Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BẠN TUI BỊ GÙ . TRONG LÚC LÀM THỦ CÔNG LƯNG BẠN Ý CÒNG CÒNG
CÁI TAY CẮT CẮT LIA LỊA NHƯ VẬY ĐƯỢC CHƯA NHỈ TUAN
Chị Hoa của em thường được bà con trong xóm khen ngợi vừa dẹp người, đẹp nết lại đảm đang. Chị lại giỏi đan, may, thêu thùa. Chính vì vậy mà sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, chị sớm trở thành xã viên của hợp tác xã thêu đan.
Năm nay chị tròn hai mươi tuổi. Vốn từ bé đến lớn chị không phải làm việc nặng giữa nắng, mưa, nay lại suốt ngày ngồi trong râm mát để đan nên nước da chị trắng muốt. Mái tóc cắt ngắn, màu nâu, ôm lấy khuôn mặt thon thả, đầy đặn. Đôi mắt to sáng long lanh dưới đôi lông mày cong cong với sông mũi cao, trông chị vừa thông minh nhanh nhẹn, vừa thanh tú nhẹ nhàng. Chị Hoa rất chăm chỉ với nghề của mình. Ngoài giờ đan tại hợp tác xã, chị còn mang hàng về nhà. Vào buổi chiều, mỗi tối dưới ngọn đèn nêon sáng trưng, dáng chị ngồi lặng lẽ, chiếc đầu nghiêng nghiêng cúi xuống cặm cụi đan. Đôi bàn tay thon nhỏ lướt qua lướt lại nhịp nhàng thoăn thoắt tựa thoi đưa. Thỉnh thoảng chị lại dừng tay để ngắm đường đan của mình. Có lúc chị gật gù ra vẻ hài lòng, rồi cũng có lúc chị nhíu mày bởi một mũi đan bị lỗi. Cứ đứng mà ngắm nhìn chị, tự nhiên thấy chị đẹp và dịu dàng làm sao.
Chị bận luôn tay với hai que đan như vậy nhưng hễ thấy chúng em tới, chị niềm nở chuyện trò, nhiều khi bọn nhỏ tò mò nghịch cuộn len của chị, chị cũng không la rầy mắng mỏ gì. Đối với cô bác xóm giềng, hễ ai có việc gì nhờ mượn, chị sẵn sàng giúp đỡ không quản gì. Vì vậy, chẳng những chúng em mến chị mà cô bác trong vùng đều mến chị.
Còn ở phân xưởng, chị luôn đạt chiến sĩ thi đua vì sản phẩm của chị năm
Bố cục văn bản Ếch ngồi đáy giếng :
- Đoạn 1: "Từ đầu ...chúa tể". Cảnh Ếch sống trong giếng.
- Đoạn 2: "Phần còn lại". Cảnh Ếch sống ngoài giếng và kết cục của câu chuyện
Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.
Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sowjxk hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.
Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.
1. MB
* Giới thiệu chung
- Cuộc đi do ai tổ chức ? Đi vào dịp nào ? Thăm di tích nào ?
2. TB
* Diễn biến cuộc đi thăm
- Tả lại cảnh đẹp mà em đã đến gặp
- Kể lại những chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi
3 . KB
* Cảm nghĩ của em
- Gắn bó hơn với người cùng đi ( VD : thầy cô, bạn bè, bố mẹ, anh chị, em)
- Hiểu và thêm yêu quê hương và đất nước
Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.
Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày. Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về.
Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hần hoan, hạnh phúc Và rồi “ Ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sầm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ phơi ở bên ngoài, còn những lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi “ lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.
Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua. Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới- tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bồng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời- cầu vồng sau mưa.
Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè và cùng giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.
3 phần mở bài thân bài và kết bài
Bố cục ngắn gọn chặt chẽ với nhau.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
Trích: loigiaihay.com
dàn ý
a.Mở bài.
-Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
-Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.
b.Thân bài.
-Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
-Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như : trèo cây, câu cá, bắn chim.
-Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
-Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau : tập nhật kí của Thành và chiếc bút « Kim Tinh » của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.
c.Kết bài.
-Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.
Bài làm:
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.
Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
bà mình năm nay ngoài 60 tuổi , nước da hồng hào , vóc dáng trẻ trung , đang làm việc tại Hà Nội .
Nhớ nhận xét về bà mình nha , mọi người .
