Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thầy tôi.
năm nay thầy đã già rồi.
trên đầu thầy có những sợi tóc trắng.
nhưng trông thầy vẫn trẻ lắm.
những kiến thưc vẫn còn đâu đó gần thầy tôi.
ngồi đây tôi vẫn nghĩ về kỉ niểm đó.
thầy trò tôi đi chơi xa vượt đèo rốc ko ngại khó
nhưng trên môi thầy vẫn nở nụ cười ấy.
đi đường thầy hỏi việc học tạp ra sao?
tôi sợ thầy buồn nên im lặng.
nhưng tôi vẫn thấy sao sao ý
ko để ý nụ cười của thầy đã ko còn trên môi nữa.
và hình như thầy đâng buồn
tôi rật mình khi thầy gọi tôi .
tiếng nói ấy đầy cảm súc đang dâng trào của thầy tôi
lúc dố tôi đã tháy hối hận về câu trả im lặng đó của tôi.
lúc đó tôi thốt lên một câu rằng thầy ơi chúng ta đến nơi chưa?
thầy bảo rằng em đã hỏi câu này bao lần rồi?
tôi ko trả lời
khi đó tôi thấy sựu xuất hiện của nụ cười đó trên gương mặt thaayf
mk ko giỏi viết thơ nên viết thành văn rồi thôi ko hay cứ tick cho mình nhé .thank nhớ like nhiêu vô! đừng chê nhé
Núi Thái Sơn đâu bằng công cha
Nước trong nguồn bằng làm sao sữa mẹ
Công nghĩa cha mẹ mênh mông là thế ?
Bằng làm sao công của cô thầy
Ngày 20 - 11 năm nay
1 bài thơ tặng cô em viết
Ôi mái trường sao mà thắm thiết
Asnh mắt của cô là ánh mắt mẹ hiền
Tà áo dài và giọng nói thân thương
Khi lên lớp em ngỡ là cô Tấm
Cô Tấm ơi sao đầu cô chẳng nấm
Mà đẹp tươi một đóa hoa hồng
Lời của cô em ghi mãi trong lòng
Học giỏi chăm ngoan là điều cô dạy
Líu lo nghe giọng hát chhim ca
Lời của em là những đóa hoa
Ngắt tặng mừng cô giáo
Mến yêu cô em nhớ lời dạy bảo
Chăm học chăm làm đẹp ý mẹ cha
Mơ ước ngắm nhìn như những đóa hoa
Là những điểm 10 cô cho thắm trên trang vở mới
Tuổi học trò muôn ngàn nỗi nhớ
Nhớ nhất nụ cười cô giáo mến yêu ơi !
Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề 1ễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.
Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ỏng mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao — Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấỵ gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.
Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.
Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.
Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.
bạn Trân Cao Thanh Triết ơi bạn trả lời chẳng liên quan .Mình cũng muốn hỏi bài này,ai giúp mình với
Kết thúc năm học lớp năm, với thành tích học tập tốt, em đã được bố mẹ thưởng cho một chuyến đi đến bãi biển Sầm Sơn. Đó là một cảnh đẹp em không thể nào quên được.
Sầm Sơn là khu nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Nằm kề ngay bờ biển là khu nhà nghỉ, khách sạn rất khang trang. Nhưng điều tạo ấn tượng lớn nhất của phần đất liền này là không khí trong lành, thoáng đãng. Những đường phố rất to rộng, sạch sẽ nằm hiền hòa dưới những bóng dừa, những bóng sấu rợp mát. Buổi tối đi xích lô dạo qua những đường phố này thật là tuyệt. Gió mát và không khí trong lành khiến la thấy dễ chịu vô cùng.
