K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2021

Mình k cho bạn òi

 🦈🦈 ɦoàɴɡ Sơŋ 🦈🦈 ( ɻɛɑm ʙáo cáo ) cũng k cho bạn òi

:V                    :V                         :V

9 tháng 6 2021

xin lỗi bạn nha mình ko thể tích được ròi

1. mk bias Jungkook

2. mk là ARMY được gần 1 năm òi

3. V - Jungkook - Suga - Jin - Jimin - J-hope - RM

18 tháng 8 2018

1.bias Taehyung

2.ARMY 1 năm thôi

3.Taehyung  Jungkook   Suga   Jimin   Jin   Jhope    Rapmon

20 tháng 11 2016

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

· Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

· Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

· Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

· Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

· Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

· Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

· Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

· Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

· Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

· Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

16 tháng 11 2016
 

 

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.
5.
Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
4. Em tán thành với cả 2 ý kiến
Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.
24 tháng 11 2016

tập lm văn màk cx có lý thuyết hảk bn?

24 tháng 11 2016

mk nghĩ là bố cục bài văn biểu cảm gồm mấy fần? đó la những fần nào? hay là lập dàn ý j đó. Mk cx hk chắc vì trg mk chỉ cho vt 1 bài văn hoy, hk có trả lời lý thuyết

6 tháng 2 2018

Con sông quê tôi chảy qua giữa hai cánh đồng làng.

Đây chỉ là một dòng sông nhỏ, tách ra từ con sông lớn. Quanh năm bốn mùa, màu nuowsc sông có thể khác nhau, nhưng bao giờ cũng đậm chất phù sa. Đó chính là màu của sự phì nhiêu màu mỡ mà dòng sông đã đem đến cho những cánh đồng.

Không biết dòng sông đã từng sùng sục chảy siết ở tận nơi đâu, chứ khi qua làng tôi, trôi em ả lạ lùng. Nếu không có những làn sóng lăn tăn, vào những buổi chiều hè, ta có thể nghĩ đó là một tấm gương lớn tráng bạc cho những đám mây soi bóng. Nhưng chính những làn song nhỏ ấy đã tạo cho dòng sông một nét đẹp, chúng tạo ra ánh lấp lánh không ngừng đưới ánh nắng chiều.

Người làng tôi đi qua sông bằng đò ngang, bến đò ở chỗ cuối con đường rộng. Ở đó, dưới bóng mát của một cây dừa cổ thụ, người chèo đò thường che mặt trong bóng chiếc nón lá, nằm nghỉ khi vắng khách. Đó cũng là chỗ cho khách qua đò ngồi lại khi chưa gặp chuyến đò sang. Đò thường đông khách vào lúc sáng sớm và buổi chiều. Những lúc ấy, con đò phải qua qua lại lại liên tục, chuyến nào cũng đầy người, chen chúc đủ màu áo, nhấ là màu áo rực rỡ của các cô gái làng, màu áo trắng và khăn quàng đỏ của học sinh đi học. Dòng sông râm ran tiếng cười, chuyện trò, trải rộng khắp bốn bề.

Người chèo đò là một ông cụ đã ngót sáu mươi nhưng trông còn cường tráng và nhanh nhẹn. Cụ đẩy mạnh mái chèo, tạo nên những xoáy nước tròn sâu, đẩy con đò về phía tước, làm những ngọn sóng bị cắt ngang, tóe ra những tia bụi nước. Cụ là người chèo đò có trách nhiệm, coi nghề chở đò không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là công việc giúp đời, nên khi ai có việc cần kíp, dẫu lúc đêm khuya, gà gáy, cụ cũng vui vẻ chèo chống mà không đồi hỏi gì.

Buổi chiều về trên bến sông thật vui. Ấy chính là lúc trẻ con trong làng tụ họp. Chúng bơi lội, reo hò, bày các trò chơi, làm ầm vang cả một quãng sông. Đối với những nhà gần bờ sông thì đây là nơi giặt giũ. Các chị, các bà vừa làm vừa trò chuyện về việc nhà cửa, đồng áng.

Mỗi khi có việc gì đi xa làng, nghĩ đến làng là tôi nghĩ đến dòng sông, cứ như nó chính là cái tạo nên làng tôi vậy. Mai sau, hẳn làng tôi sẽ đổi khác; dòng sông, bến đò sẽ khác. Nhưng làm sao tôi quên được cái không khí êm đềm, thú vị trên dòng sông hôm nay?

Tả một dòng sông hùng vĩ và thơ mộng theo quan sát hoặc tưởng tượng của em

Bài làm

Hà Nội quê em có con sông Hồng đỏ nặng phù sa. Dù có đi đâu, em vẫn nhớ về sông Hồng.

