K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2017

Nụ cười của mẹ mãn nguyện khi con bắt đầu chập chững bước đi. Nụ cười của mẹ rạng ngời khi con đạt điểm tốt. Nụ cười của mẹ hạnh phúc khi con đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, ... và cứ thế, nụ cười ấy đã đi sâu vào tận tâm hồn con, đưa con vượt qua những gian lao thử thách khó khăn nhất trong cuộc đời.

Nghĩ về nụ cười của mẹ là nghĩ về những gì tươi đẹp nhất trong cuộc đời con. Hình ảnh đẹp nhất ấy chính là đóa hồng thắm đỏ nở trên môi mẹ, rạng rỡ như nắng ấm trong những ngày đông băng giá.Lần đầu tiên con cảm nhận được tình yêu của mẹ trong nụ cười là ngày con tập đi. Ngày ấy xa lâu rồi nhưng con vẫn nhớ. Bất cứ lúc nào mẹ cũng cười. Mẹ nở nụ cười khích lệ nâng đôi chân bé nhỏ của con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Mẹ lại cười, nụ cười giống như vâng trăng sang nhất, mượn ánh sang của mặt trời để soi rõ đường con đi, càng sang hơn mỗi lúc thấy bước chân con them rắn giỏi. Đôi khi trong vòng tay yêu thương của mẹ, con thấy nụ cười của mẹ là tuyệt diệu nhất trên đời. Mẹ cũng cười như thế mỗi lúc con được điểm cao. Lần đầu tiên cầm bài kiểm tra điểm mười của con trên tay, mẹ vui sướng đến bật khóc. Con không muốn mẹ khóc đâu, nhưng vì cố ngắm rõ khuôn mặt mẹ mà con đã thấy nụ cười ẩn sâu trong dòng nước mặn. “Mẹ đẹp lắm!” Con nói nhẹ khiến cho nụ cười kia biến thành vòng tay ôm chặt con vào lòng. Mẹ cười cả những lúc con xin tiền mẹ cho ông lão ăn xin, nụ cười mẹ khen con đã lớn, khen con mang tấm long nhân hậu, biết thương người. Và nụ cười khiến cho lòng con ấm áp…

Mẹ của con đâu chỉ cười những lúc con vui, mà nụ cười của mẹ vẫn luôn hiện diện cả trong lúc con buồn, con that bại. Sao con quên được năm học lớp Ba, lần đầu tiên con đi thi học sinh giỏi của trường. Mẹ cũng nhớ chứ? Trong khi tất cả các bạn trong lớp con dự thi đều đạt giải cao thì con lại chẳng được gì. Không niềm vui, không sự an ủi và chia sẻ của các bạn. Nhưng mẹ đã đến bên con. Mẹ bảo rằng: “Con phải cố gắng lên, gắng mà học, gắng mà chiến đấu với thất bại, rồi có ngày con sẽ thành công”, rồi mẹ ban tặng cho con nụ cười đẹp nhất. Thử hỏi còn bông hoa diễm lệ nào đẹp hơn nụ cười ấy, còn hạt sương mai nào long lanh hơn vậy? Chỉ một thời gian ngắn sau hôm ấy, con đã đoạt ngay giải Nhì toàn quốc trong đợt thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”. Nụ cười của mẹ không chỉ mang con ra khỏi thất bại, mà với con, nó còn là điều kì diệu, ý nghĩa nhất trong đời.

Sau này, khi rời khỏi vòng tay mẹ, con sẽ bay khắp bốn phương trời bằng chính đôi cánh hạnh phúc được kết nên từ nụ cười của mẹ ngày xưa. Nhưng mẹ ơi, dù con có đi tới tận nơi chân trời góc biển, dù con có gặp những ánh mắt và nụ cười của bao người con yêu đi chăng nữa, thì nụ cười của mẹ vẫn mãi là đẹp nhất, mãi là hình ảnh cao quý, thiêng liêng mà con trân trọng nhất cuộc đời.

6 tháng 10 2017

Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong sống.

Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy.

Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được cuộc gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.

Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao.

Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...

Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...

29 tháng 9 2018

Trong gia đình, không ai có thể thay thế được người mẹ. Người mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc ta được như ngày hôm nay. Và thật hạnh phúc khi ta thấy được trên khuôn mặt mẹ là nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc.

Từ khi em nhỏ, nụ cười của mẹ đã khắc sâu vào tâm trí em, nụ cười của người phụ nữ đảm đang, nhân hậu. Nụ cười đó theo em trong suốt những năm học mẫu giáo, tiểu học rồi đến trung học. Nụ cười luôn khích lệ, động viên em, và cũng chính nụ cười đó đã an ủi em khi em vấp ngã. Nụ cười của mẹ thật là đẹp, nụ cười hiên hòa.

Và em chỉ mong sao nụ cười đó luôn thường trực trên môi. Mỗi khi em học bài khuya, mẹ thường đến bên em, xoa đầu và nở nụ cười động viên khích lệ: “Cố gắng lên con!” Những lúc đó, em cảm thấy như mẹ đã tiếp thêm sinh lực cho em trên con đường học tập. Và em thường chạy đến bên mẹ, ôm chặt mẹ vào lòng và nói:” Con yêu mẹ!”. Mẹ đã lại cười xòa. Có lần em ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Từ việc móm cho em từng thìa cháo đến việc đút cho em từng múi cam. Nhưng em không còn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt tươi vui của mẹ mà thay vào đó là khuôn mặt ủ rũ, âu sầu. Luc đó, em chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để lại thấy được nụ cười của mẹ.

Ôi! Nụ cười! Nụ cười của mẹ! Nó theo ta suốt cuộc đời, động viên khích lệ ta vững bước trên đường đời. Và có lẽ đến hết đời, em sẽ không bao giờ quên được nụ cười nhân hậu của mẹ.

29 tháng 9 2018

ai nhanh mk k cho 4 cai

16 tháng 12 2018

"Mẹ là đọt mía ngọt ngào, mẹ là nải chuối, buồng cau, mẹ là tiếng dế thâu đêm, là ánh trăng soi đường cho con khi con lạc lối. Thật tự hào trên đời này ta có mẹ".Và thật vui sướng biết bao khi tôi luôn nhìn thấy nụ cười của mẹ nở trên môi.
Đâu phải lúc nào mẹ cũng cười. Nhưng tôi vẫn nhớ như in lời ba nói :' Lúc con sinh ra mẹ đã cười rất tươi...". Tôi biết khi đó mẹ mệt mỏi như thế nào nhưng vẫn cố nở một nụ cười vì mẹ đã sinh ra một sinh linh bé bỏng hay bởi mẹ vui sướng chăng. Tôi cũng không biết nữa nhưng chắc chắn rằng nụ cười đó là nụ cười hạnh phúc của mẹ. Rồi ai cũng gặp khó khăn: Khi tập lẫy, tôi cảm thấy lật được người lên là rất khó, mẹ cười, cho dù lúc đó tôi chưa cảm nhận được gì mẹ vẫn khích lệ:"Cố lên con, mẹ tin con sẽ làm được". Hay là lúc biết bò, biết đi, mẹ đặt tôi xuống đất nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi những bước đi đầu đời, tôi ngẩng lên nhìn mẹ vui sướng như muốn nói: " Con đi được rồi mẹ ơi". Mẹ nở 1 nụ cười mãn nguyện như chúc tôi thành công. Tôi biết nói, câu đầu tiên mà tôi gọi là :" Mẹ". Mẹ cười, chao ôi
Nụ cười ấy thật đẹp và quan trọng đối với tôi biết nhường nào.
Vậy là sự trưởng thành của tôi theo sau là nụ cười mẹ như những ngày nào tôi vào lớp 1. Ngày khai trường đã đến, mẹ đưa tôi đến rất sớm để làm quen với trường lớp. Ân tượng đầu tiên của tôi là trường mới đẹp làm sao! Lớp 1A hiện dần trong mắt tôi 1 cách quen thuộc biết chừng nào....Đang miên man nghĩ, tiếng trống trường như đánh thức tôi. Nỗi sợ hãi, lo lắng bao trùm lên tâm trí tôi, mẹ cười "Kìa con vào lớp đi, cứ đi đi mẹ sẽ luôn ở bên con". Và mẹ thật tuyệt trong mắt tôi.
Những khi bị điểm kém, những lần nói dối mẹ, trốn đi chơi, mẹ đã khóc có lẽ mẹ thất vọng về tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ lại cười để an ủi, khích lệ vì mẹ biết tôi cũng rất buồn:" Đừng lo con chỉ cần con cố gắng thôi " . Nụ cười ấy như làm tôi thêm quyết tâm, cố gắng: " Mẹ ơi con sẽ cố gắng nữa để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi và con hứa con sẽ không làm mẹ buồn nữa đâu vì nụ cười của mẹ luôn bên cạnh con khi con cần phải không mẹ"
Nụ cười của mẹ luôn giúp tôi có thêm nghị lực, che trở cho tôi. Và nụ cười ấy là suối nguồn yêu thương là bến đỗ tâm hồn của cuộc đời con mãi mãi.

