K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2017

Bảo vệ rừng đầu nguồn là bảo vệ lưu lượng chảy của các giòng sông, nếu rừng đầu nguồn bị chặt phá trời mưa nước không giữ lại được mà tuôn xuống giòng sông gây lũ lụt , gây lũ quét.

27 tháng 11 2017

ban oi cho minh hoi day la o Tay Nguen ban ah. Ko phai cua ca nuoc dau ban oi

haha

27 tháng 11 2017

cac ban cho minh biet nhe. Minh xin cam on cac ban rat nhieu......

27 tháng 11 2017

Sở dĩ vùng Tây Nguyên được trồng cà phê nhiều nhất nước ta là vì thổ nhưỡng của vùng vấy thích hợp với cây cà phê, cây cà phê trồng nơi ấy thì đạt năng xuất hơn các vùng khác

21 tháng 4 2018

Biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Nhưng phát triển kinh tế biển cũng đang làm suy giảm mạnh nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Môi trường vùng biển Việt Nam với diện tích rộng hơn 1 triệu km2, sẽ là không gian phát triển và sinh tồn tương lai, cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Nên việc đề xuất ứng dụng và đa dạng hóa các phương thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển quốc gia và quốc tế ở các vùng biển Việt Nam là rất cần thiết, nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.

Bảo vệ biển đảo không chỉ là chủ quyền mà phải gìn giữ môi trường biển. Đúng như bạn nói, gìn giữ biển đảo không chỉ là bảo vệ chủ quyền mà còn phải khai thác hiệu quả và gìn giữ môi trường biển bền vững. Vậy chúng ta nên làm gì? Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển. Chính phủ cũng đưa ra những kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Sau đây là một số phương hướng chính :
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

19 tháng 1 2019

-Là nơi cùng sâu vùng xa vị thế hiểm trở, địa hình vùng núi

-Mùa khô kéo dài lâu, thiếu nước trầm trọng

-Trình độ dân trí thấp , chưa áp dụng được KHKT vào sản xuất CN

-Ở đây có rất ít ngành CN

-Dân cư thưa thớt

23 tháng 5 2019

Các DTTS ở nước ta cư trú chủ yếu ở miền núi, suốt dọc biên giới phía Bắc và phía Tây của Tổ quốc. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam với nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần dân tộc không phải là một cộng đồng riêng rẽ, biệt lập về chính trị-xã hội, mà là bộ phận cấu thành dân tộc Việt Nam thống nhất. Các thành phần dân tộc cư trú đan xen lẫn nhau và phân tán trên mọi vùng miền của đất nước, không có lãnh địa riêng biệt của từng dân tộc. Dân số các DTTS ở nước ta chỉ chiếm trên 14% dân số nhưng cư trú ở những vùng đất rộng lớn, chiếm 3/4 diện tích cả nước, là nơi có nguồn tài nguyên phong phú, địa bàn chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta thì đoàn kết thống nhất là đặc điểm nổi bật nhất, xuyên suốt trong mọi thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước. Các dân tộc sinh sống trên đất nước ta trong những giai đoạn khác nhau, nhưng đều có chung một vận mệnh lịch sử. Đoàn kết gắn bó là đảm bảo sự sống còn của từng dân tộc, cũng như của cả cộng đồng các dân tộc trong quá trình phát triển.

Các DTTS ở Việt Nam có vai trò rất to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm qua đã khẳng định, các DTTS là một lực lượng cơ bản, không thể thay thế trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các DTTS ở nước ta ngày càng phát huy vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong lịch sử, các DTTS luôn là lực lượng che chắn, là "phên giậu", thường xuyên phải chống lại những âm mưu, thủ đoạn xâm phạm bờ cõi của kẻ thù. Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của các triều đại phong kiến, đều có sự đóng góp sức người, sức của rất to lớn của đồng bào các DTTS. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chiến khu Việt Bắc, vùng rừng núi miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ... không những là căn cứ vững chắc của cách mạng, mà còn là nơi chứng kiến những thất bại cuối cùng của kẻ thù. Ngày nay, sự vững mạnh về an ninh, quốc phòng ở vùng đồng bào các DTTS, có ý nghĩa quan trọng đến thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chúng ta đã ban hành và thực hiện rất nhiều chính sách nhằm phát triển mọi mặt đời sống, xã hội đồng bào DTTS. Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ở nước ta ngày càng được cải thiện. Các quyền cơ bản của đồng bào DTTS về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc y tế... được đảm bảo.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan, đời sống của đồng bào DTTS ở nước ta nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, còn có khoảng cách đáng kể so với dân tộc đa số, giữa miền xuôi và miền ngược. Việc thể chế quyền của DTTS bằng pháp luật cũng như cơ chế thực hiện quyền của DTTS còn không ít bất cập. Hiện nay, vùng DTTS vẫn là những vùng nghèo, lạc hậu nhất nước, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp.

Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS, đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế của Đảng, Nhà nước, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chúng ta cần quán triệt thực hiện các giải pháp về cơ chế thực hiện chính sách, pháp luật về DTTS như sau:

Xác định công tác dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo các quyền các DTTS là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tất cả các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương tới địa phương. Trong đó, vai trò nòng cốt thuộc trách nhiệm của cơ quan làm công tác dân tộc của Quốc hội và Chính phủ, được tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống cơ sở. Giữa các cơ quan cần có cơ chế phối hợp trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc đảm bảo các quyền của DTTS.

Trước hết, cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động đồng bào tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc. Tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức đồng bào tích cực, chủ động tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ra sức xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, nhanh chóng hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.

Cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội từ Trung ương xuống địa phương cần quán triệt, tuyên truyền để mỗi cán bộ và nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của địa bàn DTTS và chính sách dân tộc nhất quán của Đảng, Nhà nước, cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện công tác dân tộc đối với sự phát triển của đồng bào DTTS trên cả nước.

Bên cạnh đó, tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. Củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyến địa phương trong việc quản lý, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Tiếp tục đổi mới công tác dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ của ngành công tác dân tộc, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi, vì vậy, cần quan tâm đến chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng chăm sóc sức khỏe đồng bào. Thành lập Học viện Dân tộc gắn với đào tạo nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi. Ưu tiên bảo đảm nguồn lực cho thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo được ban hành. Huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển, trước hết tập trung cho các vùng đặc biệt khó khăn (vùng "lõi nghèo"), tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Thực hiện nghiêm chỉnh việc phân cấp cho cơ sở, công khai các chính sách, chương trình, dự án, vốn đầu tư,... để đồng bào biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực hiện.

Một giải pháp đặc biệt quan trọng là, điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn. Thống nhất đầu mối cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện chính sách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc. Tập trung xây dựng, củng cố toàn diện, đồng bộ và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc và miền núi. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS tại chỗ.

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những điểm "nóng" về an ninh trật tự ở vùng dân tộc và miền núi. Tích cực chăm lo xây dựng và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bản sắc dân tộc. Từng bước xây dựng, tiến tới hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở vùng DTTS và miền núi. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS và miền núi được hưởng thụ những thành tựu của sự phát triển do công cuộc đổi mới đem lại.

Mặt khác, thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, việc quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật ở các cấp, đặc biệt là ở cơ sở. Có cơ chế khuyến khích người dân, các tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng đồng bào DTTS...

Đại tá Nguyễn Văn Hướng (Cục An ninh xã hội, Bộ Công an) ok

27 tháng 10 2017

Đất trồng:

+ Không thể sản xuất nông nghiệp nếu không có đất.

+ Tính chất đất, độ phì, diện tích đất trồng... ảnh hường đến năng suất, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp khác nhau và qui mô sản xuất.
- Khí hậu và nguồn nước:

+ Với các yếu tố là nhiệt, ẩm, ánh sáng, không khí ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ...

+ Sự phân chia các đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới của khí hậu.

+ Sự phân mùa của khí hậu qui định tính mùa vụ trong sản xuất, sử dụng lao động và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

+ Tính bấp bênh, không ổn định của xuất nông nghiệp là do những tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt; do ảnh hưởng của điều kiện thời tiêt đên sự phát sinh và lan tràn của dịch bệnh và sâu bệnh.

2 tháng 11 2023

A.dan cu tap trung dong duc o cac khu vuc thanh Thị

Trả lời:

a) Biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân loại theo loại hình vận tải ở nước ta năm 2010:

b) -Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường bộ lớn nhất do đây là loại hình thích hợp vận chuyển hàng hóa ở cự li ngắn và trung bình
- Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lớn nhất vì:

+Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để ngành vận tải đường biển phát triển như đường bờ biển dài 3260 km với nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và đảo, quần đảo ven bờ; ngoài ra biển nước ta còn nằm trên đường hàng hải quốc tế,... Đó không chỉ là những thuận lợi để phát triển mà còn là điều kiện để giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nước ta có các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng bắc- nam, quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng- tp. Hồ Chí Minh, dài 1500km. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn- Vũng Tàu- Thị Vải,...
+ Theo bảng số liệu Cơ cấu vận tải năm 2004, Khối lượng vận chuyển hàng hóa trên đường biển là 10,6 % ( đứng thứ 3 sau đường bộ và đường sông) và khối lượng luân chuyển hàng hóa là 74,9% ( cao nhất trong các loại hình vận tải). Vận tải hàng hóa theo đường biển có ưu điểm là có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, đường đi dài và thuận tiện bởi đường bờ biển dài có nhiều cụm cảng quan trọng.