Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.
Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nổi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.
Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.
Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....
Như thường lệ, cô nhìn khắp lớp một lượt kiểm tra xem bạn nào vắng mặt. "Chúng ta bắt đầu tiết Tập đọc nhé!” Nói xong, cô nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, giở sổ ra gọi các bạn lên trả bài. Hôm nay, bạn nào cũng thuộc bài, cô mỉm hài lòng nét mặt rạng rỡ hẳn lên. Kì thực cô đã gần ba mươi và đã có hai em nhỏ: một em học lớp Hai và một em học mẫu giáo. Cô nhận xét và biểu dương tinh thần học tập của chúng tôi rồi chuyển sang bài mới. Bài "Mùa hoa bưởi” một bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, phù hợp với cách diễn tả tình cảm khoáng đạt và sâu lắng. Lớp tôi, ai cũng thích cô đọc thơ. Chao ôi! Giọng đọc của, cô mới ngọt ngào, truyền cảm làm sao! Tôi ngồi khoanh tay, mắt chăm chú nhìn cô, cố nuốt lấy từng từ, từng chữ, từng câu thơ mượt mà. Giọng cô lúc trầm lúc, lúc bổng tha thiết như âm điệu dân ca xứ Nghệ. Đọc xong, cô yêu cầu một bạn đọc lại.
Sau đó, cô tiếp tục giảng bài. Cô giảng cặn kẽ từng ý thơ, lời thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, âm thanh… Cô cho chúng tôi biết sông Ngàn Phố ở nơi nào trên bản đồ, rồi cho xem tranh vẽ cảnh vườn bưởi, dòng sông Ngàn Phố với những chuyến đò đầy ắp bưởi xuôi ngược. Cô vừa giảng, vừa ghi bằng những ý chính của bài. Cái dáng cao cao, thon thả được bó gọn trong chiếc áo dài màu thanh thiên di chuyển thật nhẹ nhàng, khi thì trước mặt chúng tôi, khi thì trên bục giảng. Bàn tay cô chậm rãi từng nét, từng dòng đều tắp hiện dần lên trên tấm bảng đen thật rõ ràng. Mỗi khi gọi bạn nào lên trả lời câu hỏi, cô nhìn bạn, ánh mắt thật dịu dàng pha lẫn sự khuyến khích động viên. Cuối tiết học, bạn nào cũng đọc thật diễn cảm bài thơ và dường như ai cũng gần thuộc lòng. Cô nở một nụ cười rạng rỡ rồi nhận xét tiết học hôm nay, tuyên dương những bạn học nghiêm túc, phát biểu sôi nổi, đồng thời cô cũng nhắc nhở thêm một số bạn chưa đóng góp ý xây dựng bài hoặc còn chưa nghiêm túc, chưa tập trung, hay nhìn ra ngoài.
Năm nay, tôi đã xa ngôi trường Hồng Hà thân yêu rồi. Tôi đã không còn rụt rè bước vào ngôi trườrig này như ngày đầu tiên bước vào lớp Một. Chính những ngày đầu tiên ấy đã để lại trong tôi một ấn tượng không bao giờ phai bởi đó là ngày đầu tiên tôi giáo cô giáo Ngọc.
Cô Ngọc bây giờ chắc vẫn còn trẻ đẹp như hồi nào. Ngày đầu tiên tôi gặp cô, co chỉ mới ngoài hai mươi tuổi, nhìn cô hệt như một nữ sinh mới ra trường. Cô mặc bộ áo màu hồng ngọc, dáng đi thướt tha đến bên tôi khi tôí đang đứng ngẩn người ra nhìn chăm chú vào cô.
Cô hỏi tôi:
- Em tên là gì?
Giọng nói của cô thật ngọt ngào. Lúc ấy, tôi mới thấy rõ khuôn mặt cô. Đó là một khuôn mặt trái xoan với mái tóc đen nhánh chấm ngang vai. Tôi lễ phép nói:
- Dạ em tên Lê Diệu ạ!
