Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo cách nói chung của chúng ta, chúng ta gọi một người là thông thái hoặc bởi anh ta chứng tỏ biết xét đoán đúng đắn trong những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hoặc bởi anh ta có sự thấu thị sâu sắc về những nguyên lý cơ bản và nguồn cội của sự việc. Trong suốt truyền thống lịch sử phương Tây, thuật ngữ “thông thái” đã có cả hai ý nghĩa trí tuệ và đạo đức đối với chúng ta. Người Hy Lạp cổ quan niệm về hai loại thông thái: thông thái thực tiễn, hoặc sự “cẩn trọng”, và thông thái tư biện hoặc thông thái mang tính triết học. Họ cho là một người khôn ngoan về thực tiễn nếu anh ta đánh giá những tình huống một cách đúng đắn và chọn những biện pháp thích hợp nhất để bảo đảm đạt được những mục đích của mình. Tuy nhiên Aristotle khẳng định rằng những mục đích đó phải tốt về mặt đạo đức. Theo quan điểm của ông, sự thông thái thực tiễn phải gắn liền với phẩm chất đạo đức.
Người Hy Lạp coi một người thông thái về mặt triết học nếu như người đó hiểu những nguyên lý cốt yếu hoặc nguồn cội của sự việc. Sự thông thái theo nghĩa này là hình thức tri thức cao nhất. Nó là đỉnh cao của việc đi tìm chân lý của con người. Nó cho anh ta sự thanh thản kèm theo sự thỏa mãn hoàn toàn. Plotinus(1) tuyên bố rằng sự thông thái đem lại sự thanh thản trọn vẹn, vì nó là tri thức mà trí óc ta muốn vươn tới. Và Samuel Johnson(2) nhận xét rằng “con người thông thái về mặt triết học” không có nhu cầu, vì anh ta toàn mãn.
Truyền thống tôn giáo của chúng ta đánh giá cao sự thông thái. Người Hy Lạp coi nó là một thuộc tính siêu phàm. Socrates cho rằng chỉ có mình Thượng Đế mới thông thái và rằng con người có thể yêu hoặc tìm kiếm sự thông thái nhưng không bao giờ có được nó. Sách Châm ngôn [trong Kinh thánh] ca tụng sự thông thái như một nguyên lý vĩnh cữu duy trì và dẫn dắt trật tự tự nhiên và cuộc sống con người.
Kinh Thánh cũng ca tụng sự thông thái như cách hành xử khôn ngoan và chính trực những công việc hàng ngày. Ở đây một lần nữa sự thông thái vừa là một kiểu tri thức vừa là một mặt của tính cách đạo đức. Nhưng ở đây Chúa là người thầy, và sự thông thái có được qua việc lắng nghe điều người dạy – chứ không phải chỉ qua sự tìm kiếm mang tính trí tuệ.
Thánh kinh nói: “Nỗi kính sợ Chúa là khởi đầu của sự thông thái,”. Trong văn cảnh này “sợ” có nghĩa là lắng nghe lời Chúa. Aquinas [Thomas D’Aquin] giải thích rằng đây là nỗi sợ của đạo làm con, chứ không phải nỗi sợ quỵ lụy – một sự tôn kính thật sự đối với luật thánh, chứ không phải nỗi lo sợ bị trừng phạt. Nó dựa trên niềm tin vào sự mặc khải ý Chúa đối với con người. Và nó kết thúc bằng sự thông thái, một sự hoàn thiện của trí tuệ đi cùng thứ tình yêu tuyệt đối. Đối với Spinoza(3), sự thông thái là một hình thức của tình yêu, “tình yêu về tinh thần với Chúa.”
Làm thế nào chúng ta đạt tới sự thông thái? Sự thông thái là mục đích cơ bản của việc học. Việc học như thế là một quá trình lâu dài nó bao gồm cả một đời tìm kiếm thấu đáo và cả một chuỗi kinh nghiệm rộng khắp. Việc học ở sách vở và học ở nhà trường cũng giúp cho quá trình này, nhưng không đủ để hình thành phẩm chất tối cao của trí óc và tính cách.
