Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý :
* Chỉ với bốn câu thơ tám chữ và bằng vài nét phác họa nhà thơ đó vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu thôn quê đẹp, giản dị, và đầy hấp dẫn:
- Mựa thu bắt đầu với gió heo may mang theo hơi lạnh của đất trời tỏa ra khụng gian bao trựm lờn vạn vật, có lẽ chẳng ở đâu có cái se lạnh ấy ngoài mùa thu đất Bắc, cái gió mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ.
Nghệ thuật nhân hóa “bờ tre buồn”, đó gợi ra hỡnh ảnh bờ tre như một sinh thể có linh hồn biết cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu nên đó mang một nỗi buồn xao xỏc
- Mựa thu thường gợi sự tàn phai hộo ỳa vỡ thế trong bức tranh thu này sự tàn phai ấy được nữ thi sĩ thể hiện qua hỡnh ảnh của ao bốo tàn lụi vừa gần gũi quen thuộc lại vụ cựng dõn dó. Ao bốo là hỡnh ảnh đẹp của muà hè nhưng khi sang thu đó tàn lụi, song trong sự tàn lụi ấy, nhà thơ lại phỏt hiện ra vẻ đẹp mới của thiên nhiên mùa thu đó là ao thu với làn nước trong veo in bóng mây khiến cho người đọc liên tưởng tới một sự hũa quyện của mõy và nước- một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.
- Hay nhất vẫn là hai câu thơ cuối: Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước một cảnh trí tràn đầy sắc vàng của hoa mướp, của nắng và cả của chuồn chuồn nữa, mỗi màu vàng đều mang một đặc trưng riêng vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở nên tuyệt tác đến vậy.
+ Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang nó chỉ là loài hoa mộc mạc, đơn sơ gần gũi với hỡnh ảnh nụng thụn Việt Nam vào mựa hố, được tác giả đưa vào trong thơ nó trở nên gần gũi, nhuần nhụy và đằm thắm, tinh tế.
+Hỡnh ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng như con người: ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gỡ đó đó qua.
* Nghệ thuật: Nhà thơ đó sử dụng nghệ thuật nhân hóa tre buồn”, “chuồn chuồn ngẩn ngơ” và những từ láy : “xao xác, rải rác, ngẩn ngơ” đó bộc lộ được thần thái của sự vật vừa nhẹ nhàng man mỏc vừa làm say lũng người.
* Từ vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu ta thấy được tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước thởi khắc giao mựa của đất trời từ đó gửi gắm tâm trạng buồn man mác trước cuộc đời.
Qua khổ thơ ta càng thêm yêu vẻ đẹp của quê hương mỡnh.
1. a. Thể thơ : 8 chữ
b. Nhà thơ đó sử dụng nghệ thuật nhân hóa tre buồn”, “chuồn chuồn ngẩn ngơ” và những từ láy : “xao xác, rải rác, ngẩn ngơ” đó bộc lộ được thần thái của sự vật vừa nhẹ nhàng man mỏc vừa làm say lũng người.
c. Gợi ý
Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước một cảnh trí tràn đầy sắc vàng của hoa mướp, của nắng và cả của chuồn chuồn nữa, mỗi màu vàng đều mang một đặc trưng riêng vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở nên tuyệt tác đến vậy.
+ Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang nó chỉ là loài hoa mộc mạc, đơn sơ gần gũi với hỡnh ảnh nụng thụn Việt Nam vào mựa hố, được tác giả đưa vào trong thơ nó trở nên gần gũi, nhuần nhụy và đằm thắm, tinh tế.
+Hình ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng như con người: ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gỡ đó đó qua.
I. Mở bài:
Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.
- Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.
II. Thân bài:
* Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:
Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.
Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.
-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.
- Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.
* Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:
- Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.
- Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.
- Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.
* Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.
- Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình
- Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.
* Tác dụng:
- Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.
- Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.
III. Kết bài:
Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người.