Nhưng quà tặng lớn nhất mà thiên nhiên ban tăng cho Sầm Sơn chính là bãi biển tuyêt đẹp nơi này. Từ bờ biển nhìn ra, khu bãi tắm giống như một đường cong xanh mềm mại. Lại gần thấy nước biển rất xanh và sạch. Sóng biển hiền hòa vỗ vào bờ như ru ngủ những hàng dừa. Tắm biển Sầm Sơn điều thú vị nhất là được những con sóng mạnh mẽ, trong lành đẩy lên rồi hạ xuống như đùa giỡn với ta. Nếu muốn được ngắm nhìn toàn cảnh bờ biển, ta có thể đi ca nô ra xa bờ một chút. Ca nô rẽ nước tạo thành những vệt trắng như tuyết. Trên ca nô, ta được ngắm nhìn một bên là bờ biển đông vui nhộn nhịp một bên là nước biển mênh mông xanh trong rất tuyệt vời.
Đặc biệt, tuy gọi là biển nhưng ở Sầm Sơn ta vừa có thể thưởng thức cảm giác mênh mang của biển cả, vừa có thể cảm nhận sự hùng vĩ của núi non. Nhìn về phía đông, ta thấy một vùng phi lao xanh rờn. Sóng nước tạo những bụi nước li ti bao phủ vùng cây khiến nhìn từ xa ta có cảm giác đó là vùng tiên cảnh nào. Đi lại gần, ta mới biết đó là rừng phi lao lao xao đón gió quanh năm mà người dân nơi đây trồng để chắn gió. Đi về phía Tây, ta lại bắt gặp núi Cô Tiên khá hùng vĩ. Đứng dưới chân núi, nhìn trước mắt ta thấy biển vỗ rì rào, đằng sau lưng lại có vách núi dựng đứng hiểm trở.
Mấy ngày ở Sầm Sơn, được thưởng thức vẻ đẹp của cảnh đẹp kì thú này càng khiến em thấy tự hào về đất nước Việt Nam giàu đẹp, trù phú của mình.
Và mẹ em chỉ có một trên đời...
Tiếng hát trong trẻo, ngân nga khiến tôi như thấm thìa nỗi đau khổ thiệt thòi của các bạn nhỏ bị mồ côi mẹ. Thật bất hạnh cho những ai trên thế gian này không có mẹ. Vì mẹ là người sẽ dâng trọn sự yêu thương và hi sinh cho chúng ta. Mẹ của tôi cũng là người như vậy đấy.
Nhìn dáng vẻ bên ngoài khó ai đoán được nghề nghiệp của mẹ. Dáng người cân đối, thon thả của mẹ được coi là lí tưởng đối với tuổi bốn mươi. Nước da trắng trẻo đến lạ kì, hình như trời cho mẹ vậy. Mẹ đi biển hàng tuần, da chỉ ửng hồng lên chút ít còn tôi khi tôi chưa ra nắng đã đen nhẻm rồi. Các đường nét trên khuôn mặt trẻ trung của mẹ không có gì đặc biệt, nhưng lạ là khi nó chuyển động bởi nụ cười, bởi ánh mắt... thì đột nhiên khác hẳn. Nó trở nên xinh xắn, thân thiết và đáng yêu lắm. Nhất là đôi mắt to và sáng của mẹ, mọi người cho là thông minh, còn tôi thì thấy ấm áp và tự tin. Mẹ tôi cởi mở, tươi vui và chân thành khác hẳn với những con số khô khan, rắc rối luôn đeo bám theo cái nghề kế toán tài vụ của mẹ.
Với nghề nghiệp của mình, mẹ tôi tỏ ra say mê và có bản lĩnh lắm. Không phải ai có thâm niên cao cũng được tặng danh hiệu “kế toán giỏi” như mẹ tôi. Nhìn mẹ sử dụng máy tính cứ như bấm đàn vậy. Mẹ có sự tập trung cao vào công việc, khi đã bắt tay vào sổ sách, giấy tờ tôi thấy mẹ chẳng hề rời ra, chẳng quan tâm gì tới mọi chuyện xung quanh, kể cả có người hỏi gì đó. Khi làm việc, mẹ thường đăm chiêu, im lặng, nhất là trán cứ nhăn lại. Vậy mà ở ngoài đời, mẹ cười nói rất vui. Các cô bác ở cơ quan ai cũng quý mến và gần gũi với mẹ. Mẹ thường nhận được sự giúp đỡ tận tình của mọi người giống như mẹ không nề hà khi giúp đỡ người khác.
