K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(Cần gấp)
 

Câu 1. Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” thuộc thểloại gì?A. Truyền thuyết.B. Truyện ngắn.C. Truyện cổtích.D. Truyện dài.

Câu 2. Văn bản nào em đã được học có cùng thểloại với truyện “Cây tre trăm đốt”?A. Thạch Sanh.B. Cây tre Việt Nam.C. Sơn Tinh, Thủy Tinh.D. Thánh Gióng.Câu 3. Sắp xếp các sựviệc sau theo thứtựkểtrong truyện.(1) Lão nhà giàu lừa anhvào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt, đem vềđây đểlàm đũa cho cảlàng ăn cỗcưới.(2) Anh nông dân hô “Khắc xuất, khắc xuất”, các đốt tre rời ra. Anh nông dân hô “Khắc nhập, khắc nhập” ba lần, các đốt tre dính lại vào nhau; lão nhà giàu và những tên nhà giàu khác cũng bịdính vào dây tre.(3) Anh nông chăm chỉcày bừa trên cánh đồng của lão nhà giàu. (4) Lão nhà giàu cho gọi anh nông dân đến và dỗdành anh cày ruộng cho hắn trong ba năm, hết thời gian đó, sẽcho anh cưới con gái hắn ta.(5) Anh nông dân cưới cô con gái lão nhà giàu làm vợvà hai người sống bên nhau rất hạnh phúc.A. (3) –(4) –(2) –(2) –(1)B. (4) –(3) –(2) –(5) –(1). C. (4) –(3) –(1) –(2) –(5).D. (3) –(4) –(1) –(2) –(5).Câu 4. Dòng nào dưới đây là cụm động từ?A.lão nhà giàu bịdính ngay vào cây tre.B.chặt đủmột trăm đốt tre.C. một trăm đốt tre.D. một cây tre dài trăm đốt.Câu 5. Chi tiết nào dưới đây là chi tiết kì ảo?A. Anh nông dân chăm chỉcày bừa trong banăm cho lão nhà giàu.B.Anh nông dân chặt một trăm đốt tre.C. Anh nông dân cưới cô con gái lão nhà giàu và sống hạnh phúc.D. Anh nông dân lẩm nhẩm đọc“Khắc nhập, khắc nhập”ba lần, tức thì các đốt tre dính liền lại thành cây tre.Câu 6. Dòng nào dưới đây giải thích đúng ý nghĩa từ“khoan thai”?A. chậm rãi, từtốn.B. lặp lại nhiều lần.C. nhanh, vội vàng.D. làm việc một cách vui vẻ, thích thú.

Câu 7. Các sựviệc được kểdưới đây thểhiện ý nghĩa gì?Anh ngảhết cây tre này đến cây tre khác. Anh cẩn thận đếm từng đốt trên các cây tre nhưng chẳng cây nào có đủmột trăm đốt. Vẫn chưa nản lòng, anh lại tìm đến bụi tre già, anh cốchặt một cây cao nhất, mặc cho gai làm rách cảáo, sước cảda, cây tre đổxuống,anh đếm đi, đếm lại vẫn chỉcó hơn bốn mươi đốt.Anh buồn quá, ngồi bên đống tre đốn dởvà khóc.A. Anh nông dân đã chặt rất nhiều tre.B. Anh nông dân không tìm được cây tre trăm đốt.C. Anh nông dân đã rất kiên trì, cốgắng tìm cây tre trăm đốt nhưng vẫn không tìm được.D. Anh nông dân dễnản lòng trước khó khăn.Câu 8. Dòng nào dưới đây không ghi lại đặc điểm của truyện “Cây tre trăm đốt”?A. Truyện được kểtheo trình tựthời gian.B. Truyện gắn với lịch sửthời kì dựng nước của các vua Hùng.C. Truyện có hai tuyến nhân vật: chính diện, phản diện.D. Truyện kểvềnhân vật trong các mối quan hệxã hội.Câu 9. Truyện “Cây tre trăm đốt” thểhiện ước mơ gì của nhân dân lao động?A. Ước mơ có người thông minh, tài giỏi giúp dân, giúp nước.B. Ước mơ chiến thắng lũ lụt, thiên tai.C. Ước mơ vềcuộc sống công bằng: người hiền lành, thật thà, chăm chỉsẽcó cuộc sống tốt đẹp.D. Ước mơ chiến thắng giặc ngoại xâm.Câu 10. Bài học nào dưới đây được rút ra từcâu chuyện “Cây tre trăm đốt”?A. Chỉnên làm những điều có lợi cho bản thân.B. Khi gặp khó khăn, không nên chia sẻvà đi tìm sựgiúp đỡcủa người khác.C. Trong cuộc sống, không nên tin tưởng vào bất kì ai.D. Cần làm việc chăm chỉ, sống thật thà, không lừa dối những người xung quanh