Tham Khảo
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong lòng người những xao xuyến sau bao năm xa quê hương
Bác của chúng ta, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, chịu biết bao nhiêu khổ cực, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thì năm 1941, ước nguyện được trở về quê hương của Người cũng đã trở thành hiện thực. Bên cột móc 108 biên giới Việt Trung, Bác lặng người ngắm nhìn núi rừng Cao Bằng - mảnh đất địa đầu đất nước. Người cúi xuống hôn lên nắm đất Tổ quốc mà đôi mắt rưng rưng.Cùng được sinh ra trong bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân, đồng bào Việt Nam, nhân dân Việt Nam từ xưa vốn đã là con một nhà, mang trong mình tình yêu nước thiêng liêng và sâu sắc, và đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng yêu nước đó càng chói ngời qua tấm gương của Bác – cả cuộc đời theo đuổi lý tưởng tự do và ấm no cho nhân dân, bình yên và giàu đẹp cho Tổ quốc, như Bác đã từng nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”.Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, hành trang Bác mang theo là đôi bàn tay, sự chịu khó và nặng hơn hết là ý chí cứu nước mãnh liệt. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể, làm biết bao nhiêu công việc cực nhọc như làm bồi bàn, lao công quét tuyết, phụ bếp cho khách sạn…nhưng người chưa bao giờ lung lay ý chí, chưa bao giờ thôi nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Sống trong cảnh lầm than, thấu hiểu nỗi đau mất nước, cảm nhận sâu sắc sự bất hạnh của kiếp nô lệ, tất cả là động lực bên trong thôi thúc Bác tìm đến lý tưởng cách mạng nhân đạo và khoa học của Mác – Lênin.Tình yêu nước nồng cháy là thế, lòng yêu thương đồng bào dân tộc tha thiết là thế, vậy mà Người phải cách xa biền biệt 30 năm trời để đi tìm con đường giải phóng dân tộc, ta có thể hiểu được tâm trạng bồi hồi, niềm xúc động của Người sau ngần ấy năm trời khổ ái mới được đặt chân về với đất mẹ. Phút giây được đặt chân lên tấc đất đầu tiên của Tổ quốc là giây phút thiêng liêng không diễn tả thành lời. Sau này Người từng kể lại răng: “Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ. Hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình. Khi bước qua cái bia giới tuyến, lòng Bác vô cùng cảm động”. Trở về đất nước đúng dịp xuân về, cả đất trời và lòng người đều rạo rực, trong lòng Bác càng trào dâng niềm hân hoan, hạnh phúc. Hình ảnh của Bác thật giản dị, gần gũi nhưng lại cao lớn lồng lộng. Lúc ấy Bác mặc trang phục của người Nùng (một dân tộc sinh sống ở Cao Bằng), quần áo chàm, đầu thì đội mũ may bằng vải màu chàm, chân đi đôi giày vải đen, quàng khăn vừa che kín râu. Hành lý mà Bác mang theo chỉ vẻn vẹn có một chiếc vali bằng mây nhỏ cũ kỹ đựng quần áo và chiếc máy đánh chữ xách tay. Hỏi trên thế giới có được mấy vị chủ tịch nước bình dị, đơn sơ như Hồ Chủ Tịch. Điều đó càng làm cho mỗi người dân Việt Nam ta càng yêu quý, kính trọng Người. Bác đã hy sinh tất cả cho ấm no, tự do của Tổ quốc. Để rồi sau cái “sáng xuân bốn mốt” đó, cái sáng chấm dứt ba mươi năm bôn ba khắp năm châu, bốn bể tìm đường cứu nước đó, Người đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cùng Đảng ta đem lại những mùa xuân cho dân tộc, chấm dứt trăm năm nô lệ tăm tối.
Bác sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam như người Cha, người Mẹ của bao thế hệ!!!