Cô nở trên đôi môi đỏ hồng một nụ cười tươi rồi cầm tay tôi dắt vào lớp. Tay cô thon thả, mềm và mát lạnh nắm lấy tay tôi, truyền cho tôi lòng tự tin của buổi học đầu tiên và như nhắn nhủ tôi. “Hãy bình tĩnh như một người lính ngày đầu ra trận, cậu bé ạ!"
Suốt cả năm học, cô rất tận tụy dạy dỗ chúng tôi. Có những bài cô giảng rồi, chúng tôi chưa thật hiểu, cô từ từ giảng lại chậm hơn, kĩ hơn cho đến lúc chúng tôi thực sự hiểu cô mới chuyển sang luyện tập. Nhờ hiểu sâu về lí thuyết mà các bài tập thực hành, chúng tôi đều làm được cả khiến cô rất vui. Nhưng cô cũng rất nghiêm khắc mỗi khi tụi nhỏ chúng tôi nghịch ngợm không phải lúc, phải nơi. Các bạn trong lớp tôi ai cũng muốn làm những điều hay điều tốt để cô vui. Tôi là một học sinh giỏi toán của lớp nhưng chữ viết thì vào loại tệ nhất lớp. Cô thường viết mẫu cho tôi trước để tôi viết theo. Có nbiều lần tôi quá ham chơi, chữ viết nguệch ngoạc, cẩu thả, cô bắt viết lại. Thậm chí giờ ra chơi, cô bắt tôi ngồi viết lại bài học, xong rồi mới cho ra. Nhờ vậy mà giờ đây chữ viết của tôi đã trở nên đẹp vào loại nhất, nhì lớp. Gặp phụ huynh nào, cô cũng báo rõ những mặt mạnh, yếu của học sinh để phụ huynh biết để kết hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục rèn luyện thêm cho học sinh.
Cô Ngọc là cô giáo mà tôi gặp đầu tiên ở bậc Tiểu học. Cô đà làm cho tôi hiểu được tấm lòng của các thầy cô và dạy cho tôi những điều mới lạ mà tôi chưa biết. Cô là người thầy đầu tiên dắt tôi bước vào cuộc đời học sinh, dạy tôi những nét chữ đầu tiên. Tôi không bao giờ quên công ơn dạy dỗ của cô – người mẹ thứ hai ở trường của tôi.
mong các bạn hãy tự làm bài văn này . Mình nghĩ bài văn tự làm thì nó sẽ hay hơn những bài văn copy trên mạng đấy
tham khảo
Từ bao giờ, những câu hát du dương cứ ngân vang mãi trong lòng tôi, đó là những câu hát về người thầy, người cô vẫn “lặng lẽ đi về sớm khuya, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy”. Đúng thế, những con người vĩ đại đã hi sinh, đã cống hiến để khi tóc thầy bạc chúng em vẫn còn xanh, khi tóc thầy bạc trắng, chúng ta đã khôn lớn rồi, chính thanh xuân của họ đã nuôi dưỡng thanh xuân nhỏ bé của ta, và giúp nó trở nên ý nghĩa gấp bội phần.
Thầy cô là những người đưa đò cần mẫn, còn chúng ta là những khách đi đò. Nhưng mấy ai qua sông còn nhớ người lái đò năm ấy, nhớ những giọt mồ hôi thầm lặng rơi, nhớ những nụ cười hay những giọt nước mắt rỏ xuống biết bao lần cùng thanh xuân nhỏ bé này. Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, trong những bài học cuộc sống dạy ta sau mỗi lần vấp ngã, trong những yên vui có khi lớn lao có khi bình dị luôn có bóng dáng người lái đò nhỏ bé thiêng liêng. Họ tạc vào núi sông những tên tuổi làm rạng danh non sông. Họ đã cống hiến và hy sinh hết mình cho tương lai của dân tộc, vì sự nghiệp chung một cách nhiệt thành và máu lửa nhất. phải chăng vì vậy mà có câu hát cứ mãi bồi hồi “trái tim em đỏ rực như hoa phượng thắm”.