2
17 tháng 3 2022

Chia ra, nhìn thế này chắc tui lác mắt

17 tháng 3 2022

C

A

C

B

D

A

C

B

C

D

 

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đố

0
Đọc đoạn trích sau trong truyện Cây tre trăm đốt và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Cả hai họ ngừng tay đũa, đều cười theo, chế nhạo anh Khoai khờ khạo. Anh bảo lão phú ông ra sân mà xem. Rồi anh đọc khẽ: - Khắc nhập! Khắc nhập! Tức thì trăm đốt tre dính liền với nhau thành một cây tre dài và dính luôn cả lão trưởng giả vào đấy, hắn cố dứt mấy cũng không ra. Lão cai tổng thông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau trong truyện Cây tre trăm đốt và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Cả hai họ ngừng tay đũa, đều cười theo, chế nhạo anh Khoai khờ khạo. Anh bảo lão phú ông ra sân mà xem. Rồi anh đọc khẽ: - Khắc nhập! Khắc nhập! Tức thì trăm đốt tre dính liền với nhau thành một cây tre dài và dính luôn cả lão trưởng giả vào đấy, hắn cố dứt mấy cũng không ra. Lão cai tổng thông gia và con trai lão thấy thế chạy ra định gỡ giúp lão trưởng giả, anh Khoai đợi hai người tới gần, lại khẽ đọc: - Khắc nhập ! Khắc nhập! Lập tức, lão cai tổng và con trai lão đều dính vào với lão trưởng giả, càng giẫy càng đau, cả ba sợ hãi kêu khóc. Cả hai họ lúc bấy giờ tái mặt, dựng tóc gáy, không còn ai nghĩ đến chuyện ra gỡ hoặc chế nhạo nữa. Họ mặc áo rộng, đứng sắp thành hàng, van xin anh Khoai thả ba người kia ra và hứa sẽ tổ chức cưới cô gái út cho anh. Chờ một lúc lâu, anh Khoai mới đọc khẽ: - Khắc xuất! Khắc xuất! Bấy giờ, hai thông gia và chú rể mới rời ra được, và cây tre cũng đổ xuống, chia thành trăm đoạn. Họ nhà trai thoát nạn, cuốn gói ra về, và lão trưởng giả ngay ngày hôm sau phải gả cô út cho anh Khoai.”

Câu hỏi: Chỉ ra một chi tiết mang tính chất hoang đường kì ảo trong đoạn trích trên.
(Chữ hơi dính nên mong mng thông cảm T_T)

1
19 tháng 3 2022

Rồi anh đọc khẽ: - Khắc nhập! Khắc nhập! Tức thì trăm đốt tre dính liền với nhau thành một cây tre dài và dính luôn cả lão trưởng giả vào đấy, hắn cố dứt mấy cũng không ra.

19 tháng 3 2022

văn dính khong sao đou đừng đăng nhiều quá là mừng lắm rTvT

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

 

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

 

 

 

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

2
20 tháng 10 2021

help milk câu 3 đến câu 10 thôi

22 tháng 11 2023

a

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu. Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu. Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy. Phú ông kêu la ầm ỹ. Tiếng kêu oai oái làm cho hai họ hốt hoảng đổ ra sân. Chàng rể là người đầu tiên chạy đến định gỡ cho hộ vợ, nhưng hai tiếng "khắc nhập" của anh nông phu lại làm cho người hắn dính liền vào cây và đội phú ông lên đầu. Đến lượt ông thông gia đến gỡ con ra cũng bị dính vào nốt. Tiếp đó, họ nhà trai nhà gái cứ mỗi người xông vào gỡ là một lần bị dính cứng vào tre. Trong khi mọi người sợ xanh cả mắt thì anh đầy tớ vẫn bình thản đứng ở góc sân để đợi phú ông trả lời. Cuối cùng, phú ông đành phải van lạy xin được thả ra và hứa sẽ gả con gái cho anh, không dám nuốt lời nữa.