Bước vào khung cảnh mùa đông VB, đôi mắt ta như bị choáng ngợp bởi sắc xanh bạt ngàn của núi rừng. Đâu đó hình ảnh hoa chuối bập bùng như những bó đuốc làm cho không gian trở nên ấm áp, xua tan đi vẻ lạnh lẽo, hoang vu vốn có của mùa đông. Trong ánh nắng dàn trải khắp không gian, ta thấy ánh lên tia sáng từ chiếc dao gài thắt lưng của một người lao động. Người đứng trên đỉnh đèo cao, nắng từ trên cao chói xuống dao ở thắt lưng, lóe sáng, Nó tạo ra một dáng vẻ vững chãi và khí thế của người làm chủ núi rừng.
Chuyển sang mùa xuân, màu xanh của cỏ cây nhường chỗ cho màu trắng tinh khiết , mơ mộng của hoa mơ. Hình ảnh mơ nở trắng xóa cả một rừng làm ta liên tưởng tới cảnh đẹp thiên nhiên khi Bác về nước:
Trên nền không gian trong sáng, tinh khôi đó, hình ảnh người đan nón cần mẫn, cẩn trọng chuốt từng sợi giang tạo cho ta cảm giác thật ấm áp và bình dị.
Mùa xuân đi qua, mùa hạ đến. Nhắm mắt và lắng tai nghe, ta sẽ cảm nhận được “nhạc ve”. Tác giả muốn nói đến tiếng ve kêu râm ran trong rừng phách vàng hay muốn nói chính tiếng ve kêu kéo màu vàng bao trùm lên rừng hoa phách ? Đây có thể nói là câu thơ tả cảnh thiên nhiên hay nhất của TH. Đọc câu thơ lên ta co thế cảm nhận được sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác trước khung cảnh thiên nhiên. Đặc biệt từ “đổ” gợi cho ta sự chuyển màu mau lẹ từ sắc trắng sang vàng , bừng sáng cả núi rừng VB. Ta chợt nhớ Khương Hữu Dụng cũng có một câu thơ có cấu trúc tương tự : “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. Nếu Khuơng Hữu Dụng nhờ vào tiếng chim để khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên buổi bình minh thì Tố Hữu dựa vào tiếng ve đã kéo cả một mùa hè ra khỏi lớp vỏ cũ kĩ.
Chúc bạn học tốt!
*Vẻ đẹp của chị Dậu trong đoạn trích''Tức nước vỡ bờ'':
-Tần tảo, đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu khó.
-Giàu tình yêu thương chồng con.
-Tính cách thẳng thắn, cứng cỏi, tư thế hiên ngang, dũng cảm và đặc biệt có sức sống tiềm tàng mãnh liệt,tinh thần bất khuất chống lại cường quyền, áp bức.
(Lấy dẫn chứng trong đoạn trích để làm rõ từng vẻ đẹp của nhân vật)
Sau khi học xong văn bản "Tức nước vỡ bờ", trích từ tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố, tôi vô cùng ấn tượng với nhân vật chị Dậu vì những đức tính tốt đẹp của chị. Trước hết, tôi không thể phủ nhận chị Dậu là một con người giàu tình yêu thương chồng con. Trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, khó khăn, lại phải đóng sưu thuế lớn, người trụ cột trong gia đình- anh Dậu lại bị ốm đau, nên một mình chị phải chạy vạy tiền bạc vừa để nuôi chồng con, vừa để nuôi chính mình. Khi mang bát cháo cho chồng, chị đã rất dịu dàng; chị rón rén, bưng một bát cháo đến chỗ anh Dậu và bảo: "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột."
