K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau: "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau:

"Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người một trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng quê, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!..."

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm này và vị trí của đoạn văn trong tác phẩm “Làng” – Kim Lân

Câu 2: Xác định ngôi kể chính của đoạn trích trên? Tác dụng của nó?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Viết đoạn văn nếu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép đẳng lập và phép thế.

43

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Phong cách của Hồ Chí Minh rất đẹp và luôn đẹp như thế . Cái đẹp trong phong cách Bác xuất phát từ lối sống giản dị như thanh cao , là từ cái kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại . Bác đi nhiều nơi , làm nhiều nghề , tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới để rồi đúc kết ra cho mình một sự hòa quyện tuyệt vời . Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời cũng phê phán cái xấu; một cách tiếp thu có chọn lọc , có hiểu biết ; phải là người có năng lực và am hiểu cái đẹp mới làm được như thế . Không những vậy , một vẻ đẹp rất đặc trưng của Bác nữa chính là vẻ đẹp của lối sống giản dị , đời thường . Tuy đời thường nhưng không hề tầm thường . Bác sống tự nhiên , không khắc khổ như các vị tu hành , Bác sống thanh tao như các vị danh nho xưa . Nơi ở chỉ vẻn vẹn có cái nhà sàn nhỏ bé cạnh chiếc ao cá . Trang phục thì cũng không phải loại sang trọng mà là đơn giản với bộ quần áo bà ba nâu , chiếc áo trấn thủ , đôi dép lốp . Bữa cơm hàng ngày thì đạm bạc : cá kho , rau luộc , cà muối , dưa ghém , cháo hoa . Tư trang ít ỏi , chỉ có chiếc vali con đựng vài bộ quần áo thêm vài vật kỉ niệm đi đường . Thật thanh đạm và tiết chế . Tất cả những cái ấy tạo nên sự thanh cao trong Bác , một vẻ đẹp thuần thúy , trong sáng của một vị lãnh tụ dân tộc . Bác chọn lối sống giản dị ấy bởi lẽ Người hiểu được ý nghĩa của chúng trong cuộc sống . Sống như vậy sẽ có cảm giác thanh thản , bay bổng , vô tư vô ưu .Chúng còn giúp di dưỡng tinh thần, tạo nên hạnh phúc , thẩm mĩ cho cuộc sống . Những điều ấy chắc hẳn đầu là những điều mà mọi người đều ao ước sở hữu . Vậy , hãy sống theo Bác , học tập lối sống ấy của Bác , một lối sống giản dị nhưng thanh cao . Nó sẽ làm cho cuộc đời mỗi con người trở nên ý nghĩa , tốt đẹp hơn.

21 tháng 9 2021

cám ơn bạn nhìu!!

 

Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân và trả lời câu hỏi:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lạidội lên trong tâm trí ông.Hay là quay về làng?...Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nótheo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...Nước mắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân và trả lời câu hỏi:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại
dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó
theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...
Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay đầu lại làm nô lệ cho thằng Tây[...].
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không
thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào?
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích?
Câu 3: Nêu tinh huống truyện cơ bản của tác phẩm trên.
Câu 4: Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích? cho biết dấu hiệu nhận biết đó là lời dẫn trực tiếp?

30

Câu 5: Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ
?
Câu 6: Tâm trạng của ông Hai được thể hiện ntn qua câu "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi
thì phải thù".?
Câu 7: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 8: Tác giả đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật nào? Cách chọn điểm nhìn trần thuật đó có tác dụng gì?

0