Người cha, người mẹ có công ơn sinh thành dưỡng dục, và người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Đến trường, ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô. Những đêm ngày “giáo án gối đầu giường” ấy luôn nung nấu và cũng chỉ bồn chồn một tâm niệm làm sao cho chúng ta cập bến thành công, cho xứng với công cha nghĩa mẹ, với hy vọng của dân tộc. Họ đến và đi thầm lặng, họ yêu và thương chúng ta vô điều kiện, họ chỉ đơn giản là những người làm vườn, cặm cụi vun trồng, bón, xới để ta là những mầm xanh được phát triển khỏe mạnh ra hoa kết trái tốt lành.
Chúng ta là những người được dìu dắt, bảo ban yêu thương và nâng đỡ, hơn ai hết chúng ta cần thấm nhuần truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc để có thể phát triển bền vững, không quên đi cội nguồn, gốc rễ của mình. Trong dòng đời vội vàng tấp nập, đôi lúc cần sống chậm lại để chiêm nghiệm về những người đồng hành xung quanh, đừng chỉ biết lao đi như những con thiêu thân mà quên đi những giá trị vĩnh hằng đang tồn tại, quên đi những người thiêng liêng cho ta một nền tảng vững chãi, tuyệt vời.
Thầy cô, thiêng liêng và ý nghĩa hơn cả hai tiếng ấy, đó là tình yêu, là sự biết ơn và kính trọng. Đó là bông hoa cứ mãi ngát hương, cứ mãi tỏa sáng với cái tâm và cái tài của mình.
Tham khảo:
Trong một đời người, ai mà không có những thời cấp một, cấp hai, những thời đi học cùng bạn bè, những thời “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Ôi! Sao cứ mồi lần nhớ lại là tôi rất muốn dược quay lại thời gian ấy, sao mà thân thương quá! Nhân ngày 20/11, tôi quay lại trường xưa và thấy nhiều thứ thay đổi quá. Cái hồ cá bây giờ đã lớn hơn ngày trước, vậy mà tôi cứ ngỡ đó là một thế giới to lớn đã được thu nhỏ lại. Tôi cồn nhớ cây bàng ngày nào vẫn chỉ bằng tôi, nhưng giờ đây nó đã trở thành một cây bàng cao to, vĩ đại như cây cột đình. Tôi còn nhớ những giàn mướp được trồng trước ban công giờ lại được thay bằng những chậu hoa lan màu trắng. Căn – tin trường được sửa sang đẹp hơn. Tôi còn thấy những chỗ mà chúng tôi hay chơi đá cầu, đá bóng dưới gốc cây phượng vĩ. Những kỉ niệm chợt ùa về trong chốc lát. Mọi thứ giờ đây đã khác đi rất nhiều. Tuy giờ đã là một học sinh cấp hai nhưng tôi vẫn còn quý trọng những kỉ niệm đẹp về thầy cô, mái trường và bạn bè cùa mình. Những kỉ niệm này sẽ không bao giờ phai nhòa trong tôi.
Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ "học sinh" của bản thân mình.
Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với "thầy cô và mái trường" nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng "tôi" của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn - ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.
Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến "con dốc" vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,... Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn, tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa... Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây."Một đời người - một dòng sông...
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... "
(Người lái đò)
Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, ..." Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy." Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. "Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa... Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy." Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, ... Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,... để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.
Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.
Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.
Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.
Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do vị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát, rất vui.
Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho một một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng,trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.
Cứ mỗi năm em đều được học với một thầy hoặc một cô giáo. Mỗi thầy cô đều để lại cho em những ấn tượng đẹp. Nhưng có lẽ năm học lớp Năm này, cô giáo Thương đã để lại cho tuổi thơ của em những ấn tượng đẹp đẽ nhất dưới mái trường Tiểu học quê em.