Cách phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học và tự sự: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, một số phận riêng. Vậy phân tích một nhân vật chính là làm sáng tỏ một tính cách, một số phận độc đáo. Những tính cách, số phận ấy bộc lộ qua các phương diện sau: a) Lai lịch Là phương diện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách cùng cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trọng với đường đời của một người (một nhân vật). Lai lịch gồm thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình. Chí Phèo ngay từ khi được sinh ra đã bị vứt ra khỏi cuộc sống, đã là đứa trẻ hoang không biết bố mẹ, chẳng có cửa nhà. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp phần tạo nên số phận cô độc thê thảm của Chí. Vốn xuất thân từ tầng lớp trên, quen hưởng cuộc sống giàu sang, lại ít có dịp gần gũi với quần chúng lao động nên văn sĩ Hoàng (Đôi mắt) dễ có cái nhìn khinh miệt về người dân quê kháng chiến... Tính cách, số phận nhân vật được lí giải một phần bởi thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt... b) Ngoại hình Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Phần lớn, đặc điểm tính cách, chiều sâu nội tâm (cái bên trong) của nhân vật được thống nhất với ngoại hình (vẻ bề ngoài). Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét khắc hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó. Miêu tả nhân vật văn sĩ Hoàng, Nam Cao chỉ vài nét phác họa dáng người béo, bước đi khệnh khạng, vừa đi vừa như bơi hai cánh tay ra hai bên vì những khối thịt ở dưới nách kềnh ra, bàn tay múp míp, bộ mặt đầy đặn và trên mép một cái vành móng ngựa ria trông như một chiếc bàn chải nhỏ... Chừng ấy chi tiết cũng đủ giúp người đọc hình dung rõ một con người kiểu cách, trưởng giả, một lối sống sung túc dư thừa giữa lúc nhân dân đang gian khổ kháng chiến. Trong phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết ngoại hình mà đi sâu vào nội tâm, vào bản chất của nhân vật. c) Ngôn ngữ Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Nhân vật cụ cố Hồng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng hễ cứ mở miệng ra là gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. Trở thành “nhà cải cách thẩm mỹ”, “đốc-tờ Xuân”, “giáo sư quần vợt”, “cố vấn báo Gõ mõ"... được cả xã hội thượng lưu thành thị trọng vọng, Xuân Tóc Đỏ vấn đầu cửa miệng mấy chữ “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”. Chứng tỏ tính chất lưu manh, vô học của y. Nhân vật Đào (Mùa lạc) thường có lối nói ví von bóng bẩy của ca dao, tục ngữ, chứng tỏ người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp nông dân có học và từng trải. Nhưng mặt khác, đằng sau những câu đối đáp sắc sảo, đanh đá của những ngày đầu lên Điện Biên, chúng ta dễ nhận ra vẻ ngậm ngùi, chua chát cho thân phận éo le của Đào. d) Nội tâm Khi phân tích nhân vật cần quan tâm đến thế giới bên trong với những cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ... Một nghệ sĩ tài năng bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con người. Miêu tả chân thực, tinh tế đời sống nội tâm nhân vật là chỗ thử thách tài nghệ nhà văn và cảm nhận, phân tích được một cách thuyết phục. Đây cũng là nơi chứng tỏ năng lực của người phân tích tác phẩm. Ở truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, hay nhất có lẽ là những trang Tô Hoài diễn tả sự trỗi dậy từng bước của sức sống tiềm tàng trong lòng Mị, quá trình hồi sinh của tâm hồn của Mị trong đêm mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn tình. Sự hồi sinh này biểu hiện qua diễn biến tâm trạng, qua các cử chỉ, hành động. Nhìn mọi người trong nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma đang tụ tập quanh bếp lửa khua chiêng, nhảy múa và uống rượu, Mị nghĩ: “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu”. Cô lén lấy cái hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát... hành động uống rượu ấy là gì nếu không phải là biểu hiện của ý thức về quyền làm người, quyền bình đẳng đang trỗi dậy. Cuộc đời đối với người con dâu gạt nợ như một đêm dài. Nhưng giờ đây, có lẽ Mị không còn chịu nổi bóng tối đang vây bọc quanh mình nữa. Thắp sáng thêm đĩa đèn hay là Mị đang muốn thắp sáng lại cuộc đời mình? Hành động đó chứng tỏ sóng cuộn trong chiều sâu tâm trạng từ khi nghe tiếng sáo gọi bạn yêu lấp ló ngoài đầu núi, lửng lơ bay ngoài đường... e) Hành động Bản chất con người ta bộc lộ chân sát, đầy đủ nhất qua cử chỉ, hành động. Phân tích nhân vật, vì thế, cần tập trung khai thác kỹ các cử chỉ, hành động. Nam Cao đã dựng lên trước mắt ta một Chí Phèo bằng xương bằng thịt với tính cách điên khùng, uất ức, với số phận cô độc và bi thảm không thể lẫn với bất kì một ai khác: Chí Phèo từ bộ mặt đầy những vằn ngang vạch dọc, dáng đi ngật ngưỡng đến cách chửi, từ kiểu rạch mặt ăn vạ, kiểu uống rượu đến lối làm tình với Thị Nở, từ hành động xách dao đi trả thù đến cách đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình... Khi điển hình hoá nhân vật, nhà văn thường lựa chọn cho nhân vật những hành động độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm đối với người đọc. * Một số điểm lưu ý - Không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đẩy đủ các phương diện như: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động. Có chỗ nhiều, chỗ ít, chỗ đậm, chỗ nhạt. Cũng không cứ phải tuần tự theo năm phương diện như thế mà nên sắp xếp theo thực tế từng nhân vật ở từng truyện kể cho bài làm văn hấp dẫn. - Có thể xem năm phương diện đã nêu đều là sự cụ thể hoá, hiện thực hoá của tính cách, số phận nhân vật. Nói cách khác, phân tích những phương diện ấy chính là để khái quát lên tính cách, số phận. - Nắm vững năm phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật chính là điều có ý nghĩa định hướng cho việc đọc tác phẩm tự sự. Đọc tác phẩm tự sự phải hiểu được, nhớ được nội dung phản ánh của tác phẩm và mối quan hệ giữa các nhân vật, nắm được tính cách, số phận của các nhân vật chính. Để có căn cứ phân tích, để có chất liệu làm bài, khi đọc tác phẩm cần ghi nhớ các chi tiết, các hình ảnh về từng phương diện ở nhân vật.