Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các vương quốc cổ Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên đã phát huy những lợi thế về tự nhiên để phát triển kinh tế. Lợi dụng lợi thế nằm giữa hai nước Trung Hoa và Ấn Độ vốn là 2 nước phát triển mạnh thời đại bấy giờ, có vùng biển nhiều đảo, vũng vịnh, Đông Nam Á mở ra quá trình giao thương vùng biển, cung cấp hàng hóa, sản phẩm trao đổi các nước trong và ngoài khu vực
Tham khảo
- Những lợi thế giúp các vương quốc phong kiến Đông Nam Á phát triển kinh tế:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp.
Có sự hiện diện của các dòng sông lớn (ví dụ: sông Mê Nam; sông Chao Phray-a; sông Hồng; sông I-ra-oa-đi;…) => cung cấp nguồn nước dồi dào cho đời sống sản xuất.Các đồng bằng được bồi tụ bởi phù sa của các dòng sông => đất đai màu mỡ
Khí hậu nóng ẩm => thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài động – thực vật, đặc biệt là cây lúa nước.
+ Nhiều quốc gia giáp biển; khu vực Đông Nam Á lại án ngữ trên ngã tư đường giao thương quốc tế => thuận lợi cho sự trao đổi – buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau và giữa các quốc gia Đông Nam Á với các nước khác ngoài khu vực.
THAM KHẢO!
– Điều kiện tự nhiên thuận lợi là gió mùa kèm theo mưa => thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước
– Đông Nam Á nằm ở vị trí cầu nối thuận tiện cho nhu cầu trao đổi sản phẩm, vì thế việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị – hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp => Giao thương phát triển
– Vị trí đó cũng giúp đẩy nhanh quá trình giao lưu, tiếp nhận văn hóa với các nước và khu vực xung quanh.=> đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước
– Đã sớm tiếp thu và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Thông qua Vương quốc Phù Nam, người Khơ- me đã tiếp thu đạo Bà La Môn và đạo Phật, chịu ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật (nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc) => phát triển văn hóa
Thời gian | Nội dung |
Thế kỉ VII - X | Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc: Vương quốc Cam-pu-chia, Vương quốc của người Môn, người Miến ở hạ lưu sông Mê nam. |
Thế kỉ X - XVIII | Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á |
Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX | Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây |
1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại:Vị trí: Hy Lạp nằm ở bán đảo phía đông nam Châu Âu, bao quanh là biển Aegea, biển Ionian và biển Địa Trung Hải
.Điều kiện tự nhiên: Địa hình núi non chia cắt, khí hậu Địa Trung Hải (mùa hè nóng, mùa đông mát mẻ). Điều này thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thương mại biển và nền văn minh độc lập của các thành bang.
-Tác động của điều kiện tự nhiên
+Kinh tế: Phát triển nông nghiệp (ô liu, nho), thương mại biển, sản xuất thủ công.
+Văn minh: Địa hình tạo ra các thành bang độc lập, mỗi nơi có văn hóa riêng. Khí hậu giúp phát triển văn hóa biển, triết học, khoa học.
2. Chữ viết và văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc:
+:Ấn Độ: Chữ viết ở Đông Nam Á (như Khmer, Thái) có nguồn gốc từ chữ Phạn. Văn học và tôn giáo (Phật giáo, Hindu giáo) từ Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ, thể hiện qua các đền đài, sử thi như Ramayana.
+Trung Quốc: Chữ Hán ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản. Văn học và triết học Trung Quốc (Nho giáo, Phật giáo) cũng ảnh hưởng lớn đến văn hóa Đông Nam Á.
REFER
Những công cụ đá cuội được ghè, đẽo tìm thấy ở buôn Păn Lăm (thành phố Buôn Ma Thuột) cho thấy chủ nhân của nó bước đầu đã biết chế tác công cụ lao động, mặc dù còn thô sơ, để tìm kiếm thức ăn.