Cô có dáng người thon thả mà một số thầy giáo ở trường em thường nói là dáng người mẫu. Em không biết chính xác cô cao bao nhiêu, chỉ đoán chừng một mét sáu mươi trở lên. Nước da trắng hồng, mái tóc đen mượt, ống ả luôn được buông xuống quá vai. Thỉnh thoảng, những làn gió mát thổi qua làm những gợn mây trên mái tóc thề ấy bồnh bềnh nhấp nhô như sóng gợn. Đôi mắt cô to và đen lay láy ấn dưới cặp lòng mày thanh mịn. Em cứ tưởng như lúc nào cô cũng trang điểm, nhưng kì thực không phải. Khuôn mặt trắng mịn như được thoa một lớp phấn hồng ấy là trời phú cho cô Thương của em đấy. Vẻ đẹp xuân xanh ấy của cô được nụ cười luôn nở trên đôi môi hồng tươi mỗi khi tiếp xúc với mọi người, càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của cô. Có lẽ cô thích màu trắng bởi hàng ngày cô đến lớp thường là những chiếc áo dài màu mây của tuổi học trò, trắng trong như tuổi thơ của chúng em vậy.
Mỗi lần tiếp xúc với mọi người hay giảng bài cho chúng em nghe, bao giờ cô cũng dịu dàng, nhỏ nhẹ, tạo sự chú ý ở người nghe bằng cả cử chỉ, ánh mắt và nụ cười. Có lẽ nhờ các yếu tố ấy mà chúng em trong suốt cả buổi học luôn chăm chú vào bài học không một chút lơ đễnh. Từ khi học cô cho đến bây giờ chưa một lần em thấy cô em cáu giận với ai bao giờ, Cũng có vài buổi học, có những bạn quá ham chơi không thuộc bài, cô chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô bao dung và độ lượng lắm! Tất cả các bạn trong lớp em ai cũng mến cô, thương cô. Giờ ra chơi, chúng em thường quây quần bên cô nghe cô kể chuyện.
k nhé
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"
bạn hãy tả một cô(chú) thương binh liệt sĩ mà bạn ấn tượng va viết cảm nghĩ của bạn về cô ( chú ) ấy
Mik k bt cs đúng đề bài k nhưng bn hãy tham khảo đề này nka :
Uống nước nhớ nguồn là đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, những người có công với Cách mạng là biểu hiện của đạo lí tốt đẹp đó. Nhân ngày 27 tháng 7 năm nay, cô giáo chủ nhiệm lớp đã đưa chúng tôi tới thăm gia đình liệt sĩ neo đơn ở một làng nhỏ yên tĩnh, ven thành phố. Đó là gia đình liệt sĩ Nguyễn Thanh Sơn.
Ngay từ sớm, chúng tôi đã tụ họp đông đủ trước sân trường. Cô giáo chủ nhiệm làm trưởng đoàn. Cả lớp đi xe đạp. Đông là thế nhưng tất cả đều trật tự và nghiêm túc. Dường như ai cũng hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hoạt động này.
Ngôi nhà nhỏ bé của liệt sĩ khuất sau lũy tre xanh mát. Chúng tôi đẩy nhẹ chiếc cổng tre khép hờ, bước vào chiếc sân nhỏ lát gạch Bát Tràng. Đây đó xuất hiện một vào đám rêu xanh ở góc sân. Khu vườn thoảng hương hoa dại. Ở góc vườn, cây vối khẳng khiu đối diện với cây khế quả sai trĩu cành. Những chiếc lá vàng rụng rải rác trên sân. Vài con chim sâu kêu lích tích. Cảm giác quạnh hiu buồn vắng xâm chiếm lòng tôi. Một bà cụ nhỏ bé, mái tóc trắng như cước, chống chiếc gậy trúc bước ra sân. Chúng tôi cất tiếng chào, bà cụ cười hiền hậu mời cô giáo và chúng tôi vào nhà. Đồ đạc trong nhà có phần xềnh xoàng, đơn giản. Ở gian giữa ngôi nhà kê một chiếc bàn thờ, mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm ngát. Trên bàn thờ có hai bức chân dung: hai người lính trẻ có gương mặt giống nhau như tạc. Họ tươi cười nhìn chúng tôi qua làn khói hương nghi ngút. Chiếc bàn gỗ mộc đơn sơ, bộ ấm chén sạch sẽ. Bà cụ mời cô giáo và chúng tôi uống nước. Bà bảo: Nước vối đấy các cháu ạ! Uống nước vối rất tốt cho sức khỏe! Tôi đỡ lấy chén nước bà đưa cho, uống một ngụm và chợt nhận ra mình chưa bao giờ được thưởng thức thứ nước uống nào thơm và ngon đến thế!
