K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2016

“Quê hương là còn đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông”. Tuổi thơ chúng ta ai mà chẳng gắn liền với dòng sông quê hương. Bao bài hát bao lời thơ đã gửi gắm tình cảm từ con sông ấy. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương. Chỉ thế thôi, chỉ đơn giản là tiếng nước chảy thôi nhưng sao mà nặng tình đến thế, lòng người phải chăng cũng rung động trước thứ tình cảm ấy? Dòng sông ấy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón tôi vào trong làn nước mát lành. Tuổi thơ tôi tắm mát trong dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy chứa đựng bao tình yêu thương của dân làng tôi, một tình yêu đơn sơ, giản dị mà thật cao quý. Tình yêu này vun đắp cho một tình yêu còn thiêng liêng và cao cả hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu xóm làng thân thuộc, để rồi từ nơi này bao người con đã ra đi không trở về nhưng tôi biết trong trái tim của họ vẫn in hình con sông yêu thương, dòng máu trong người họ chảy ra, mang màu con sông yêu thương vì chính họ cũng đã từng tắm trong dòng sông này. Sao quên được những ngày nắng hạn, dòng sông cạn nước, trong đêm thanh tôi nghe thấy tiếng khóc than ai oán của con sông, sao mà thương đến thế. Và cũng sao quên được những ngày mùa bội thu, mọi người cũng vui mà dòng sông cũng vui, tôi biết nó đang nghĩ gì, nó đang rất vui cùng dân làng. Con sông ấy cùng như một con người biết yêu thương, biết giận hờn, lúc vui lúc buồn. Tôi yêu dòng sông xiết bao. Rồi mai đây, có thể tôi là một bác sĩ, một kĩ sư hay một người lao động nhưng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ bé bỏng đối với dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy mãi luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm sức lực để tôi vững tin vào cánh cổng đi tới tương lai tươi sáng muôn màu.

27 tháng 12 2016

Con sông Trà Giang chảy qua làng tôi. Sông mãi mãi một màu xanh bất tận. Sông đã gắn bó với bao người, gắn bó với tôi. Sông và tôi thân thiết như bầu bạn.

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những vẻ đẹp của sông, lúc xanh mờ, khi xanh thẳm, lúc lung linh của ráng chiều, khi rạng rỡ bởi những vầng hồng buổi sáng. Trong tâm tư tôi, dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, mặt nước xanh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu con sông, yêu những cảnh vật ven bờ, yêu núi Ấn đã cùng sông một thời oanh liệt. Nơi ấy có tiếng chuông chùa thăm thẳm ngân vang. Tôi yêu ánh nắng hoàng hôn nghiêng nghiêng bên triền núi. Tôi yêu mặt nước sông long lanh phản chiếu ánh mặt trời, yêu những đêm trăng thanh tĩnh mịch trên sông. Đã bao đêm tôi trăn trở để viết về con sông ấy. Nơi đã làm đẹp quê hương tôi, nơi đã có những trang sử hào hùng và có những con người chịu thương chịu khó, nơi có những tâm hồn vĩ đại trong những chặng đường lịch sử đã qua. Có lúc tôi thầm hỏi: Sông ơi! Sông bắt nguồn từ đâu mà đẹp và vẻ vang đến thế? Tôi muốn tìm lại lịch sử của dòng sông Trà núi Ấn, tìm những trang sử hào hùng mà người dân Quảng Ngãi đã viết nên.

Ôi, con sông quê hương tôi lúc nào cũng đẹp, mùa nào cũng có ích cho người. Từ mảnh đất quê nghèo, con sông ấy đã cùng con người đồng cam cộng khổ, cùng con người gánh vác khó khăn. Đẹp làm sao với những đêm trăng sáng, dàn xe nước ngân nga bên bờ để đem nước cho bãi mía, nương ngô. Tôi không thể nào quên nơi đây:

Nơi dòng sông Trà dưới chân núi Ấn
Nơi có tiếng chuông chiều gọi cá bống nghe kinh
Tôi không thấy nơi đâu đẹp hơn quê mình
Vì ở đó tôi lớn lên bằng sữa bắp ngon ngon như sữa mẹ
Tôi cao lớn từng ngày từ đàn cá thài bai...
(Nguyễn Tấn Tô)

Bây giờ con sông quê tôi càng thêm đẹp. Khách sạn, nhà hàng, nhà cao tầng hướng ra sông để tận hưởng những làn gió mát lành. Mùa mưa hay mùa khô thì sông vẫn đẹp, vẫn diễm lệ trong tôi.