Nhưng chỉ riêng kinh nghiệm và tuổi tác cũng không phải là những thứ duy nhất cho phép ta đạt tới sự thông thái. Một số người vẫn cứ ngu ngốc suốt cả cuộc đời họ. Trên thực tế, một số ít người vẫn giữ vững nỗ lực và tràn đầy quyết tâm cần có để trở nên người thông thái. Một số ít người thông thái này dạy cho những người còn lại biết thông thái là gì và cần phải làm gì để trở nên thông thái.
Hạnh phúc chẳng ở đâu xa mà nó lại ở ngay những niềm vui rất đỗi bình dị trong đời sống thường nhật của em như khi đạt được một điểm tốt để về khoe với mẹ , khi một bông hoa em trồng , hay chỉ đơn giản như một bữa cơm tối mà gia đình sum họp quây quần bên nhau,...
Câu chuyên :
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi.Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phảitrả cho ông 9 đô la tất cả.Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệmcho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm saomà biết được sự khác biệt đó chứ! ”Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp
Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la. Em hiểu câu nói đó có ý nghĩa như thế nào ?
Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la. Em hiểu câu nói đó có ý nghĩa như thế nào ?
Trả lời : Câu " Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la " có nghĩa là bạn của ông tác giả không muốn nói dối vì nếu nói dối con của bạn tác giả sẽ học theo và sẽ dối trá theo như vậy.
Hạnh phúc không cần phải là có kim ngân châu báu gì quý hiếm. đôi khi chỉ là ngắm nhìn đóa hoa ngoài khung cửa, cùng gia đình quây quần bên nhau chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ, đó cũng gọi là hạnh phúc.
a) "Môi hở răng lạnh": nghĩa là anh em ruột thịt, bạn bè thân thuộc chí cốt phải thương yêu thương đùm bọc che chở cho nhau. Không quan tâm bao bọc cho nhau đến một lúc nào đó sẽ không tốt cho cả hai
b) "Máu chảy ruột mềm": Nghĩa là trong anh em, người thân nếu người này gặp nạn thì người kia cảm thấy đau lòng (nếu là bạn bè chí cốt cũng cảm thấy như thế)
c) "Nhường cơm sẻ áo": Nghĩa là thương yêu giúp đỡ chia sẻ cho nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn
d) "Lá lành đùm lá rách": Nghĩa là trong khó khăn, người có của ăn của để ; giàu có hơn cần giúp đỡ cưu mang bao bọc cho những người nghèo khó thể hiện tình nhân ái giữa người với người
a) "Môi hở răng lạnh": nghĩa là anh em ruột thịt, bạn bè thân thuộc chí cốt phải thương yêu thương đùm bọc che chở cho nhau. Không quan tâm bao bọc cho nhau đến một lúc nào đó sẽ không tốt cho cả hai
b) "Máu chảy ruột mềm": Nghĩa là trong anh em, người thân nếu người này gặp nạn thì người kia cảm thấy đau lòng (nếu là bạn bè chí cốt cũng cảm thấy như thế)
c) "Nhường cơm sẻ áo": Nghĩa là thương yêu giúp đỡ chia sẻ cho nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn
d) "Lá lành đùm lá rách": Nghĩa là trong khó khăn, người có của ăn của để ; giàu có hơn cần giúp đỡ cưu mang bao bọc cho những người nghèo khó thể hiện tình nhân ái giữa người với người
Định nghĩa về hạnh phúc của bạn là gì? Nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học tích cực (positive psychology) và hạnh phúc thường định nghĩa người hạnh phúc là một người trải nghiệm thường xuyên các cảm xúc tích cực như niềm vui, thích thú, tự hào và ít khi (mặc dù không phải là không có) các cảm xúc tiêu cực như buồn bã, lo âu và giận dữ (Lyubomirsky và các cộng sự, 2005). Hạnh phúc cũng có thể nói có mối liên hệ tới sự hài lòng trong cuộc sống (life satisfaction), đánh giá về cuộc sống, các khoảnh khắc hoan lạc, nhưng trên hết nó liên quan đến trải nghiệm tích cực của cảm xúc (positive experience of emotions).