Chúng tôi lắng nghe câu chuyện của bà. Bà kể người trong hai bức ảnh là chồng và con trai của bà, liệt sĩ Nguyễn Thanh Sơn. Chồng bà hi sinh ở chiến trường Điện Biên Phủ lịch sử. Bà một mình nuôi anh Sơn khôn lớn. Năm 1970, anh xung phong đi bộ đội, mặc dù đủ tiêu chuẩn để đi học nước ngoài. Trước ngày lên đường, anh đã trồng cây vối và cây khế ngọt ở góc vườn. Anh bảo uống nước vối tốt cho sức khỏe của mẹ. Còn cây khế anh trồng là để dành cho lũ trẻ con. Nhà neo người, có trẻ đến chơi cho vui cửa, vui nhà. Anh hi sinh ở cửa ngõ Sài Gòn năm 1975. Bà nghẹn ngào: Cây thì còn, nhưng người thì mất. Những lúc nhìn cây, bà lại nhớ đến anh. Ngày ngày đám trẻ con lân cận vẫn sang chơi, hái nụ vối để bà pha nước uống và ăn khế ngọt trong vườn. Bác hàng xóm đã làm cho chúng một dụng cụ hái khế rất tiện lợi, không phải trèo cây mà vẫn hái được quả. Bọn chúng thích lắm, còn bà thì yên tâm, không sợ lũ trẻ bị ngã vì leo trèo. Chúng tôi theo bà ra vườn. Nhìn cây khế đong đưa quả nặng, nâng niu đón nhận những trái khế bà cho, tôi bỗng cảm nhận thấm thía tấm lòng hiếu thảo của người con trai dành cho mẹ. Cô giáo tôi bảo: Vị nước vối thơm và những trái khế ngọt của người con trai đã giúp bà vượt qua nỗi buồn đau, sự cô đơn để sống và hoài niệm. Mấy bạn gái chăm chỉ đã mau mắn quét tước thu dọn sân vườn giúp bà. Lũ con trai lộc ngộc như bọn tôi, khỏe hơn, thì múc đầy bể nước, xén tỉa hàng rào râm bụt ở lối ngõ cho gọn ghẽ. Đúng lúc đó, một đám trẻ con hơn mười đứa cũng kéo sang. Chúng mang biếu bà một cá khoai luộc để bà tiếp khách. Mấy đứa tranh nhau kể cho bà nghe mọi chuyện trong xóm, ngoài làng và những trò tinh nghịch của chúng ở trường. Bà lắng nghe câu chuyện của đám trẻ, cười móm mém, hiền hậu. Bà bảo: Đám trẻ con hàng xóm ấy chính là con cháu của bà!
Chúng tôi tặng quà cho bà rồi xin phép ra về. Trên đường về, cả lớp tôi đều đạp xe lặng lẽ. Ai nấy đều theo đuổi một ý nghĩ riêng từ chuyến viếng thăm này. Còn tôi? Lòng nao nao với bao cảm xúc khó tả, tôi mơ hồ nhận ra ý nghĩa lớn lao, vĩ đại của sự hi sinh thầm lặng ở những người vợ, người mẹ Việt Nam. Một chút ngậm ngùi thương cảm đan xen niềm cảm phục vô bờ. Cảm phục, biết ơn người chiến sĩ đã hi sinh máu xương của
mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Cảm thương cho những người vợ, người mẹ liệt sĩ sống trong cô đơn, buồn nhớ suốt phần đời còn lại. Được hưởng hòa bình từ bao mất mát hi sinh từ các thế hệ cha anh, mỗi chúng ta hôm nay phải có những hành động thiết thực, hiệu quả trong việc đền ơn đáp nghĩa gia đình liệt sĩ để các anh an lòng từ thế giới bên kia.
rường em có rất nhiều thầy cô giáo. Mỗi thầy cô dạy một bộ môn khác nhau. Em yêu quý tất cả các thầy cô nhưng quý nhất là cô Nga — dạy môn Ngữ văn.
