">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2021

Qua bài thơ "Thu Điếu" chúng ta cảm nhận đc trog tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến là sự là sự gắn bó tha thiết vs t. nhiên, bộc lộ tấm lòng yêu quê hương, đất nc thầm kín. Khung cảnh mùa thu đc vẽ ra rất giản dị và yên bình, đơn sơ, mang nét đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ VN

~HT~

9 tháng 3 2022

Tham Khảo

"Chiều Tối "giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục nhưng từng câu từng chữ đều như một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần Hồ Chí Minh: một tâm hồn nghệ sĩ dạt dào tình yêu với thiên nhiên, con người; một ý chí sắt đá vượt lên mọi hoàn cảnh, một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Bức chân dung ấy là sự hòa hợp giữa chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ, như trong bài “Đọc thơ Bác”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: “Vần thơ của Bác, vần thơ thép/ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

9 tháng 3 2022

Em tham khảo nhé:

Bài thơ Chiều tối cho ta những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn Hồ CHí Minh. Khung cảnh chiều tối bao giờ cũng gắn với nỗi buồn. Người tù nơi đất khách thì lại càng buồn hơn. Hình ảnh con chim mỏi mệt về rừng kia phải chăng cũng là người tù đang buồn đau nhớ thương quê hương xứ sở! Thiên nhiên, vạn vật cũng như nhuốm nỗi buồn, nhuỗn tâm trạng ưu tư của thi nhân lúc này. Nhưng không chỉ biết đến riêng mình, Bác còn lắng mình quan sát xung quanh. Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế ấy đã khám phá ra con người nơi xóm núi lao động vất vả. Người thương xót, cảm thông cho sự cực nhọc của họ. Nhưng đồng thời, trong màn đêm ấy, ta vẫn thấy một trái tim nhiệt huyết, một con người giàu tình yêu thương và tích cực, tích cực hướng về cuộc sống và tiếp tục hành trình cách mạng. Màu hồng của lửa đã thắp sáng niềm tin, sưởi ấm trái tim Người nơi đất khách. Đó quả là thú chất thép cao cả trong thơ Người. 

1 tháng 2 2016

Xưa nay, trong văn chương Đông Tây kim cổ, có rất nhiều thi sĩ viết về đề tài mùa thu và nhiều bài thơ thu nổi tiếng sống mãi với thời gian. Nguyễn Khuyến cũng đóng góp vào nền thi ca nước Việt một chùm ba bài thơ tả mùa thu mang đậm nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, trong đó bài Vịnh mùa thu được lưu truyền rộng rãi nhất bởi nó thể hiện khá đầy đủ và sinh động tâm trạng của tác giả.

 

Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ này sau khi ông đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Quê hương ông là xứ Vườn Bùi thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, một vùng đồng chiêm trũng đói nghèo bao thuở. Đáng lưu ý là các chi tiết trong bài thơ đều rút ra từ cảnh vật thân thuộc quanh ông. Đường làng nhỏ hẹp uốn lượn giữa hai bờ tre trúc và vô số ao chuôm. Những mái rạ đơn sơ cùng những cây rơm cũ kĩ thấp thoáng trong vườn cây trái.

Hai câu đề chấm phá hai nét phong cảnh đơn sơ, thanh thoát, trong đó mọi chi tiết, đường nét, sắc màu đều rất hài hòa, nhịp nhàng, phù hợp với tâm hồn tác giả. Nhà thơ mới nói đến trời thu nhưng ta đã thấy cả hồn thu trong đó:
 
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
 
Xanh ngắt là xanh thăm thẳm tưởng chừng không giới hạn; mấy từng cao là dường như nhiều lớp, nhiều tầng chồng lên nhau, gợi cảm giác cao vời vợi. Trên cái nền là bầu trời bát ngát xanh, nổi bật lên hình ảnh thanh tú, mềm mại của cần trúc, tức là cây trúc non chưa trổ lá, cong cong như chiếc cần câu đang đung đưa khe khẽ trước làn gió hắt hiu. Gió hắt hiu là gió rất nhẹ và như chất chứa đầy tâm trạng bên trong. Sự lay động nhẹ nhàng của cần trúc càng tôn thêm vẻ lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Bầu trời lại như dồn hết cái sâu lắng của mình vào bên trong cần trúc, để cho nó chỉ khe khẽ rung rinh. Đó là nét động và nét tĩnh của cảnh thu chốn đổng quê, đồng thời cũng là những rung động thực sự trong hồn thơ Nguyễn Khuyến. Giữa cảnh vật và con người nhà thơ có sự đồng điệu, cảm thông tuy thầm lặng nhưng sâu sắc lạ thường.
 