Yếu tố quan trọng của các định nghĩa này là cảm xúc tích cực không ám chỉ đến việc phải thiếu vắng các cảm xúc tiêu cực. Một “người hạnh phúc” cũng trải nghiệm phổ cảm xúc (spectrum of emotions) giống như tất cả mọi người, nhưng tần số cảm nhận cảm xúc tiêu cực có thể khác biệt. Sở dĩ “người hạnh phúc” không trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực bởi vì họ xử lý nó khác hoặc họ có thể tìm ra ý nghĩa theo cách khác. Trong thực tế, sử dụng cụm từ “người hạnh phúc” có thể không chính xác bởi vì nó giả định rằng họ là người hạnh phúc tự nhiên hoặc các thứ tích cực xảy ra thường xuyên hơn với họ. Không một ai là miễn nhiệm được với các căng thẳng của cuộc đời, nhưng câu hỏi là liệu bạn xem các căng thẳng này như khoảnh khắc đối lập hay khoảnh khắc cơ hội.
Bất kể bạn đang ở đâu trên phổ hạnh phúc, mỗi người đều có định nghĩa cho riêng mình về hạnh phúc. Các nhà triết học, diễn viên, chính trị và tất cả mọi người đều cân nhắc cái nhìn của riêng họ về hạnh phúc. Hãy cùng đọc một số định nghĩa ưa thích chúng ta có bên dưới và xem cái gì cộng hưởng (resonated) với bạn.
Người Hy Lạp cổ đại định nghĩa hạnh phúc là:
HẠNH PHÚC LÀ NIỀM VUI THÍCH CHÚNG TA CẢM THẤY KHI CHÚNG TA PHẤN ĐẤU ĐẠT TỚI TIỀM NĂNG CỦA CHÚNG TA.
Shirley MacLaine, nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar nói:
ĐỂ HẠNH PHÚC, BẠN PHẢI SẴN SÀNG MỞ LÒNG VỚI ĐIỀU KHÔNG BIẾT.
Michael J. Fox (diễn viên, nhà sản xuất phim) nói:
HẠNH PHÚC CỦA TÔI PHÁT TRIỂN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN TỶ LỆ CHẤP NHẬN CỦA TÔI, VÀ NGHỊCH ĐẢO VỚI TỶ LỆ MONG CHỜ CỦA TÔI.
Mastin Kipp, người sáng lập Daily Love, nói:
TÔI KHÔNG MONG CHỜ LÚC NÀO CŨNG HẠNH PHÚC, TÔI ĐƠN GIẢN CHẤP NHẬN CÁI ĐANG LÀ. VÀ CHẤP NHẬN LÀ CHÌA KHÓA. ĐÂY CHÍNH LÀ VIỆC TỰ YÊU BẢN THÂN MÌNH THỰC SỰ, CHẤP NHẬN VÀ CÓ KHẢ NĂNG YÊU BẢN THÂN BẠN NGAY NƠI BẠN ĐANG ĐỨNG.
Gabrielle Bernstein, tác giả viết sách nói:
LỰA CHỌN HẠNH PHÚC LÀ CON ĐƯỜNG ÍT KHÁNG CỰ NHẤT.
Aristotle viết:
HẠNH PHÚC LÀ MỘT TRẠNG THÁI CỦA HOẠT ĐỘNG.
Tiến sĩ tâm lý Shefali Tsabary, đồng thời cũng là người viết sách nói:
CHỈ KHI NÀO CHÚNG TA THỎA MÃN ĐƯỢC NHU CẦU CỦA RIÊNG MÌNH VÀ CẢM THẤY HÀI LÒNG TỪ BÊN TRONG THÌ CHÚNG TA MỚI CÓ THỂ THỰC SỰ TRÀN ĐẦY VÀ HẠNH PHÚC.
Eleanor Roosevelt (vợ của Tổng thống Franklin D. Roosevelt) nói:
AI ĐÓ TỪNG HỎI TÔI RẰNG RẰNG VỚI TÔI BA ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ CÓ ĐƯỢC HẠNH PHÚC. CÂU TRẢ LỜI CỦA TÔI LÀ: MỘT CẢM GIÁC CHÂN THẬT BẠN CÓ VỚI CHÍNH BẢN THÂN VÀ NHỮNG AI Ở QUANH BẠN; MỘT CẢM GIÁC BẠN ĐÃ LÀM ĐIỀU TỐT NHẤT BẠN CÓ THỂ CẢ TRONG CUỘC SỐNG CÁ NHÂN VÀ TRONG CÔNG VIỆC; VÀ CÓ KHẢ NĂNG YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC.
Điều tuyệt vời về tất cả các định nghĩa này là các điểm chung bắt đầu nổi lên. Shirley MacLaine và Michael J. Fox nói chúng ta chấp nhận các tình huống xảy ra trong cuộc sống và chấp nhận điều không chắc chắn như là phần bản chất tự nhiên ở đời. Và chúng ta càng có khả năng làm điều đó bao nhiêu, chúng ta càng học được cách để hạnh phúc bấy nhiêu. Mastin Kipp nói với chúng ta rằng ổn thôi nếu chúng ta không cố gắng, phấn đấu (strive) để được hạnh phúc, nhưng chấp nhận bất cứ điều gì chúng ta cảm thấy. Ông ấy gợi ý ý tưởng quan trọng, điều chúng ta thường cố gắng làm là sửa chữa mọi thứ để có được “hạnh phúc” hoặc “ở nơi bình yên” hoặc “vượt qua một tình huống,” nhưng đôi khi chúng ta cần nhìn nhận những gì chúng ta đang cảm thấy (cho dù nó là gì). Cái bạn thường thấy là sự thừa nhận đó sẽ cho phép bạn đi vào “không gian hạnh phúc” nhanh chóng hơn bởi vì cảm xúc của bạn không lấy đi sức chú ý của bạn. Các cảm xúc của bạn không la hét với bạn, nói với bạn rằng bạn buồn bã hoặc giận dữ. Bạn đã bắt đầu công việc xử lý nó.
Cuối cùng, Aristotle chia sẻ một phần quan trọng về hạnh phúc, về cái ở trong hoạt động. Có bao nhiêu người “hạnh phúc” bạn biết ngồi ở nhà hết ngày này sang ngày? Họ có thể thỏa mãn hoặc “ổn” tạm thời (temporarily), nhưng liệu họ có thực sự phát triển hạnh phúc? Hạnh phúc thường được tìm thấy trong hoạt động mà bạn đam mê (passionate) và trong xây dựng kết nối với điều gì có ý nghĩa với bạn. Nghiên cứu hỗ trợ điều này với các phát hiện cho thấy sự hỗ trợ xã hội mạnh mẽ tương quan với một số kết quả tích cực. Bạn có thể có các khoảnh khắc mất kết nối với cuộc sống, nhưng bạn luôn có cơ hội xây dựng lại kết nối đó.
Rồi, giờ tới lượt bạn (your turn) bắt đầu tìm kiếm hạnh phúc trong bản thân. Điều gì đem lại niềm vui cho bạn? Đó có thể là một buổi tối xem tivi. Có thể là một buổi tối ra ngoài tới cửa hàng mới nào đấy trong thị trấn. Có thể là việc thức khuya để xem phim với ai đó quan trọng với bạn. Có thể nó phụ thuộc vào tâm trạng của bạn. Bất kể hạnh phúc của bạn là gì, hãy vui thích cùng nó. Và nói cho chúng tôi biết định nghĩa nào về hạnh phúc cộng hưởng với bạn nhất. Hãy để lại bình luận và cho chúng tôi biết bạn định nghĩa hạnh phúc như thế nào
Từ hạnh phúc có nghĩa là chung sống hòa bình không có cải vãi và không có bạo lực trong gia đình