16 tháng 12 2018

Mẹ là người vĩ đại, nhân hậu và có lẽ cũng là vị tha nhất trên thế giới này. Mỗi người đều có những dấu ấn riêng về người mẹ vĩ đại ấy, có thể là lúc mẹ nói chuyện, có thể là khi mẹ lao động một việc gì đó, nhưng chắc có lẽ hình ảnh người mẹ mỗi khi nở nụ cười rạng rỡ trên môi dù ta trong bất cứ hoàn cảnh nào là dấu ấn khó phai nhất.

Mẹ là tất cả những gì giàu có, phong phú và thiêng liêng nhất của thế giới chăng. Con dù lớn đấy, nhưng vẫn là con của mẹ và đi suốt đời lòng mẹ vẫn cứ theo ta. Mẹ ngân nga và đi cùng ta từ thuở lọt lòng, còn thơ ngây trong chiếc nôi với những lời ru đến khi ta đã trưởng thành, va vấp với cuộc đời nhiều sóng gió ngoài kia. Mỗi người có những hạnh phúc riêng và những cách cảm nhận khác nhau về hạnh phúc, nhưng có lẽ hạnh phúc vừa bình dị mà cũng vừa thiêng liêng đó là được ở cạnh mẹ, được mẹ yêu thương và nhìn ngắm mẹ cười tươi rạng rỡ.

Mỗi khi mẹ cười, từ ánh mắt đến mọi cử chỉ dường như cũng vui tươi và rạng ngời hơn gấp bội phần. nụ cười của mẹ giống như tia nắng mai ấm áp xua tan đi những buồn phiền, lo âu và khó khăn trong cuộc đời mẹ, trong cả tuổi thơ của ta nữa. Ánh mắt mẹ hơi nheo nheo lại, không chỉ vậy khi mẹ cười còn có má núm đồng tiền nữa. Nhìn mẹ vừa toát lên vẻ duyên dáng, vừa toát lên nét gì đó kiêu sa mà thánh thiện. nụ cười của mẹ luôn là dấu ấn khó phai trong lòng tôi. Có khi tôi được điểm cao nụ cười của mẹ như tia nắng rực rỡ. Những cả những khi tôi buồn, tôi gặp thất bãi hay vấp ngã mẹ đều dịu dàng cho tôi một tình yêu, một nguồn sức mạnh vô hình mà mãnh mẽ biết bao đó là nụ cười mẹ. nụ cười như nắng ấm mùa đông, như cơn gió mùa hạ, như cơn mưa xuân nhè nhẹ bất chợt vương vấn trong lòng.

