Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. + b
- Uống nước nhớ nguồn: Nghĩa là uống nước thì phải biết về cội nguồn, nguồn gốc của nó. Cũng như con người, sống trên đời phải biết nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên.
=> Câu tương tự: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà đào,...
- Cái nết đánh chết cái đẹp: Người có tính cách tốt thì được đánh giá cao hơn người chỉ có sắc đẹp bên ngoài mà rỗng tuếch, không biết cách ứng xử, tính cách ngang ngạnh.
=> Câu tương tự: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chết trong còn hơn sống đục: Thà chết một cách hiên ngang, trong sạch còn hơn sống mà chui lủi, sống mang tội lỗi, chấp nhận cái xấu cái ác để được sống, mưu cầu mạng sống.
=> Câu tương tự: Chết vinh còn hơn sống nhục.
.“Uống nước nhớ nguồn” nêu lên bài học về lòng biết ơn sống có tình nghĩa. Uống nước thì phải biết nước ở đâu ra. “Nguồn” là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn. Quên nguồn, quên gốc là vong ân bội nghĩa. Lấy chuyện uống nước nhớ nguồn, mội cách nói ẩn dụ gợi cảm dể nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ồng bà, gia tiên với tất cả lòng thành kính, biết ơn. Tục ngữ có câu tương tự:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".
“Cái nết đánh chết cái đẹp”.Trong cuộc sống, nhân dân ta ngày xưa thích ‘’ăn chắc, mặc bền” thậm chí còn ưa “chém to, kho mặn”. Ngày nay, đời sống kinh tế và tinh thần phong phú hơn, khấm khá hơn nên việc ăn ngon, mặc đẹp đã trở thành nếp sinh hoạt của nhiều người, nhiều gia đình, nhất là ở các thành thị. Tuy thế, câu tục ngữ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn nhiều ý nghĩa. Đồ gỗ như bàn, ghế, tủ,… dù có lớp sơn hào nhoáng bên ngoài mà bên trong đã bị mối mọt thì dù có đẹp mã cũng chẳng có mấy giá trị. Câu tục ngữ này có nghĩa bóng rất hay, nói lên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung quyết định hình thức. Trong cuộc sống, nhân dân ta rất coi trọng bản chất của sự vật. Tục ngữ có câu tương tự:
" Tốt gỗ , xấu nước sơn.
Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.Tục ngữ có câu tương tự:
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Mỗi con người luôn có những cách nhìn khác nhau . Có ng thì chỉ nhìn vẽ bề ngoài mà đánh giá bản chất nhưng cx có nhưng người luôn luôn tìm hểu một người nào đó thật kĩ về tính cách,..... r mới đánh giá người khác
Cơ mà bản thân mik cx luôn luôn mắc phải cái đó có thể là nhìn mặt 1 ai đó mà k cảm thấy ưa nhìn thì cx có lẽ là ghét . Chắc v :v
1. Không thầy đố mày làm nên: nhằm mục đích chỉ công lao to lớn của những người theo nghề giáo viên
2. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh: Thể hiện truyền thống yêu nước của Phụ nữ Việt Nam đã được kiểm chứng qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
3) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Thể hiện đạo đức tốt hơn vẻ đẹp
1.Không thầy đố mày làm nên:
Vai trò quan trọng của người thầy. Cần phải học hỏi người khác mới nên người.
(Câu tục ngữ đề cao việc học thầy: không có thầy dạy bảo thì không thể làm được gì, không mở mang kiến thức được.
Câu tục ngữ đề cập đến một đạo lí: phải biết học ở thầy, phải biết yêu kính và biết ơn thầy).
Giải thích các câu tục ngữ sau:
a, Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
b, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.
c, Cái nết đánh chết cái đẹp.
Cái nết tức tính cách con người, đức độ con người, lòng nhân , lòng tự trọng, cách ăn ở của con người với hàng xóm bà con thân thuộc, lễ phép với bề trên, biết kính già yêu trẻ, nhường nhịn không cay cú ăn thua...Đó là cái nết đẹp. Còn cái đẹp ở đay muốn nói là sắc đẹp, nếu bạn có sắc đẹp mà không có nết đẹp thì sớm muộn gì mọi người cũng xa lánh bạn, khi nhìn thấy bạn dù xinh đẹp lộng lấy nhưng người ta vẫn thấy khó chịu khi bạn có mặt. Vì vậy cổ nhân mới nói"cái nết đánh chết cái đẹp" hay "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" muốn đề cao phẩm chất hơn ngoại hình.
d, Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi đã chọn nghề nghiệp thì tập trung vào một công việc và làm công việc đó một cách chãm chỉ, tận tâm, đạt đến độ tinh thông trong công việc và yên tâm, bằng lòng với nghề nghiệp của mình, không nên "đứng núi này trông núi nọ", không yên tâm, hay thay đổi công việc, nghề nghiệp mà thiếu sự chuyên tâm vào một nghề cụ thể.
Giải thích các câu tục ngữ sau:
a, Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
b, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Thành ngữ (Nghĩa đen) Khi đánh giá vật dụng làm bằng gỗ, người ta quan tâm đến ruột gỗ, thớ gỗ bên trong hơn là màu sắc, nước sơn bên ngoài. (Nghĩa bóng) Đánh giá một con người, nên quan tâm đến phẩm chất hơn ngoại hình của họ.
c, Cái nết đánh chết cái đẹp.
nết na, hiền dịu, vẻ đẹp nội tâm nói chung sẽ chiếm được cảm tình của người ta hơn là bề ngoài đẹp đẽ mà hư hỏng, mất nết (một quan niệm đạo đức).
d, Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
làm 1 việc cho giỏi còn hơn làm nhiều việc mà chẳng ra làm sao
Em đồng ý với ý kiến trên bởi:
- Khi nhận ra thiếu xót của bản thân ta mới có thể đi đến quá trình tự sửa đổi thay đổi chính mình tốt hơn từng ngay
- Khi chúng ta nhận biết được thiếu xót của mình ta sẽ tự sinh ra cảm giác đồng cảm với những người đã từng mắc phải sai lầm giống chính mình => giúp họ sửa đổi => cải thiện mối quan hệ song phương
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách , biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội
Ý nghĩa của lòng tự trọng :Tự trọng giúp ta có nghị lực để vượt qua khó khăn , hoàn thành nhiệm vụ ,nâng cao phẩm giá ,uy tín cá nhân của mỗi người ,nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh .
Câu thể hiện lòng tự trọng : Đói cho sạch rách cho thơm : chỉ tâm hồn con người , hoàn cảnh sống của bạn dù có khó khăn ,đói kém thì vẫn phải biết giữ lòng tự trọng (một tâm hồn trong sạch , không làm điều xấu xa ........)
MK TRẢ LỜI NHƯ VẬY ĐÓ !!!!!
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.
Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.
Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.
Nhớ k mk nha!