Ở hai câu thực, ngọn bút vẽ vời của Nguyễn Khuyến chuyển từ cao xuống thấp, từ bầu trời cao xa xuống mặt đất gần gũi ngay trước mắt:
 
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
 
Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu. Khi khí trời bắt đầu se lạnh, vào lúc sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao hồ thường có một lớp sương mỏng màu tím nhạt, trông xa như khói phủ. Khung cảnh bình thường ấy qua đôi mắt u buồn của thi nhân đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Tầng khói phủ khác làn khói phủ bởi sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, có độ sâu và như chất chứa một điều gì đó bên trong nên thành huyền ảo, mông lung. Đó là dáng thu dưới mặt đất, sau dáng thu trên bầu trời.
 
Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có ý cởi mở. Bóng trăng vào qua song thưa để ngỏ thì bóng trăng cũng trở nên mênh mông hơn, lặng lẽ hơn. Nếu ở câu trên, trạng thái của cảnh vật có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này cảnh vật lại có bề rộng, mặc dù bị giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa nhưng vẫn mênh mông ý nghĩa bên trong âm điệu và từ ngữ. Nhưng dù ở trạng thái nào đi nữa thì cảnh vật cũng vẫn chất chứa tâm trạng buồn thương.
Tâm trạng chủ đạo ấy chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ trong hai câu luận:
 
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
 
Sau khi nhìn mặt nước khỏi phủ, ngắm ánh trăng tràn qua song thưa, nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân. Ở đó nở mấy chùm hoa, có lẽ là hoa cúc. Rõ ràng là hoa năm nay mà cụ Tam Nguyên lại nghĩ là hoa năm ngoái. Trong đêm khuya, từ trên cao văng vẳng vài tiếng chim, khiến nhà thơ bâng khuâng tự hỏi không biết là tiếng ngỗng nước nào? Đó chính là biểu hiện của nỗi niềm hoài cổ khôn khuây của một người luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân nước. Điều gì đang xảy ra trong sâu thẳm tâm hồn thi sĩ ? Con người đang sống trong thực tại mà như lùi về quá khứ, hay bóng dáng quá khứ luôn hiển hiện trong tiềm thức nhà thơ?!
 
Nếu như trong bốn câu thơ trên, cảnh vật hài hòa, giao cảm với nhau thì đến đây, con người hòa hợp với cảnh vật trong một tâm trạng u uất. cảnh vật thể hiện tâm tư con người và tâm tư con người thể hiện qua cách cảm, cách nhìn cảnh vật. Như vậy là cảnh vật được miêu tả qua đôi mắt và trái tim rung cảm của nhà thơ. Mùa thu tới, nhà thơ nhìn hoa nở trước sân, nghe tiếng chim kêu trên trời trong đêm khuya thanh vắng mà trỗi dậy cảm xúc xót xa, ngậm ngùi đến não lòng. Chiều sâu của tâm hồn thi sĩ lắng đọng vào chiều sâu của mỗi câu thơ là vậy.
 
Hai câu kết cô đúc tâm trạng chủ đạo của nhà thơ. Trước cảnh thu và hồn thu như thế, thi hứng dạt dào khiến nhà thơ toan cất bút; nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bỗng nhiên thấy thẹn với ông Đào nên đành thôi:
 
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
 
Cụ Tam Nguyên thẹn về nỗi gì vậy? Thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách cứng cỏi như Đào Tiềm – một vị quan có khí tiết cương trực và cũng là một thi sĩ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc.
 

Lôgíc của bài thơ là từ cảnh đến tình, từ tình đến người. Lời thơ trong câu cuối cùng có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo, do đó càng làm tăng thêm chất suy tư vốn đã trĩu nặng của bài thơ.

Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh thu ở quê hương mình, từ màu trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu, tiếng ngỗng trên không… để dẫn đến cảm xúc đầy suy tư, trăn trở ẩn chứa trong cảnh vật. Thông qua đó, ông gửi gắm tâm trạng xót xa, nuối tiếc trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm, quá khứ tốt đẹp không còn nữa mà mình thì lực bất tòng tâm.

 
Thu vịnh là một bài thơ rất hay, góp phần khẳng định tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước đằm thắm trong thơ Nguyễn Khuyến. Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt tới mức tinh tế, điêu luyện mà vẫn dung dị, tự nhiên, không mấy ai sánh được.
23 tháng 9 2021

Tham khảo:

I. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.

- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn.

II. Thân bài

1. Hai câu đề

- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;

+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ

+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện

- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường

2. Hai câu thực

- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:

 

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

- Sự chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

⇒  Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”

3. Hai câu luận

- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:

+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu

+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

 

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

4. Hai câu kết

- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:

+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu

+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá

⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

5. Nghệ thuật

- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh

- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công

- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha

 



 

23 tháng 9 2021

Đúng!

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu (Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian, địa điểm thân thuộc và yên tĩnh của một buổi câu cá mùa thu:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”

Hình ảnh “ao thu” đặc trưng của làng quê Việt Nam bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến thật chân thực. Mở ra trước mắt người đọc là cái ao mùa thu vùng chiêm trũng đất Bắc. Nhà thơ dùng tính từ “trong veo” để miêu tả “ao thu” ấy, trong veo chỉ sự trong vắt, trong đến mức mà người ta có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Có lẽ, thời điểm này không còn là thời điểm chớm thu nữa mà là thời điểm giữa mùa thu hoặc cuối thu nên mới “lạnh lẽo” đến thế, chứ không se lạnh hay lành lạnh. Câu thơ gợi ra một khung cảnh với ao thu trong veo, trong vắt, tĩnh lặng nhưng lại lạnh lẽo, quạnh hiu. Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy lại xuất hiện thêm một chiếc thuyền nhỏ, càng làm cho không gian trở nên lạnh lẽo. Giữa cái rộng của ao thu đối lập với chiếc thuyền câu đã bé lại còn “bé tẹo teo” khiến cho hình ảnh chiếc thuyền trở nên nhỏ bé hơn, cô đơn hơn. Hai câu thơ mở đầu đều được nhà thơ gieo vần “eo” khiến không gian câu cá mùa thu trở nên lạnh lẽo mang một chút buồn.

 

Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

Nhà thơ tiếp tục miên man tả cảnh sắc mùa thu êm đềm khi hướng tầm mắt ra xa hơn với bầu trời thu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Đọc câu thơ, người đọc hình dung ra một bầu trời mùa thu cao vời vợi. Bởi lẽ một bầu trời cao trong vời vợi mới có một màu xanh ngắt. Nếu bên dưới ao thu được điểm tô là màu “biếc” của sóng thu, màu vàng của “lá” thu, thì ở ý thơ này lại là một màu “xanh ngắt” bao la, ngút ngàn. Và trên bầu trời thu ấy là những “tầng mây” đang “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả trạng thái dùng dằng, có trôi nhưng lại rất khẽ, rất thờ ơ của những đám mây. Dường như mùa thu cả không gian đất trời, cảnh sắc đều như trôi chậm lại. Nhà thơ trở lại với cảnh vật bên dưới, phía xa xa của những con ngõ nhỏ. Hình ảnh “ngõ trúc” hiện lên thật hoang vắng. Từ láy “quanh co” cùng “vắng teo” thể hiện một con ngõ ngoằn nghoèo, quanh co và không một bóng khách, gợi sự cô đơn, heo hút, man mác buồn.

20 tháng 1 2019

Mùa thu là một trong những đề tài lớn của thơ ca nhân loại. Nói tới đề tài này trong thơ ca Việt Nam chúng ta có thể kể tới rất nhiều tác giả với những sáng tác xếp vào hàng kiệt tác, trong số đó có Nguyễn Khuyến với chùm ba bài thơ thu. Mỗi bài trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là một bức tranh thu đặc sắc, và Câu cá mùa thu được đánh giá là "điển hình hình cho thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam" (Xuân Diệu).