rồi sau đó, chị ngồi lại có ý xem anh Dậu ăn có ngon miệng hay không. Quả là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, trách nhiệm! Trên hết, khi tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào nhà, vì quan tâm, lo lắng cho anh Dậu và các con, và cũng vì quá phẫn uất, căm tức trước những hành động vô liêm sỉ của bọn tay sai dù chị đã rất nhẹ nhàng, đã tạo thành sức mạnh giúp chị đánh bại 2 tên độc ác của xã hội phong kiến để bảo vệ cho gia đình. Không chỉ có vậy, chị Dậu còn là một con người giàu tinh thần phản kháng. Khi đám tay sai bước vào, chị đã cư xử rất thông minh bằng cách xưng hô lễ phép "ông - cháu" đúng nghĩa của kẻ bề dưới, Truy nhiên, "con giun xéo lắm cũng quằn", khi sự bóc lột quá mức cũng là lúc chị phải liều mạng cự lại. Từ kẻ bề dưới, chị thể hiện sự ngang hàng với bọn dã thú khi xưng hô "ông-tôi", rồi sau đó là "mày - bà" chứng tỏ chị đã ở tư thế của kẻ bề trên. Cuối cùng, bọn tay sai vẫn không chịu dừng lại, chị buộc phải dùng vũ lực, đánh lại bọn chúng; và cuối cùng, cả tên cai lệ và người nhà lí trưởng đều đại bại trước "chị chàng con mọn". Những sự phản kháng quyết liệt của chị không chỉ thể hiện sức mạnh tiềm tàng của chị, những người phụ nữ nông dân nói riêng và của tập thể nông dân trước Cách mạng tháng Tám nói chung, mà con là lời minh chứng đúng đắn cho quy luật xã hội ở mọi nơi "CÓ ÁP BỨC, CÓ ĐẤU TRANH". Như vậy, nói tóm lại, trong đoạn trích, chị Dậu vừa là một con người giàu lòng yêu thương chồng con, vừa là một con người giàu tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Quả là một người phụ nữ tuyệt vời!!!!!!!!!!!
Nó khác đôi chút bài của tớ đấy!!!!
Good luck!!!
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" :
Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.
Mùa thu bắt đầu với gió heo may mang theo hơi lạnh của đất trời tỏa ra không gian trùm lên vạn vật, có lẽ chẳng ở đâu có cái se lạnh ấy ngoài mùa thu đất Bắc, cái gió mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ. Nghệ thuật nhân hóa "bờ tre buồn" đã gợi ra hình ảnh một bờ tre như một sinh thể có linh hồn biết cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu nên đã mang một nỗi buồn xao xác.
Mùa thu thường gợi sự tàn phai héo úa vì thế trong bức tranh thu này sự tàn phai ấy được nữ thi sĩ thể hiện qua hình ảnh của ao bèo tàn lụi vừa gần gũi quen thuộc lại vô cùng dân dã. Ao bèo là hình ảnh đẹp của mùa hè nhưng khi sang thu đã lụi tàn , song trong sự tàn lụi ấy, nhà thơ lại phát hiện ra vẻ đẹp mới của thiên nhiên mùa thu đó là ao thu với làn nước trong veo in bóng mây khiến người đọc liên tưởng tới sự hòa quyện của mây và nước- một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.
Hay nhất vẫn là hai câu thơ cuối: Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước một cảnh trang trí tràn đầy sắc vàng của hoa mướp, của nắng và của cả chuồn chuồn nữa, mỗi màu vàng đều mang một đặc trưng riêng vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở nên tuyệt tác như vậy.
Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang, nó chỉ là một loài hoa mộc mạc, đơn sơ gần gũi với hình ảnh nông thôn Việt Nam vào mùa hè, được tác giả đưa vào trong thơ nó trở nên gần gũi, đằm thắm, tinh tế.
Hình ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng như con người :ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gì đó đã qua.
Nhà thơ đã sử dùng nghệ thuật nhân hóa "tre buồn", "chuồn chuồn ngẩn ngơ" và các từ láy "xao xác", "rải rác","ngẩn ngơ" đã bộc lộ được thần thái của sự vật vừa nhẹ nhàng, man mác vừa làm say lòng người.
Từ vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu ta thấy được tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước thời khắc giao mùa của đất trời từ đó gửi gắm tâm trạng buồn man mác trước cuộc đời. Qua khổ thơ ta càng yêu thương vẻ đẹp của quê hương mình.