Cô Nga năm nay bốn mươi bảy tuổi nhưng trông cô vẫn trẻ trung, xinh đẹp. Tóc cô chỉ dài tới vai nhưng được uốn xoăn, rất phù hợp với khuôn mặt trái xoan và nước da trắng trẻo của cô. Mũi cô cao, và đặc biệt, cô cười rất tươi.
Ai cũng khen cô có mắt thẩm mĩ. Những bộ đồ cô mặc rất trang nhã, lịch sự, phù hợp với thân hình thon thả của cô, trông không yểu điệu mà rât duyên dáng.
Cô Nga rất hiền nhưng đôi lúc, cô cũng rất nghiêm khắc với những bạn có thái độ không tốt trong học tập. Cô giảng bài rất sinh động, dễ hiểu nên hầu như các bạn trong lớp đều học giỏi môn của cô. Ngoài việc là một giáo viên dạy Văn, cô Nga còn là phó hiệu trưởng của trường. Cô chăm sóc cho học sinh từ bữa ăn trưa cho tới chỗ để xe… Ngày nào cũng vậy, cô là người về muộn nhất trường.
Em rất yêu quý cô Nga. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 sắp đến rồi, em cùng các bạn sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cô vui lòng.
chúc bạn học tốt nhé
Trả lời :
Bài làm
Trong những năm học tiểu học có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ, người mà dã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc nhất đó là cô Liễu.
Trong mắt em, cô như là một cuốn sách tri thức giúp em học bao điều hay.Cô Liễu khoảng 26 tuổi. Thân hình cô khá cân đối. Với một khuôn mặt tròn, phúc hậu.Mái tóc cô dài, óng mượt. Thỉnh thoảng khi trời nóng cô thường buộc tóc lên gọn gàng. Mắt cô đên láy,với hàng mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất là ánh mắt trìu mến mà cô dành cho chúng em. Dưới đôi mắt ấy là sống mũi cao thanh tú.Đôi môi thì lúc nào cô cũng nở nụ cười.Mỗi khi cười cô thường để lộ ra hai hàm răng đều tăm tắp.Giọng nói của cô lúc trầm ấm,lúc thì ngân vang.Khi cô kể chuyện giọng cô đọc rất truyền cảm hứng.
Em thấy, cô là một giáo viên rất hăng say trong công việc và hết lòng yêu thương học sinh.Lúc nghe cô giảng bài thật thú vị.Cô giảng rất dễ hiểu,dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài học.Đối với những bạn yếu hơn thì cô còn dành thời gian hướng dẫn thêm. Mỗi khi, lớp em được nhất tuần cô luôn biểu hiện niềm vui qua nụ cười.Cô hiền lành,tốt bụng luôn quan tâm hay chăm sóc những người xung quanh nên được đồng nghiệp, phụ huynh yêu quý.
Những ngày tháng trôi qua,em một ngày lớn,được học nhiều điều hay,điều mới,được học thầy cô,bạn bè mới,nhưng hình ảnh của cô và mái trường vẫn mãi mãi trong em.
Bài này mk tự lm nhóe !
#SkyTran ^^
TK
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa…”
Mỗi khi đọc những câu thơ ấy, trong miền ký ức của em lại vọng về tiếng nói của thầy Hà Minh - người thầy giáo đầu tiên của em.
Năm đó, em học lớp một tại ngôi trường tiểu học Kim Lý. Và thầy Minh là thầy giáo chủ nhiệm lớp em. Các phụ huynh ai cũng lo lắng nhiều, vì sợ rằng thầy giáo sẽ không tâm lý và quan tâm học sinh được như các cô. Đặc biệt là các em mới chỉ vào lớp một mà thôi. Thế nhưng thầy đã khiến cho ai cũng phải ngạc nhiên trước tấm lòng của mình.