Con sông Hồng chay qua lòng Hà Nội. Sông chảy giữa những bãi mía, bãi ngô, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non, phải chăng vì thế mà có tên là sông Hồng?

Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông gắn với thời thơ ấu của em. Em và sông như hai người bạn thân thiết. Mỗi buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Tàu thuyền đi lại tấp nập như mắc cửi. Hai bên bờ sông, cỏ còn ướt sương đêm, mà các bà, các chị xã viên đã ra ruộng tỉa bắp, hái dâu.

Buổi trưa, trẻ con rủ nhau ra bơi lội vùng vẫy như những chú cá hep. Cuối hè, nước sông thường lên cao và đục ngầu. Đó là màu phù sa, gợi một mùa bội thu sắp tới.

Em nhớ có một nhà thơ đã ví Hà Nội như một cô gái mặc áo đỏ sông Hồng. Sự so sánh đó thật đẹp và hợp lí. Sông Hồng hùng vĩ, thơ mộng mãi mãi là hình ảnh đẹp của quê hương em. Em quý sông Hồng.

k mik nha ! 

30 tháng 3 2018

Cảm ơn bạn 

4 tháng 11 2017

Mùa xuân đang trôi đi một cách âm thầm, lặng lẽ. Thế là mùa hè mến yêu đã đến. Lại một niềm vui mới cho lũ học trò nghịch ngợm nhưng lại nôn nao không muốn xa mái trường thân yêu, xa thầy cô, bạn bè, xa cây bàng già và cây phượng thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời nay. Còn bây giờ thì hoa phượng nở đỏ rực trên từng cành như thắp lửa cả ngôi trường em. Tiếng ve sầu cũng bắt đầu cất tiếng kêu vang. Mọi thứ như hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ.

Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ. Gốc phượng to sần sùi vì bao năm tháng qua mưa nắng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn đang vui đùa và cùng nhau mừng mùa hè đến. Hoa phượng đỏ bao nhiêu thì lá cây của nó có một màu xanh um bấy nhiêu . Cành cây đăm ra từ người mẹ của nó. Cuống hoa xanh mơn mỡn khoảng tám phân, thon dài, nối liền giữa bông hoa và cành hoa. Nụ hoa thật đẹp, lúc thoáng nhìn cứ tưởng hạt ngọc bích. Hoa phượng nở từng chùm, một màu đỏ rực như muốn tô điểm lên vẻ đẹp lộng lẫy của ngày hè ở trường em. Hoa phượng đỏ rực thế mà sao hiền diệu quá.

Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất.Nhưng không vì thế mà phượng lấy làm buồn bã, cứ hàng ngày, phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò.Và rồi cuối cùng những bông hoa phượng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng, giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp. Năm cánh hoa phượng mịn như nhung, lung linh dưới nắng hè, có lúc rực lên như chứa lửa chứa nắng. Giữa năm cánh hoa là nhụy hoa như những cô tiên áo vàng đáng tỏa hương thơm ngát, lan tỏa khắp cả khu vườn.Cánh hoa phượng như những anh hùng vĩ đại đã hi sinh vì tổ quốc thân yêu. Màu vàng của nhị hoa như màu da của con người Việt Nam. Hoa phượng như lá cờ đỏ, sao vàng. Thể hiện cho sự anh dũng, yêu Tổ Quốc bao đồng bào dân tộc đã hi sinh vì Tổ Quốc mến yêu. Màu máu đỏ như hòa quyện với màu hoa phượng, để nhắc nhở chúng em nhớ đến những chiến sĩ của đồng bào dân tộc mà cố gắng học tập thật giỏi để mai sau Tổ Quốc giàu đẹp.

Lũ học trò chúng em xem chị phượng như người bạn tri kỉ, chia sẻ những chuyện vui buồn. Cứ mỗi buổi ra chơi, chúng em lại tụ nhau ngồi dưới gốc phượng để tâm tình. Có bạn mặt rạng rỡ khoe với các bạn những điểm mười đỏ chói. Có bạn mặt buồn bực vì những chuyện không vui. Còn gì thích hơn được ngồi dưới gốc phượng, tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, dễ chịu giữa trưa hè.Nghe những tiếng ve đang râm rang rạo rực như tan biến những cái mệt mỏi, căng thẳng sau giờ học. Trong không khí nhộn nhịp, nàng phượng vẫn lặng lẽ đứng nhìn chúng em vui chơi, đùa giỡn, em chợt thấy ánh mắt phượng rộn lên. Vẫy tay trong nắng . Rồi những buổi chúng em nhặt những cành phượng để chơi đá gà. Lũ học trò chúng em tụm năm, tụm ba lại mà không biết rằng chị phượng cũng đang đón chờ kết quả.

Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Hoa phượng báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện. Nào là hè đã đến rồi, đã đến lúc nghỉ ngơi sau một học kì. Một năm học căng thẳng đã đến lúc vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng là hoa phượng báo hiệu đã đến lúc faj xa mái trường, thầy cô, bạn bè. Nhưng dù có xa cách mấy, nó luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi người. ven công viên có biết bao là cây phượng nhưng em chỉ thấy cây phượng ở trường em là đẹp nhất thôi. Hoa phượng như đánh dấu bước ngoặc trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào kì thi quan trọng.

Vì sao tuổi học trò chúng em lại yêu hoa phượng đến thế. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng hay nghe tiếng ve cất tiếng là lòng em lại nôn nao quá. Chính vì vậy mà cây phượng là kí ức tươi đẹp mà học trò. Với nhiều người, mùa hè đơn giản chỉ là một mùa trong bốn mùa, không hơn, không kém. Nhưng đối với ai đã trải qua thời áo trắng thì mùa hè là nỗi niềm, là tâm trạng và trong thẩm sâu tâm hồn ta còn nỗi háo hức đón hè về. Phương ơi, ve ơi, lũ học trò sẽ chẳng bao giờ quên bạn đâu. Nhờ các bạn mà mình hiểu được mùa hè thú vị đến thế nào. Mùa hè mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Chúng mình sẽ mãi mãi không quên màu đỏ của hoa phượng. Các bạn ơi đừng ngắt phượng, bắt ve, đừng tàn phá mùa hè bạn nhé.

6 tháng 7 2021

ok bạn

12 tháng 10 2021

OK BẠN

5 tháng 8 2018

chào bạn nhé, kb ko

26 tháng 8 2016

Liên kết trong văn bản hả bạn

26 tháng 8 2016

I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Tính liên kết.

a. Nếu bố En-ri-cô chỉ viết một đoạn văn như ví dụ (a) trong sách giáo khoa thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố muốn nói.

b. Lí do mà En-ri-cô không hiểu ý bố là vì: Câu văn có nội dung chưa thật rõ ràng; thứ hai vì giữa các câu chưa có sự liên kết; muốn cho đoạn văn hiểu được thì phải có tính liên kết.

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a. Đoạn văn (a) vì chưa thể hiện thái độ của người bố, cho nên En-ri-cô chưa hiểu được ý bố.

b. Đoạn văn (b) thiếu sự kết nối giữa các ý, thiếu sự gắn bó chặt chẽ.

II. Luyện tập

Câu 1.

  - Nhận xét: các câu trong đoạn văn sắp xếp không hợp lí, vì vậy các ý không liên kết với nhau được - > không có sự liên kết về mặt nội dung.

- Để đoạn văn có tính liên kết chúng ta nên sắp xếp theo trình tự như sau:

Câu 1 - > câu 4 - > câu 2 - > câu 5 - > câu 3 Câu 2. - Chưa có tính liên kết. - Vì phi logic về mặt nội dung :

+ Ở câu một, tác giả viết về thời quá khứ “Lúc người còn sống tôi lên mười”. Có nghĩa là hiện tại người mẹ của nhân vật tôi đã mất. Thế nhưng ở câu hai, ba bốn chuyển qua thời hiện tại người mẹ đó vẫn còn sống.

+ Thứ nữa, nội dung của các câu không ăn nhập gì với nhau theo kiểu “Ông Chẫu bà Chuộc”.

Câu 3. Điền từ thích hợp.

Bà ơi! Cháu trường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ơi mong tìm lại được hình bóng của “bà”, và nhớ lại ngày nào “bà” trồng cây, “cháu” chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào cây co quả “bà” sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho “cháu”, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon ngất phải để phần bà. “Thế là” bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

Câu 4.

  - Về mặt nội dung và hình thức hai câu này có vẻ rời rạc không có sự liên kết, câu một nói về mẹ, câu hai nói về con.

- Nhưng ở câu thứ ba, “Mẹ sẽ đưa con đến trường”, cả hai từ mẹ và con đã liên kết hai câu trên thành một câu thống nhất, vì vậy chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản.

Câu 5.

- Có đủ trăm đốt tre rất đẹp nhưng chưa thể làm nên được cây tre, nhờ có phép thần của Bụt các đốt tre mới nối kết được với nhau làm thành cây tre kì lạ.

- Văn bản cũng vậy, có đủ các câu, các đoạn văn nhưng nếu giữa chúng không có sự liên kết về nội dung và hình thức thì không thể nào thành văn bản. Đó là một sự liên tưởng rất lí thú.