Bấy giờ anh chàng bèn hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Lập tức, phú ông và mọi người rời khỏi cây tre. Sau đó chàng rể cùng họ nhà trai cắp gói ra về. Còn anh nông phu từ đó được vợ như mong ước.”

(*https://www.sachhayonline.com/tua-sach/kho-tang-truyen-co-tich-viet-nam/cay-tre-tram-dot/1696)

1.      Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

2.      Dấu ngoặc kép trong câu: Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!" có tác dụng gì?

3.      Chỉ ra những chi tiết hư cấu kì ảo trong đoạn trích và nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

4.      Giải thích ý nghĩa của các từ, cụm từ sau: ngất nghểu, hốt hoảng, sợ xanh cả mắt.

5.      Tìm 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ trong đoạn trích trên và phân tích cấu tạo của cụm từ đó.

6.      Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

19
6 tháng 3 2022

1. Ngôi kể : thứ ba 

  PTBD : tự sự

2. Dấu ngoặc kép trong câu đánh dấu phía sau là lời nói của nhân vật.

3. "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu.

Bấy giờ anh chàng bèn hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Lập tức, phú ông và mọi người rời khỏi cây tre.

Ông phú hộ, nhà trai, nhà gái,... xông vào gỡ đều bị dính vào cây tre.

=> Cây tre bình thường không thể làm được như thế này nên những điều này là chi tiết kì ảo.

4. Ngất nghểu: Cao và không vững

   Hốt hoảng: Sợ cuống quít

   Sợ xanh cả mặt :  ở trạng thái quá sợ hãi, đến mức mặt mày biến sắc, nhợt nhạt

5. các đốt tre : cụm danh từ

  đành phải van lạy: cụm động từ

6. Em rút ra bài học là, khi đã hứa rồi thì phải giữ lời, không được thất hứa vì sẽ dễ làm mất lòng tin của người khác.

6 tháng 3 2022

1

PTBĐ: tự sự

2

dấu ngoặc kép có tác dụng là liệt kê

3

nhẵng chi tiết kì ảo là:Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu;  Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy;......

4

ngất nghiểu: rất rất cao

hốt hoảng: Lòng dạ rung động, lo sợ, rối loạn.

sợ xanh cả mặt :sợ đến mức xanh cả mặt ko nói nên lời.

6

ND : chúng ta nên sóng chung thực ko nói dối và ở hiền ắt sẽ gặp lành

 

19 tháng 3 2022

Theo em , sự xuất hiện của cụ già có ý nghĩa : muốn giúp anh nông dân nghèo , giúp anh lấy lại công bằng cho anh , vì anh nghèo nên không được phú ông chấp nhận cưới con gái Phú ông . Tình yêu của anh nông dân dành cho con gái Phú ông đã được cụ già nhìn thấy và cũng thấu hiểu , cuối cùng cụ già đã giúp anh 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre? Liệu có loài cây nào đã được hiện diện oai hùng trong huyền thoại ngay từ những ngày lập nước như cây tre của Thánh Gióng? Liệu có loài cây nào được hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước như cây gậy trúc của ông Bụt hiền từ? Liệu có loài cây nào đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”?Cây tre vì thế, gắn bó ruột rà với mỗi người dân Việt Nam. Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Nhà văn đã vinh danh cây tre Việt Nam bởi tất cả sự tham dự của nó vào đời sống văn hóa Việt Nam. Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

1)Hãy tìm các dẫn chứng trong đoạn văn thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người, dân tộc Việt Nam. Từ các dẫn chứng ấy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

2)Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết vì sao cây tre được xem là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam?

1
20 tháng 8 2016

1)

Các dẫn chứng:

* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.

- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.

- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.

- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

2)

Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:

-  Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)

- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2. Đoạn văn trên nói lên phẩm chất gì của cây tre? Em hãy ghi lại câu văn thể hiện nội dung đó. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc. 

3
5 tháng 12 2021

mình biết

5 tháng 12 2021

câu trả lời đâu

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2. Đoạn văn trên nói lên phẩm chất gì của cây tre? Em hãy ghi lại câu văn thể hiện nội dung đó. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

0