Ấn tượng đầu tiên của em về thầy đế bây giờ vẫn còn rất sâu đậm. Thầy có dáng người cao, khá gầy. Mái tóc đen được chải cẩn thận, gọn gàng. Khuôn mặt thầy rất hiền. Vẻ hiền từ được toát lên từ đôi mắt đen của thầy. Thầy nhìn học sinh của mình như một chú gà trống nhìn đàn gà con mới nở. Hôm nào đến lớp, thầy cũng mặc áo sơ mi trắng, sơ vin cẩn thận trong chiếc quần vải đen. Chân đi đôi giày da tuy cũ nhưng sạch sẽ và bóng loáng. Trong chiếc túi đen của thầy là những cuốn sách cũ được bọc lại bằng giấy báo. Thật giản dị làm sao. Và con người thầy cũng giản dị như bề ngoài của thầy vậy. Suốt bao tháng ngày đi dạy, em chưa bao giờ thấy thầy đòi hỏi hay yêu cầu gì từ phía học sinh hay phụ huynh. Đặc biệt, tính thầy rất cẩn thận và tỉ mỉ. Mỗi góc sách luôn được thầy vuốt phẳng, cái bàn giáo viên luôn sạch bóng gọn gàng. Thầy còn rất hiền lành nữa. Chẳng khi nào thầy quát mắng hay đánh học sinh. Khi ai làm sai điều gì, thầy sẽ phạt đứng ở góc lớp đến khi nhận ra lỗi sai thì mới thôi.
Suốt năm lớp một ấy, em có rất nhiều kỉ niệm bên thầy. Vui có, buồn có, xấu hổ cũng có. Nhưng điều làm em nhớ nhất chính là vào ngày 20 tháng 11 năm ấy. Khi đó, nhà của em rất nghèo, không biết mua gì tặng thầy. Thế là từ sáng sớm, em đã ra vườn hái những bông hoa đẹp nhất, bó thành một bó hoa nhỏ xinh rồi đem đến tặng thầy. Vào trong nhà, nhìn thấy trên chiếc bàn kính trắng là những gói quà bắt mắt, những bông hoa hồng đỏ thắm gói giấy bóng đẹp đẽ, em chợt ngại ngùng. Em cảm thấy món quà của mình thật quê mùa không xứng đáng với thầy gì cả. Thế nhưng không, thầy đã cầm lấy bó hoa của em, cắm ngay vào chiếc bình ở trên bàn ở vị trí đẹp nhất. Thầy còn bảo, đây là bó hoa đẹp nhất mà thầy đã được nhận trong ngày hôm nay. Từng lời nói, ánh mắt của thầy ngày hôm ấy, đến nay em vẫn còn nhớ như in. Chính từ hôm ấy, em lại càng thêm yêu quý, kính mến thầy hơn.
Từ đó đến nay đã hơn năm năm trôi qua, nhưng tình cảm mà em dành cho thầy thì vẫn vẹn nguyên như thế. Dù em được học thêm rất nhiều thầy giáo, cô giáo khác, thì thầy Minh vẫn luôn là người giáo viên mà em yêu thương, kính trọng nhất.
Bạn dựa vào đây để viết nha
MB:
giới thiệu thầy/cô giáo mà mình muốn kể .
-Tên thầy/cô giáo là gì?
-Tuổi
-Làm nghề giáo viên được nhiêu năm rồi?
TB:
Miêu tả thầy/cô giáo
-Hình dáng
-Đôi mắt
+Cô giáo em có đôi mắt dịu dằng trìu mến
-Mái tóc
+Mái tóc cô dài , đen nhánh như gỗ mun
-Tính cách
-Cử chỉ
-Lời nói
-Chữ viết
-Cách giảng bài / giọng nói
-....
KB:
Nêu tình cảm/cảm nghĩ của mình về thầy cô giáo