Mẹ là người không thể thiếu được trong gia đình tôi. Mẹ như cô Tấm với một mâm cơm ngon lành, sạch sẽ vừa ý mọi người vào những bữa ăn. Lúc vui đùa, mẹ như một diễn viên vậy, kể chuyện thì có duyên, gây cười thì rất khéo, mà xử án thì công bằng hợp lí. Dù ai có nói gì, tôi vẫn thấy mẹ đáng yêu vô cùng, nhưng tốt nhất là mọi người nên khen mẹ tôi. Chắc chắn là điều đó sẽ làm cho tôi vui sướng và tự hào bởi mẹ mình!
Mẹ tôi nhìn ai cũng thấy tốt. Tài nhất là mẹ phát hiện điều đó rất nhanh, rất bất ngờ. Mẹ thường đem lại cho tôi sự ngỡ ngàng bởi cái tính nhìn hướng thiện đó. Mẹ thường bảo: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Hãy cố tìm thấy điều đó trong mỗi người, chỉ có vậy trái tim mình mới thấy hạnh phúc và cuộc đời này mới đáng vì nó mà ta sống hết mình. Đây lại là một điểm mà tôi luôn xúc động và hãnh diện vì có mẹ ở trên đời. Trái tim mẹ tràn đầy lòng vị tha, sự nhân hậu vô bờ bến. Bố vẫn nói: “Mẹ con có tấm lòng như một bà tiên hiền hậu”.
Có phải chỉ thế đâu, những lần ốm đau mới thấy được lòng yêu thương, sự tận tình chăm sóc của mẹ. Mẹ chăm các “bệnh nhân” của mình rất giỏi, lúc thì nghiêm khắc, lạnh lùng như bác sĩ, lúc thì tỉ mỉ, kịp thời như y tá, hộ lí... Mẹ với thuốc, không biết bệnh tật tránh xa từ đâu?
Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần tôi bị lạc năm tôi năm tuổi. Buổi sáng, thấy mẹ xách làn đi chợ, tôi một mực đòi đi theo, tuy không khóc nhưng cử chỉ của tôi rất kiên quyết. Mẹ khuyên tôi ở nhà vì chợ đông, nóng bức, không sạch sẽ lại ồn ào, vả lại mẹ chạy ù một cái là về. Đợi mẹ đi khỏi, tôi lấy cán chổi gạt chốt cửa và đi theo mẹ. Tuy chợ đông đúc, nhưng tôi rất chăm chú nhìn theo chiếc áo màu tím của mẹ. Tôi thích chí khi “lừa” được mẹ và cũng nhờ thế mới thấy được mẹ nghiêng đầu bên này, ngó bên kia nhấc lên, đặt xuống... Đến quầy hàng bán cá vàng thì trời ơi thích quá. Tôi dán mắt vào những bể kính trong suốt, long lanh và những chú cá vàng, trắng, đen, đỏ... con to, con bé, con dài, con ngắn tung tăng bơi lội. Đẹp ơi là đẹp! Khi tỉnh ra thì xung quanh tôi hoàn là người lạ, rẽ vào ngách nào cũng lạ hoắc. Thậm chí muốn quay lại đường cũ để về nhà, tôi cũng không tài nào tìm ra. Mẹ thì chẳng thấy đâu. Tôi chỉ nhớ là lúc ấy tôi thực sự hoảng hốt và tuyệt vọng. Chú công an đối với tôi lúc này hiện ra không khác gì Bụt ở trong truyện cổ tích. Đưa tôi về trụ sở, chú dùng loa phóng thanh gọi mẹ đón về. Như một cơn lốc, mẹ ào vào ôm thốc lấy tôi. Cả thân hình mẹ run rẩy, mặt úp vào vai tôi, hai tay mẹ ghì chặt lấy thân hình bé nhỏ của tôi. Lúc này tôi mới thấm thìa tình yêu thương nồng nàn, cháy bỏng của mẹ. Qua giây phút bàng hoàng đó, trước khi bế tôi ra về mẹ quay lại cảm ơn các chú công an. Sau này, cả nhà vẫn nhắc tới chuyện đó như một bài học cho những đứa trẻ bướng bỉnh như tôi. Mẹ cười nói là vẫn thầm cảm ơn Trời, Phật và các chú công an nên chuyện kinh hoàng đó chỉ còn là một giấc mơ. Tôi không quên được ngày hôm đó và cũng không bao giờ quên tình yêu tình yêu thương nồng thắm của mẹ tôi. Nghĩ tới mẹ, tôi như được tận hưởng niềm hạnh phúc vô bờ. Yêu mẹ và sẽ làm vui lòng mẹ là tâm nguyện của tôi. Tôi thầm hứa:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.
Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng được nghe câu hát ru, hay những vần thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Và trong bài văn này, em sẽ kể về người mẹ tuyệt vời của em – người mẹ luôn yêu thương con mình bằng cả cuộc đời.
Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, nước da mẹ không còn được trắng trẻo nữa mà đã ngăm ngăm đen vì vất vả chăm sóc chúng em. Mẹ có mái tóc đen dài đến ngang lưng và luôn luôn được búi gọn gàng ở đằng sau. Hàm răng đều, trắng bóng và luôn nở nụ cười mỗi khi có điều gì làm mẹ vui. Mẹ em không cao lắm, hơi gầy, dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ lúc nào cũng tất bật với công việc nào là đi chợ, việc nhà, đi làm…nhưng mẹ không bao giờ kêu vất vả hay mệt mỏi. Mặc dù bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian cho các con. Mẹ dạy em học, dạy làm những công việc nhà, mẹ chỉ bảo tận tình ngay từ những công việc nhỏ nhất, mẹ bảo phải học tính cẩn thận ngay từ những công việc nhỏ trở đi thì về sau những việc lớn hơn mới có thể làm tốt được. Em luôn nhớ lời dặn của mẹ và cố gắng làm thật tốt.
Em nhớ mãi ngày em mới vào lớp Một mẹ đưa em đến trường, trước hôm đó mẹ đã đưa em đi thăm trường, đêm ngủ mẹ động viên khích lệ để không bị bỡ ngỡ những ngày đầu đi học. Rồi khi biết em viết chữ bằng tay trái, mẹ kiên trì từng ngày luyện viết tay phải cho em. Mẹ cầm tay em nắn nót từng chữ, uốn nắn từng nét để bây giờ em có thể đi thi vở sạch chữ đẹp của trường và đạt giải, tất cả là nhờ mẹ.
Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ, hôm đó các lớp học được về sớm. Em đứng đợi mẹ ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ em đi bộ về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học mẹ đến đón thì thấy các lớp đã về hết. Mẹ vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy đứa trẻ nào đợi ở cổng trường không nhưng bác bảo vệ bảo không có. Mẹ hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho bố xem bố có đi đón em không nhưng bố vẫn đang làm mà. Khỏi phải nói, mẹ lo lắng đến như thế nào. Mẹ đi tìm khắp các con đường, chỗ mà mẹ hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc bố đi làm về thấy em ở nhà rồi gọi điện cho mẹ. Mẹ về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em vẫn chưa biết mình đã gây ra chuyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi mẹ đánh em, đây là lần đầu tiên mẹ đánh em, em khóc và mẹ cũng khóc.
Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách mẹ sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút mới biết mẹ đánh em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, đánh em vì em đã không nghe lời của mẹ. Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị mẹ đánh ấy. Mẹ à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó con chưa hiểu để nói xin lỗi mẹ.
