Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
kệ bạn chứ mình không quan tâm đồ vô tâm bạn thích kệ mình thì bạn kệ đi mình có người giúp rồi
mik nghĩ là Luyện nói kể chuyện không soạn
Arnh của sakura với syaoran ở trên mạng có nhiều lắm nha
Học tốt!!!
cậu bé là 1 ngườ:i thông minh; nhanh trí;biết giải các câu đố của vua;nước láng giềng
Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa.Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sông, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới.Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn.Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt ho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều.
bn hỏi thế để đánh đố à :v
tham khảo: https://vietjack.com/soan-van-lop-6-kn/neu-cau-muon-co-mot-nguoi-ban.jsp
1. Tác giả
Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri (1900 - 1944)
- Là nhà văn lớn người Pháp.
- Là phi công và từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Các đề tài của ông lấy đề tài, cảm hứng từ những chuyến bay và cuộc sống của người phi công.
- Ngòi bút đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích Hoàng tử bé, tác phẩm nổi tiếng nhất của Ê-xu-pe-ri.
- Thể loại: Truyện đồng thoại.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
II. Đọc hiểu văn bản1. Cuộc gặp gỡ của hoàng tử bé và con cáo.
a) Hoàng tử bé
Luyện tậpHoàng tử bé đến từ đâu?
Trái Đất.Một hành tinh khác.Dải ngân hà.Mặt trăng.Kiểm tra- Xuất thân: Đến từ một hành tinh khác. Một hành tinh không có thợ săn, không có gà... → "Chẳng có gì là hoàn hảo".
- Mục đích xuất hiện tại Trái Đất: Đi tìm con người, tìm bạn bè. → Tìm những bản thể giống mình, tìm tình bạn đích thực.
- Tâm trạng hiện tại: Mình buồn quá. → Buồn vì bông hồng của hoàng tử không phải duy nhất.
- Tâm trạng sau khi "cảm hóa":
+ Nhận ra ý nghĩa của "bông hồng", của những vật đã được mình "cảm hóa" và những vật đã "cảm hóa" mình.
+ Tự căn dặn bản thân, lặp lại để cho nhớ những lời dặn dò của con cáo với hoàng tử bé: chú trong lời nói của trái tim, có tinh thần trách nhiệm.
b) Con cáo
- Xuất thân: Ở Trái Đất.
- Mục đích: Muốn được hoàng tử bé "cảm hóa".
- Tâm trạng hiện tại:
+ Suy nghĩ về con người: phiền toái (có súng và đi săn), việc được nhất là nuôi gà. → Con người vừa đem lại lợi ích vừa là mối đe dọa với cáo.
+ Thấy trên thế giới có đủ thứ chuyện.
+ Buồn, "thở dài" khi "chẳng có gì là hoàn hảo".
+ Chán nản vì cuộc sống đơn điệu: Cáo săn gà, người săn cáo. Mọi con gà giống nhau, mọi con người giống nhau, không ai "cảm hóa" cáo.
→ Mong cầu được "cảm hóa": "Bạn làm ơn... cảm hóa mình đi!".
- Sau khi đã được "cảm hóa":
+ Buồn bã, khóc khi phải rời xa một người bạn "Mình sẽ khóc mất", "Mình được chứ bởi vì còn có màu lúa mì.". → Từ một vật không có ý nghĩa gì nay lại có ý nghĩa.
+ Nhắc nhở hoàng tử bé phải chú trọng vào tình cảm để cảm nhận, phải có trách nhiệm.
➩ Con cáo được nhân cách hóa như một con người, người bạn.
➩ Hình ảnh con người đi kiếm tìm ý nghĩa tình bạn.
2. Những ý nghĩa gợi ra từ cuộc gặp gỡ
- "Trên Trái Đất người ta thấy đủ thứ chuyện.".
- "Chẳng có gì là hoàn hảo.".
- Mối quan hệ giữa "Cảm hóa" và tình bạn:
+ "Cảm hóa" xuất hiện 13 lần trong bài, lặp đi lặp lại. → Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập trong đoạn trích.
+ Đó là thứ đã "bị lãng quên lâu lắm rồi". → Xã hội ngày càng trở nên thiếu vắng những tình bạn đích thực.
+ "Cảm hóa" là "làm cho gần gũi hơn...".
Luyện tậpHoàng tử bé đã được "cảm hóa" bởi cái gì?
Vườn hoa hồng.Con người.Bông hoa hồng.Con cáo.Kiểm tra→ Tình bạn được xây dựng trên "cảm hóa".
Cáo chưa chơi được với hoàng tử bé vì chưa được cảm hóa.Nếu được cảm hóa thì sẽ đến với nhau. Hoàng tử bé đối với cáo sẽ là duy nhất trên đời và ngược lại.+ Cách thức cảm hóa: Cần phải kiên nhẫn, mỗi ngày lặng lẽ xích lại gần vì lời nói là nguồn gốc mọi sự hiểu lầm.