Đẹp quá đi, con sông ơi - con sông của Quảng Ngãi thân yêu, của Việt Nam thương mến. Tôi yêu sông không chỉ vì sông đẹp mà nơi ấy là quê hương của tôi, nơi tôi được sinh ra và khôn lớn, nơi đã giúp tâm hồn tôi phong phú, nơi tổ tiên tôi đã ngẩng cao đầu trong lịch sử oai hùng...

Ấy đấy, tình yêu của tôi đối với con sông quê hương là như thế. Có lẽ dòng sông Trà Giang vẫn cuồn cuộn mãi trong tôi và cũng như bao người con của quê hương Quảng Ngãi. Tôi ước mong dòng sông quê hương tôi mãi mãi tươi đẹp, trẻ trung.

27 tháng 12 2016

“Quê hương là còn đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông”. Tuổi thơ chúng ta ai mà chẳng gắn liền với dòng sông quê hương. Bao bài hát bao lời thơ đã gửi gắm tình cảm từ con sông ấy.

Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Dòng sông ấy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón tôi vào trong làn nước mát lành. Tuổi thơ tôi tắm mát trong dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy chứa đựng bao tình yêu thương của dân làng tôi, một tình yêu đơn sơ, giản dị mà thật cao quý. Tình yêu này vun đắp cho một tình yêu còn thiêng liêng và cao cả hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu xóm làng thân thuộc, để rồi từ nơi này bao người con đã ra đi không trở về nhưng tôi biết trong trái tim của họ vẫn in hình con sông yêu thương, dòng máu trong người họ chảy ra, mang màu con sông yêu thương vì chính họ cũng đã từng tắm trong dòng sông này. Sao quên được những ngày nắng hạn, dòng sông cạn nước, trong đêm thanh tôi nghe thấy tiếng khóc than ai oán của con sông, sao mà thương đến thế. Và cũng sao quên được những ngày mùa bội thu, mọi người cũng vui mà dòng sông cũng vui, tôi biết nó đang nghĩ gì, nó đang rất vui cùng dân làng. Con sông ấy cùng như một con người biết yêu thương, biết giận hờn, lúc vui lúc buồn. Tôi yêu dòng sông xiết bao.

Rồi mai đây, có thể tôi là một bác sĩ, một kĩ sư hay một người lao động nhưng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ bé bỏng đối với dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy mãi luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm sức lực để tôi vững tin vào cánh cổng đi tới tương lai tươi sáng muôn màu.

27 tháng 12 2016

Trong tim ai cũng có một dòng sông quê nhà... Tự thuở nào dòng sông êm ả, hiền hòa đã tạo nên biết bao kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo, dạt dào bao tâm hồn của những người được sinh ra và lớn lên ở miền quê. Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Lòng sông và dọc đôi bờ sông còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.

[Bài văn cảm nghĩ về dòng sông]

Bài văn cảm nghĩ về dòng sông - Ảnh minh họa

Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.

Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Năm tháng đi qua, tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống...Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ và dòng sông quê hương vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. Nhớ lắm sông quê ơi!

26 tháng 12 2016

chiều mai nộp nhé nhanh lên chút nhé please

27 tháng 12 2016

hỏi z mà lắm thế

8 tháng 12 2016

Mở bài:

- Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích

Thân bài:

- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)

- Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?

- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy ( gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )

- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?

- ( Dưới con mắt củaem nó không phải là một con vật bình thườn mà là một người bạn trung thành, thân thiết

- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) ( Tình cảm của em gửi gắm tới con vật , người tặng. Em dạy nó những gì?

- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó

Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

8 tháng 12 2016

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng sẽ có những người bạn thân thiết, người mà chúng ta có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn trong cuộc sống. Người bạn như một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Và quan hề tình bạn ấy như thế nào, tốt đẹp hay tiêu cực thì hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn bạn bè, cách cư xử, quan tâm giữa những người bạn ấy. Nếu ta trân trọng và chân thành trong mối quan hệ ấy thì ta sẽ có được những người bạn đích thực, và ngược lại, ta sẽ cảm thấy cô đơn, trống trải vì chỉ có một mình. Và cũng rất may mắn, trong cuộc sống của mình, em cũng đã tìm kiếm được một người bạn đích thực, người có thể sẻ chia, đồng hành cùng em trên suốt con đường đời phía trước.