Em đã phải thức đêm Để viết thơ và thẩn Để chào ngày trọng đại Đó chính là ngày mai Em đã phải thức đêm Để viết thơ và thẩn Để chào ngày trọng đại Đó là sinh nhật em Em đã phải thức đêm Để viết thơ và thẩn Để chào ngày trọng đại Là ngày thành lập đoàn Đó chính là hôm đó Một ngày ba sự kiện Sinh nhật và ngày đoàn Và ngày Hoa(trung quốc) đánh ta
Ngày hai sáu tháng ba Là ngày thành lập đoàn Và bao nhiêu kỉ niệm Trong cuộc đời của em.
xong
Chấm hết và !
Chào mừng 26/3
Là ngày thành lập đoàn ta ra đời
Giương cao cờ đỏ sáng ngời
Đoàn ta tiếp bước theo lời cha anh
Trải qua khói lửa chiến tranh
Theo lời Bác dạy khó khăn không lùi
Bao gương anh dũng sáng ngời
Ta nguyện gìn giữ đời đời không quên
Mỗi bước đi mỗi bước tiến lên
Đoàn ta viết tiếp nên thiên sử vàng
Hôm nay ngày hội của Đoàn
Mừng vui xin tặng muôn vàn điểm cao.
Mở bài: Các nghề nghiệp khác thật cao sang nhưng có lẽ bác lao công trường em, em vẫn quý nhứt !
Thân bài:
- Miêu tả sơ sơ về bác lao công và công việc hàng ngày: quần áo, tay chân, đầu tóc,...
- Em vô cùng thương, ngưỡng mộ bác lao công trường em:
+ Mùa hè thì bác nhễ nhại mồ hôi, một mình dưới sân trường yên tĩnh vs ánh nắng chói chang.
+ Mùa đông thì tay chân bác run run, cầm chiếc chổi dừa quét quét, nghe xào xạc,..
- Em rất yêu quý bác lao công:
+ Bác luôn cố gắng làm công việc của mình.
+ Dù vất vả nhưng bác vẫn hiền hậu,...
- Em rất ghét những đứa khinh thường bác lao công.
- Bác là con người ấm áp, lòng nhân ái và vô cùng yêu trường,...
- Nhiều hôm thấy bác nghỉ vì ốm, em lo lắng lắm !
Kết bài:cảm nghĩ và liên hệ thực tế.
bài làm :
Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.
“Những đêm hè
Khi ve ve
Đã nghỉ
Tôi lắng nge
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me…”
Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.
Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.
Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.
Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.
Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầytuổi già.Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sựviệc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang. Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng đặt biết bao hi vọng vào nó. ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ khác.Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc. Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:- Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:- Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ giả, không khéo mang tội khi quân.Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng lại vừa lo.Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìnmãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên tiếng, giọng đầy quả quyết:- Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:- Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:- Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít. Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật không mặc nổi.Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nó
cả. Những thứ đó chỉ như thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung.Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:- Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sứckhoẻ.Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi người và nócòn nói:- Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ và bà con mạnh khoẻ bình yên!Nghe nó nói vậy, ta không cầm được nước mắt nhưng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc vô cùng lớn lao.Chào mọi người xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó. Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ.
Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đường, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng.
Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm, ồ kia! Lạ chưa! có một đám mây ngũ sắc gióng hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt… hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào:
- Chào cậu bé! Ta !à Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng?!
Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vui mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ:
- Thưa ngài! Em và các bạn chi ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực.
Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian:
- Ồ! Ta hiểu! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mơ đẹp đẽ lạ thường! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên.
Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy ! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước! Thôi, chào cậu! Ta đi đây!
Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dần giữa những đám mây trắng như bông.
Em bàng hoàng tỉnh giấcb-(. Ôi! Thì ra là một giấc mơ! Một giấc mơ lạ lùng! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chi có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực.
"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
'' Cong cha nhu nui Thai Son
Nghia me nhu nuoc trong nguon xay ra''
Neu co ai hoi toi rang : '' Nguoi toi yeu nhat la ai '' thi toi se tra loi rang : nguoi toi yeu nhat chinh la me toi
Kick mk nhe
: