn chữ mà em rất yêu thích và thuộc lòng chính là bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ và chuyển đổi cảm giác. Nhờ vậy, mà người đọc có thể mường tượng và cảm nhận được vẻ đẹp trong trẻo, long lanh, tràn ngập yêu thương, trìu mến của giọng hót chim chiền chiện. Giọng hót ấy là sự ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân, của độc lập tự do trên đất nước Việt Nam ta. Vẻ đẹp ấy khiến chú chim say sưa, mê đắm, lâng lâng trong niềm vui. Đó cũng chính là những nỗi niềm mà nhà thơ Huy cận muốn gửi gắm đến người đọc. Tiếng chim hót cũng là tiếng thơ của lòng ông, tiếng thơ của tất cả người dân Việt Nam khi đất nước đón mùa xuân hòa bình mới. Đọc bài thơ, em như được sống trong thời khắc ấy của dân tộc, ngây ngất trong niềm vui và hạnh phúc.
Một bài thơ bốn chữ mà em rất yêu thích và thuộc lòng chính là bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ và chuyển đổi cảm giác. Nhờ vậy, mà người đọc có thể mường tượng và cảm nhận được vẻ đẹp trong trẻo, long lanh, tràn ngập yêu thương, trìu mến của giọng hót chim chiền chiện. Giọng hót ấy là sự ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân, của độc lập tự do trên đất nước Việt Nam ta. Vẻ đẹp ấy khiến chú chim say sưa, mê đắm, lâng lâng trong niềm vui. Đó cũng chính là những nỗi niềm mà nhà thơ Huy cận muốn gửi gắm đến người đọc. Tiếng chim hót cũng là tiếng thơ của lòng ông, tiếng thơ của tất cả người dân Việt Nam khi đất nước đón mùa xuân hòa bình mới. Đọc bài thơ, em như được sống trong thời khắc ấy của dân tộc, ngây ngất trong niềm vui và hạnh phúc.
- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là những bài thơ có những câu thơ bốn chữ, ngắn gọn giàu ý nghĩa.
- Em biết một số bài thơ bốn chữ: Lượm – Tố Hữu, Mẹ - Đỗ Trung Lai, Sắc màu em yêu - Phạm Đình Ân,…
- Cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ: Bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai viết về cảm xúc của người con khi chúng kiến người mẹ của mình già đi theo năm tháng đó là sự xót thương. Khi đọc xong bài thơ em cũng cảm thấy yêu mẹ mình hơn, và hơn cần chăm ngoan hơn nữa để mẹ không phiền lòng.
Những điều cần lưu ý khi sáng tác một bài thơ bốn hoặc năm chữ là:
- Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,..của người viết về cuộc sống.
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.
- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị.
- Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.
- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.
- Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.