Từ năm học mẫu giáo đến khi đã trở thành một học sinh của mái trường cấp hai, em đã quen rất nhiều người bạn, chúng em đã cùng vui chơi, cùng học tập rất vui. Tuy nhiên, người bạn tốt nhất, thân nhất của em là bạn Phương. Em và Phương ở cùng một ngôi làng nhỏ ở ngoại thành của Hà Nội. Em và Phương học cùng nhau từ năm lớp mẫu giáo, chúng em đã cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có những niềm vui và nỗi buồn thì chúng em đều chia sẻ với nhau. Phương là một cô gái rất xinh đẹp, đôi mắt bạn to tròn trông rất hiền lành. Bạn học rất giỏi, vì vậy bạn ấy là người luôn giúp đỡ em cũng như các bạn trong lớp cùng học tập, mỗi khi có bài nào khó, chúng em thường nhờ Phương giúp, Phương luôn rất nhiệt tình, cởi mở giải đáp những thắc mắc, những bài toán khó mà chúng em không giải được. Trước khi chúng em trở thành những người bạn thân thiết như ngày nay, em đã rất ấn tượng và ngưỡng mộ Phương. Bởi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất xinh đẹp, tốt bụng.

Ở những cấp học trước đó, em và Phương chỉ là những người bạn bình thường, tuy có nói chuyện, em có đôi lần nhờ Phương giúp giải những bài toán khó, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Chỉ lên cấp hai, khi bước vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ, gặp những thầy cô và những bạn bè mới làm em rất bỡ ngỡ, cảm giác hồi hộp mong chờ nhưng cũng rất lo lắng, có chút cô đơn nữa. Bởi, trường cấp hai em theo học không phải là một ngôi trường ở huyện mà là ngôi trường ở tỉnh. Cũng vì vậy mà lớp cấp một của em chủ yếu học ở huyện, có lẽ em sẽ phải bắt đầu làm quen với mọi thứu mới lạ nơi đây. Khi đã được xếp lớp, thật tình cờ, em lại được chung lớp với Phương, bất ngờ hơn nữa là chúng em còn được ngồi cùng bàn. Ngõ tưởng em phải học một mình nơi ngôi trường xa lạ này, nhưng bây giờ biết mình đã có một người bạn quen, niềm vui sướng khiến em và Phương bắt tay nhau rồi hét ầm lên, làm cả lớp đang nhốn nháo bỗng quay hết xuống nhìn bọn em. Lúc bấy giờ bọn em mới biết mình vừa làm ồn quá mức cho phép, chúng em đã bịt miệng lại và nhìn nhau cười rất vui vẻ.

Có lẽ, từ thời điểm này em và Phương bắt đầu thân thiết và hiểu nhau hơn. Quen thân với Phương rồi em mới biết bạn ấy là một người rất vui vẻ, hài hước. Mỗi giờ ra chơi bạn ấy lại kể cho em rất nhiều câu chuyện vui như: Truyện Lọ Lem phải về sớm nên Hoàng Tử đã mang xe máy chở Lọ Lem về, nhưng đi đến giữa đường thì bị công an bắt vì xe không chính chủ, hay một trăm năm không có ai đánh thức được nàng công chúa ngủ trong rừng, vì một trăm năm rồi nàng không đánh răng….những câu chuyện cổ tích được Phương chế rất hài hước, khiến giờ ra chơi nào em cũng cười đến đau bụng. Nhìn vẻ bề ngoài hiền lành của Phương em không nghĩ bạn ấy lại vui vẻ và hài hước đến vậy. Cũng nhờ có Phương mà học ở một ngôi trường xa lạ, bạn học xa lạ nhưng em không hề cảm thấy cô đơn mà trái lại rất vui vẻ. Em thật sự thấy vui và biết ơn khi Phương học cùng lớp với mình.

Có một kỉ niệm làm em nhớ mãi. Hôm đó sau khi kết thúc tiết năm của buổi học, trời cũng đã sẩm tối. Em cùng Phương vội vàng ra nhà để xe để lấy xe đi về. Nhưng thật không may, xe đạp của em đã bị xịt lốp nên không thể cùng Phương về nhà như mọi khi. Lúc ấy em rất buồn rầu và nghĩ sẽ ra mượn điện thoại của bác bảo vệ để gọi về cho bố, mong bố có thể lên đón. Nhưng cũng chưa kịp gọi thì trời bỗng đổ cơn mưa rào, chúng em đứng nép vào mái hiên của nhà xe để trú mưa. Lúc ấy em buồn đến phát khóc. Vừa đúng lúc ấy thì có một cánh tay dịu dàng để lên vai của em và lời nói đầy dịu dàng của Phương : “Đừng lo, tớ sẽ ở đây cùng cậu mà. Một lát nữa tạnh mưa rồi chúng mình cùng dong xe về”. Vì quá bất ngờ vì sự cố hỏng xe nên em đã quên mất Phương. Hóa ra ngay từ đầu bạn ấy đã luôn bên cạnh em, khi thấy em lo lắng thì bạn ấy đã lên tiếng an ủi. Lúc ấy em đã rất muốn cảm ơn Phương, vì nếu không có bạn ấy thì thực sự em cũng không biết phải giải quyết như thế nào nữa.