Mỗi người phụ nữ đều đẹp môt vẻ đẹp riêng, đều có những nét kiêu sa, rạng ngời khó tả. với riêng tôi, hình ảnh mẹ khi nở nụ cười luôn đẹp nhất. lúc đó tôi có cảm giác như mẹ không còn phải lo toan với những gánh nặng mưu sinh hay những bộn bề ngoài cuộc sống, mẹ được thêm thư thái và an nhiên để lắng dịu trong lòng, chầm chậm mà yên vui cùng chúng tôi qua những tháng năm ngắn ngủi mà thiêng liêng của cuộc đời.

Cảm ơn mẹ, mẹ ơi, cho con một tình yêu một ý nghĩa của sự sống và một dấu ấn của cuộc đời nhỏ bé trong còn để được khắc sâu, nhớ về nụ cười của mẹ, nụ cười tỏa nắng mùa thu.

7 tháng 10 2018

Nụ cười của mẹ như bông hoa nở giữa mùa đông giá lạnh, như ngọn lửa sưởi ấm trái tim tôi. Mỗi khi thấy được nụ cười của mẹ tôi thấy thật thanh bình vào nhẹ nhõm. 

7 tháng 10 2018

mẹ tôi đã vất vả để nuôi 2 chị em tôi ăn hok nên mẹ ít khi có được nụ cười trên môi .mà mỗi lần chúng tôi thi được điểm cao thì nụ cười vitamin bổ ấy mới có thể hiện lên . nự cượi rạng rỡ , với đôi má lúm đồng tiền xinh xinh .chắc do đc phúc từ mẹ nên 2 chị em tôi ai cx có mà cả 2 bên nữa . đối với tôi mỗi lần mẹ cười là mỗi lần tôi cảm thấy hạnh phúc nhất và có thể có lòng tin , nghị lức để có thể tiến đến 1 tương lai tốt đẹp .lúc nào trong tôi cx nghĩ đến liều thuốc đó để cố gắng hơn . mẹ ơi chúng con sẽ cố gắng hok , kg để mẹ phải buồn phiền . mẹ đã vất vả quá nhiều vì chúng con rồi  ....con yêu mẹ nhiều lắm mẹ ơi !

7 tháng 11 2018

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.

Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-banh-troi-nuoc-cua-ho-xuan-huong-c34a1481.html#ixzz5W7wR8X1Z

7 tháng 11 2018

--Tham khảo--

I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước
Ví dụ:
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. bài thơ thể hiện tấm lòng son sắt và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
II. Thân bài: cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non)

  • Bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chin nổi, chất lượng rất ngon ngọt,…
  • Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,…
  • Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước

2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.)

  • Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: vừa trắng lại vừa tròn
  • Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,…
  • Những vẫn giữu được sự son sắt của tấm lòng son
  • Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước

1 tháng 1 2017

1Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà.

1 tháng 1 2017

Bài sông núi nc nam không chỉ vạch ra ranh giới lãnh thổ một cách rạch ròi, xác đáng, chỉ ra hành động ngang ngược, phi nghĩa cũng là trái với luật trời của lũ giặc, cũng như niềm tin mạnh mẽ, bất diệt vào sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lực lượng bạo tàn, phi nghĩa ấy

9 tháng 11 2016

lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"...

 
 
 
leuleuNhớ like nha
14 tháng 11 2016

ok

 

4 tháng 10 2016

câu 2: nêu cảm nghĩ của em về thân phận của phụ nữ xưa qua bài bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

4 tháng 10 2016

Giống nhau:Đều nói về thân phận nghèo khổ đăng cay của phụ nữ

Khác nhau:

-Bánh trôi nước:người phụ nữ ngày xưa được ví như cái bánh  trôi nước.Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng.

-Những câu hát than thân:Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.

11 tháng 10 2016
Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học.
 
Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò.
 
Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình:
 
Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.
 
Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người.
 
Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình.
 
Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.
 
Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị
 
Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục.
 
Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.
 
Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình:
 
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
14 tháng 7 2018

Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.

Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.

Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.

Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.

Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

26 tháng 10 2018

Mỗi người chúng ta lớn lên trong những câu ca của mẹ của bà, được tắm táp trong những làn điệu Dân ca mượt mà nhưng chất chứa cảm xúc của người xưa. Ca dao dân ca luôn là mạch nguồn tình cảm vô tận mà con người gửi gắm vào trong đó. Qua những lời mẹ hát, chúng ta cảm nhận được số phận của người phụ nữ với nhiều phẩm chất vừa đáng thương, vừa đáng quý.

Có thể nói ca dao là nơi khơi nguồn tình cảm, làm cho cảm xúc trong trái tim trỗi dậy. Và người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở cho người sang tác. Dù ở thời đại nào thì người phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng. Nhưng ở thời đại phong kiến xưa, chế độ “trọng nam khinh nữ” còn ngự trị thì người phụ nữ bị coi rẻ, bị xã hội chèn ép, đè nén. Thân phận và cuộc đời của họ không thể kể hết trong mấy câu, mấy lời. Bởi nó đã được kể trong hàng nghìn câu ca dao, dân ca. Người xưa đã mượn những lời ca để vẽ lên một bức tranh nhiều màu sắc về phụ nữ Việt Nam thời đó.

Hẳn rằng chúng ta đã bắt gặp những câu hát:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng hạt ra ruộng cày

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Chỉ với cụm từ « thân em » đã gợi nhắc đến sự cô độc, lẻ loi, không được coi trọng. Phận con gái mỏng manh, yếu đuối, không được nâng niu trân trọng. Xã hội coi rẻ người phụ nữ, coi họ như những món hàng, thích thì « mua « , không thích thì lại « bán ». Sự bạc bẽo đến tái tê lòng đó khiến cho người phụ nữ chạnh lòng nhưng cũng không biết làm thế nào, đành cam chịu và chấp nhận số phận đó.

Thân phận của những người phụ nữ đi lấy chồng xa còn khắc nghiệt và chua xót :

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Trăm bề đều là nỗi đau, là nỗi nhớ. Sống trong cảnh xa nhà, theo chồng nơi phương xa, người phụ nữ không biết giãi bày tâm sự cùng với ai. Với quan niệm « Xuất giá tòng phu » nên người phụ nữ chỉ biết câm lặng sống bên chồng, vì chồng mà chôn vùi tuổi xuân, chôn vùi đi nỗi nhớ mẹ, nhớ nhà vào sâu trong trái tim mình. Chỉ biết đau đáu nhìn về quê mẹ mà đau, mà xót. Bởi rằng kêu ai ai thấu, gọi ai ai thưa.

Chúng ta bắt gặp người phụ nữ trong bài ca dao « Con cò »

Con cò mà đi ăn đêm

Dậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ong ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Dừng xáo nước đục đau lòng cò con

Đây là tấm lòng của người mẹ người quanh năm bôn ba, lặn lộn vất vả vì con. Chăng may gặp chuyện chẳng lành nên người mẹ kêu gào thảm thiết, rằng có khổ có vất vả tới đâu thì vẫn nguyện hi sinh vì chồng vì con. Đó là những con người đáng trân trọng, đáng quý trong xã hội phong kiến. Họ vẫn âm thầm và lăng lẽ hi sinh đời mình vì con cái, vì gia đình nhiều như thế. Tấm lòng của họ trong thiên hạ thật đáng quý.

Mỗi câu ca dao, dân ca viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến đều khiến cho người đọc chua xót và cảm thông. Họ là những người thấp cổ bé họng trong thiên hạ, chịu thương, chịu khó, nhọc nhằn vất vả nhưng vẫn giữ được tấm lòng son với chồng, giữ đạo làm me với con. Họ khổ, họ nghèo nhưng trái tim có sáng, tấm lòng họ trong. Đó là những con người đáng nhẽ ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, nhưng cuộc sống khắc nghiêt, xã hội khắc nghiệt.

Ca dao dân là mềm mại, mượt mà là nơi làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt. Họ đáng đươc sống sung sướng và hạnh phúc. Họ là những tượng đài bất diệt vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Họ là vợ, là mẹ, là chị, là bà.

21 tháng 9 2016

Ca dao đâu bạn???