+ Ý nghĩa của "cảm hóa":
* Đối với cáo:
Khi được cảm hóa thì cáo sẽ được "chiếu sáng", biết thêm một tiếng chân khác khiến cáo chui ra khỏi hang chứ không còn trốn vào lòng đất.Sau khi được cảm hóa thì lúa mì vốn chẳng có ích gì cho cáo sẽ là thứ gợi đến hoàng tử bé mỗi khi thấy nó.Mặc dù khi chia tay rất buồn nhưng vẫn có được nhiều thứ.* Đối với hoàng tử bé:
Bắt đầu nhận ra vấn đề: Một bông hồng đã cảm hóa mình.Khi thăm lại vườn hồng, cảm thấy bông hoa của mình là duy nhất bởi vì "Chẳng ai cảm hóa các bạn và các bạn chẳng cảm hóa ai"."Người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần.". → Đôi khi con người sẽ lạc lối, sa vào những gì đẹp đẽ mình nhìn thấy trước mắt. Tuy nhiên thứ cốt lõi phải được cảm nhận bằng trái tim chứ không phải đôi mắt.Thời gian mà bạn bỏ ra cho một thứ sẽ khiến thứ đó trở nên quan trọng với bạn.Phải có trách nhiệm mãi mãi với những gì đã cảm hóa (tức là có trách nhiệm với tình bạn).➩ Ý nghĩa của cuộc đời, tình bạn đích thực.
Luyện tậpNghệ thuật mà tác giả sử dụng khi miêu tả con cáo là gì?
Hoán dụ.Nhân hóa.So sánh.Ẩn dụ.Kiểm tra* Nghệ thuật:
+ Điệp từ, điệp ngữ.
+ Nhân hóa con cáo.
+ Ẩn dụ: hoa hồng.
III. Tổng kết1. Nội dung
Nếu cậu muốn có một người bạn là đoạn trích nói lên ý nghĩa và cách thức chân chính để nhìn nhận một tình bạn. Câu chuyện xoanh quanh hoàng tử bé và con cáo cùng định nghĩa về "cảm hóa". Từ đó nêu ra những bài học cuộc đời cho độc giả.
2. Nghệ thuật
Tác giả đã nhân cách hóa thành công nhân vật con cáo phù hợp với thể loại truyện đồng thoại. Bên cạnh đó sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực, những ẩn dụ tinh tế và lối kể gần gũi, hấp dẫn.
BÀI LÀM
CÂU 3 :
Khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người đọc bị bất ngờ, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.
CÂU 9 :
* Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:
- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".
- Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.
- Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.
- Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải
CÂU 10 :
TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
CÂU 8:
Sứ thần nước ngoài thách đố nc ta vì: Để kiểm tra xem nc ta có ng nào thông minh hay k nếu k có ng thông minh thì sẽ qua xâm lược.
~~~HOK TỐT~~~
#BLINK
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì : động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.
b. - Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.
- Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).
c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.
- Phần 1 (Từ đầu ... màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.
- Phần 2 (tiếp ... lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.
- Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.
* Trình tự miêu tả : ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.
Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Những hình ảnh tiêu biểu :
- Thầy cô giáo : chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,...
- Các học sinh : chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, ...
b. Thứ tự : thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra ...) / không gian (bên ngoài, bên trong, ...).
c. - Mở bài : Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.
- Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Các ý cần miêu tả : về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, ...), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân : chơi đá cầu, nhảy dây, ...
- Mở bài : Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.
- Thân bài : + Theo thời gian : sáng, trưa, chiều.
+ Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.
- Kết bài : cảm nhận về cảnh biển.
a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ
- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào
- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước
- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao
- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…
c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng
- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng
- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy
- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:
- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.
b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.
c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.
Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:
+ Sân trường vắng lặng
+ Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…
+ Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối
Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.
Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:
Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai
Thân bài:
Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)
+ Biển trong ngày mưa rào
+ Biển chiều lạnh nắng tắt sớm
+ Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…
Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp
Câu 1:
Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.
Câu 2: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:
- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).
- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
Câu 3:
- Lần 1:
+ Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?
+ Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.
+ Sự đối đáp vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vi, khiến viên quan bí không trả lời được.
- Lần 2:
+ Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.
+ Cậu bé giải câu đố bằng cách "tương kế tựu kế", đưa nhà vua vào "bẫy", trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).
- Lần 3:
+ Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.
+ Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng chịu.
- Lần 4:
+ Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.
+ Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.
Câu 4:
Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.
Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.
xem tại Em bé thông minh nha
mik xem tại viet jack .com
Câu 1:
Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.
Câu 2:
Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:
- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).
- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
Câu 3:
- Lần 1:
+ Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?
+ Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.
+ Sự đối đáp vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vi, khiến viên quan bí không trả lời được.
- Lần 2:
+ Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.
+ Cậu bé giải câu đố bằng cách "tương kế tựu kế", đưa nhà vua vào "bẫy", trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).
- Lần 3:
+ Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.
+ Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng chịu.
- Lần 4:
+ Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.
+ Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.
Câu 4:
Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.
Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.