Cảnh thu trong bài được đón nhận từ nhiều góc độ khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên caọ, từ hẹp đến rộng... Dưới nhiều góc độ như vậy, cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động và gợi cảm. Từ ao thu đến trời thu rồi đến đường thôn xóm... tất cả đều toát lên cái hồn thu, cảnh thu xiết bao thân thuộc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cái hồn ấy được gợi lên từ những khung cảnh, những cảnh vật hết sức thanh sơ: ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tí, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tảng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co... sắc xanh của trời hoà lẫn cùng sắc xanh của nước tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng của lá rụng trên cái nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động. Những đường nét, màu sắc... gợi lên trong tướng tượng của người đọc khung cảnh của một buổi sớm thu yên bình trên một làng quê miền Bắc với bầu trời thu cao rộng, khoáng đạt, những ao chuôm trong vắt phản chiếu màu trời, màu lá, thôn xóm với những con đường nhỏ quanh co hun hút xanh màu tre trúc, gió thu dịu mát khẽ làm xao động mặt nước, thỉnh thoảng một vài chiếc lá rụng cắt ngang không gian... Trong bức tranh thu này mọi cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vận thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bao người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng xúc động. Đó là một mùa thu trong trẻo, thuần khiết, mát lành đã bao lần đến trên quê hương của mỗi chúng ta.

Cảnh trong Câu cá mùa thu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thây một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hoà nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu. Cái tĩnh, cái buồn rõ ràng là trạng thái của cảnh vật ở đây tuy nhiên, đó không phải là cái tĩnh của sự chết lặng, thiếu vắng sức sống, cũng không phải là cái buồn của sự bi lụy, chán chường. Gắn với cái buồn, cái tĩnh này vẫn là sự trong sáng, thơ mộng và sức sống muôn đời bất diệt của thiên nhiên xứ sở.

Phải gắn bó tha thiết với quê hương, phải có một tâm hồn nhạy cảm đến độ nào thì Nguyễn Khuyến mới có thể tái hiện một cách tài tình tất cả vẻ đẹp xiết bao bình dị mà nên thơ của mùa thu làng quê Bắc Bộ vào trong những vần thơ tự nhiên, giản dị đến thế. Thơ thu Việt Nam giàu có, đặc sắc hơn bởi những vần thơ như thế của Nguyễn Khuyến.

20 tháng 1 2019

Gợi ý

a. Cảnh thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

- Bức tranh mùa thu được thu vào tầm mắt theo điểm nhìn thay đổi từ gần đến cao xa, từ cao xa trở về gần: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng” rồi quay trở về với thuyền câu, ao thu

b. Cảnh thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

- Màu sắc:

+ “trong veo” “sóng biếc”, “trời xanh ngắt”: màu sắc thanh dịu

- Đường nét, chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”⇒ “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

- Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời hòa với sắc vàng của lá ⇒ tăng thêm sự hài hòa thanh dịu

c. Cảnh thu được khắc họa đẹp nhưng tình lặng và đượm buồn

- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

+ Ngõ trúc “khách vắng teo”: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người

+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” ⇒ không đủ sức tạo nên âm thanh

+ Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động rất khẽ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

26 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Câu 1:

Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế.
Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không gian tĩnh lặng trong bài thơ góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ. Đó cũng chính là cái tính rất gợi cảm, tác động tới tâm hồn nhà thơ: một tâm trạng cô quạnh, đau xót trước tình hình đất nước bị xâm lược. Bài thơ không chỉ đơn thuần là tả việc  câu cá. Câu cá chỉ là cái cớ để nhà thơ mở rộng cõi lòng mình đón nhận cảnh thu, tình thu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc

Câu 2:

Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần "eo" đi vào thơ của Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, thoải mái chứ không hề bị gò bó, ép buộc hay khiên cưỡng để lại ấn tượng khó quên cho người đọc

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại: chỉ bằng vài nét vẽ tinh tế, mùa thu của thiên nhiên đất trời vùng Bắc Bộ đã hiện lên thật đẹp. Đó cũng là cách để Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu của mình với quê hương, đất nước.

23 tháng 8 2023

Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.