Quả nhiên, chỉ một lúc sau, cơn mưa đã tạnh, ngoài sân thi thoảng lại lộp độp những hạt mưa rơi từ trên tán lá cao, lúc ấy trời cũng đã nhá nhem tối. Em cùng Phương ra về. Vì đã gọi điện cho bố nên em chỉ còn cách ngồi đợi bố lên. Em cũng thấy rất có lỗi nên bảo Phương về trước nhưng bạn ấy bảo đợi bố lên đón em thì bạn ấy sẽ về. Lúc ấy em đã rất cảm động, vì trời tối, lại lạnh nữa mà chỉ có một mình em ngồi ở ghế đá thì cũng có chút sợ, nhưng bắt Phương phải ở lại cùng cũng khiến em cảm thấy rất có lỗi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ em mới cảm nhận được thấm thía ý nghĩa cao đẹp của tình bạn. Bạn bè không chỉ cùng nhau chia sẻ những niềm vui mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Khi bố em lên đón, bố đã chở cả em và Phương về, còn hai chiếc xe bố em gửi ở phòng trực của bác bảo vệ, vì trời tối nên bố em không yên tâm cho Phương đi một mình. Hôm ấy bố đã đưa chúng em đi ăn món gà rán KFC rất ngon, chúng em cũng đã rất vui.

Có lẽ cũng kể từ hôm trời mưa ấy mà em và Phương trở nên thân thiết hơn rất nhiều, chúng em đi đâu, làm gì cũng đều có nhau. Chúng em thân nhau đến mức khi mọi người thấy chúng em đi một mình thì như thấy một hiện tượng gì lạ lắm, mọi người sẽ thay nhau hỏi Phương đâu, hay sao hôm nay hai đứa không đi cùng nhau…Em đã có một người bạn vô cùng thân thiết, em rất yêu quý Phương và em cũng sẽ mãi mãi trân trọng tình bạn này của chúng em.

22 tháng 1 2018

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái. Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết

22 tháng 1 2018

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.

Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

14 tháng 4 2022

bạn tham khảo lấy ý làm bài nha

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

                                                    Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2021

    BẢN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: cô chủ nhiệm lớp 7B

Tên em là: Nguyễn Văn A

Chức vụ: Lớp trưởng

Lí do viết đơn: Hiện nay, lớp ta thường xuyên mắc lỗi. Từ lỗi nề nếp đi học muộn, nói chuyện giờ truy bài đến việc không làm bài tập. Những lỗi sai ấy chủ yếu do một nhóm bạn thuộc tổ bốn gây nên và đã, đang ảnh hưởng rất nhiều đến thi đua của lớp. Vì thế, em viết đơn này đề nghị cô chuyển chỗ cho các bạn và có biện pháp lâu dài nhắc nhở để lớp tiến bộ, đi lên.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                             Lớp trưởng

                                                                    A
                                                           Nguyễn Văn A

10 tháng 10 2016

"Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực. 
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!

10 tháng 10 2016

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống.

Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời.

Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.

Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.

 
9 tháng 10 2016

Câu 1:

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

 

Câu 2:

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
 
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
 
Câu 3:
Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.
Chúc bạn học tốt!
 
9 tháng 10 2016

Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. 

Câu 2:

 Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

 
Câu 3:

bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.

1 tháng 11 2016

Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ờ đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương.

Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.

Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ. Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc

Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu


Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.

1 tháng 11 2016

Quê em là một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, nhìn từ xa dòng sông như dải lụa mềm mại ôm trọn lấy ngôi làng. Con sông quê em đã trở thành kỉ niệm khó quên đối với những người con được sinh ra và lớn lên bên dòng sông thơ mộng này.

Tuổi thơ em gắn bó với dòng sông ấy, dòng sông đã cho em biết bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp.

Buổi sáng vừa thức dậy, em đã nghe thấy âm thanh rộn rã của chiếc thuyền nhỏ đang trao đổi mua bán trên bến sông. Những âm thanh đó đã trở nên quen thuộc và gần gũi đối với người dân nơi đây. Vào thời điểm này, trên bến sông thường tấp nập hơn, họ đi mua cá tôm của những người dân xóm chài đánh bắt.

Dòng sông vào buổi sáng thường cho ta cảm giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao, mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến, từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại, vang vang tiếng nói cười.

Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.

Có những ngày mưa, nước dâng lên cao ngập lút bãi bồi. Dòng sông đỏ ngầu oàm oạp vỗ thân đê. Những cành củi to nhỏ lặng lẽ trôi; rồi bỗng nhiên bị lôi tuột vào một cái xoáy nhỏ, cả bọn thấy thế lại reo hò ầm ĩ. Thế rồi chỉ mấy ngày sau, nước rút, dòng sông lại trở về như xưa: hiền hòa, nhẫn nại và lẳng lặng trôi.

Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.

-----------------------------------