Những dấu vết cổ sinh hoá thạch dưới trầm tích núi lửa ở Tân Lộc (Ea Kar) cũng như một loạt di cốt động vật hoá thạch (voi, tê giác, hổ, hươu, nai, hoẵng,...) ở nhiều nơi khác trên vùng đất Đắk Lắk cho thấy con người có mặt trên vùng đất này khá sớm. Đời sống của họ chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, trồng trọt, có sự phân công lao động; hoạt động thủ công chế tác đồ đá và làm gốm phát triển, có thể bước đầu biết luyện kim.
Bước vào thời đại đá mới, bên cạnh sử dụng những công cụ bằng đá cuội, cư dân nguyên thuỷ ở Đắk Lắk đã biết sử dụng vũ khí bằng tre, gỗ và các loại bẫy để săn bắt. Ngoài việc săn bắt các loài động vật trên cạn, cư dân cổ ở Đắk Lắk còn biết đánh bắt các loài thuỷ sản ở các con sông, suối hoặc đầm lầy. Họ sử dụng lưới được gắn chì hình quả nhót bằng đất nung. Có lẽ do điều kiện môi trường tương đối thuận lợi nên trong hoạt động săn bắt, hái lượm, người nguyên thuỷ ở Đắk Lắk không có thói quen thu lượm các loài nhuyễn thế, nhất là ốc. Bên cạnh đó, việc hái lượm vẫn được duy trì để bổ sung nguồn thức ăn.
Sang thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí, trồng trọt là thành tựu nổi bật nhất của cư dân cổ Đắk Lắk. Trong các di chỉ khảo cô tìm thấy ở Đắk Lắk, Các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẫu bào tử phân hóa của các giống, loài cây trồng như bông và các loài họ lúa. Đặc biệt, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số hạt lúa nương trong tầng đất chứa công cụ như cuốc, rìu, bôn mài toàn thân và đồ gốm. Rất nhiều lại đồ gốm ám khói, dấu hiệu của việc đun, nấu thức ăn. Những điều này chứng tỏ cư dân cổ Đắk Lắk đã biết trồng trọt các loại rau, cây cho củ, cây ăn quả và cả lúa nương. Nền nông nghiệp sơ khai của cư dân cổ Đắk Lắk đã ra đời.
Mặc dù cuộc sống của cư dân cổ Đắk Lắk chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động săn bắt, hái lượm, nhưng sự ra đời của nông nghiệp sơ khai đã đánh dấu sự chuyển biến mới của cư dân thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí ở Đắk Lắk.
Từ đầu Công nguyên trở đi, sản xuất nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chính trong đời sống của các dân tộc ở Đắk Lắk. Trong sản xuất nông nghiệp, việc làm rẫy chiếm vị trí quan trọng. Cư dân ở đây cũng đã biết trồng xen lúa, bắp với các loại rau, đậu, củ để tận dụng, cải thiện đất, làm cho đất tốt hơn và cho nhiều sản phẩm hơn. Chăn nuôi không được chú trọng và phát triển như vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ hoặc miền núi phía Bắc. Có lẽ do điều kiện tự nhiên ưu đãi với số lượng và chủng loài động vật phong phú sẵn có làm cho cư dân ở đây không có khái niệm chăn nuôi.
Cho đến cuối thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, đại bộ phận dân cư các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk sống bằng nghề nông, làm nương, rẫy, săn bắt và hái lượm, lệ thuộc vào tự nhiên. Trình độ sản xuất tuy còn thấp nhưng đất đai rộng lớn và màu mỡ nên cuộc sống của họ vẫn ổn định. Sản phẩm nông nghiệp dư thừa chủ yếu được trao đổi trong cộng đồng buôn làng. Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên vùng đất này, cơ cấu kinh tế ở Đắk Lắk đã có sự thay đổi
* Sự phát triển về kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII – X
- Các vương quốc nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan)l lưu vực sông I-ra-oa-đi… lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính.
- Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển, như: Sri Vi-giay-a; Ca-lin-ga; Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay).
- Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì vậy, trong các thế kỉ VII – X, ở các vương quốc cũng đã xuất hiện một số thương cảng sầm uất, như: Đại Chiêm (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)… Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.
Hơi khó đấy
Từ từ