K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2017

- Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em

* Bài viết :

Trâu là loài động vật thuộc lớp thú – bộ móng guốc, có sức dẻo dai. Da trâu thường đen bóng, lông mao thưa thớt hơn bò.

Từ xa xưa con trâu đã là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam. Hình ảnh con trâu đi vào ca dao thật nhẹ nhàng, tình cảm :

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày là việc nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.”

Con trâu gắn liền với nhiều sự tích dân gian như : Sự tích Hồ Tây, Trí khôn của ta đây…

Trâu gắn liền với nền nông nghiệp Việt Nam bởi vì trâu cung cấp sức kéo phục vụ cho việc cày bừa.Đối với người nông dân thì trâu là một tài sản lớn. Ông cha ta đã từng nói : “con trâu là đầu cơ nghiệp” là vì thế.

Không cung cấp sưc kéo, trâu còn đem lại những nguồn lợi kinh tế khác nữa. Da trâu để làm những mặt hang bằng da hoặc làm mặt trống vừa bền lại vừa vang. Sừng trâu có thể dùng để trang trí hoặc dùng làm nhạc cụ như tù và. Hơn nữa nuôi trâu không cần phải bỏ ra nhiều công sức chăm sóc. Trâu không kén ăn như bò nhưng lại khỏe hơn bò nên nhiều người thích nuôi trâu hơn.

Con trâu gắn liền với sinh hoạt văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng của người Việt Nam. Trong số mười hai con giáp theo quan niệm của người Phương Đông thì con trâu đứng thứ hai.

Hằng năm sau những vụ màu thì người Tây Nguyên lại tổ chức lễ hội đâm trâu còn vào tháng tám hằng năm thì người Đồ Sơn , Hải Phòng lại nô nức tổ chức hội chọi trâu.

Con trâu suốt đời tận tuy phục vụ con người. Bề ngoài trâu có vẻ dữ tợn nhưng thật ra nó rất hiền lành và chăm chỉ.

Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là cái nôi của nền văn monh lúa nước. Có lẽ cũng vì thế mà hình ảnh con trâu được chọn làm biểu chưng cho Đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á SEA GAMES 22 mà Việt Nam vinh dự là nước đang cai.

Nói tóm lại, con trâu là loài vật gần gũi , thân thiết và đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân. Chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ trâu tốt hơn.

16 tháng 9 2017

- Đề 1: Cây lúa Việt Nam

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".

Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu "Người sống về gạo, cá bạo về nước", hay "Em xinh là xinh như cây lúa", v.v..

Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.

Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trổ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trổ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...

Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước - nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó, gần gũi với người Việt, hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

16 tháng 9 2017

- Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em

Trong tất cả các loài động vật, có thể nói chúng tôi là loài vật có ích nhất trong việc đồng áng, chúng tôi là “đầu cơ nghiệp”, là biểu tượng của sự cần cù. chăm chỉ. Các bạn có biết tôi là ai không? Xin thưa, tôi là trâu đây - con trâu ở làng quê Việt Nam.

Tuy gọi là trâu nhưng tổ tiên tôi lại thuộc họ bò, sừng rỗng, thuộc bộ nhai lại, lớp thú có vú. Riêng tôi, tôi thuộc nhóm trâu Việt Nam, loài trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu cái nặng trung bình từ ba trăm năm mươi đến bốn trăm kí lô gam. Còn trâu đực thì khoảng bổn trăm đến bốn trăm năm mươi kí lô gam.

Tôi có khuôn mặt tựa như hình thang ngược. Đôi mắt tôi to tròn, hiền dịu, mi mỏng. Mũi tôi lúc nào cùng ươn ướt như người bị sổ mũi. Cặp sừng hình lưỡi liềm tạo cho tôi một phong cách rất oai vệ.

Tôi được tạo hóa khoác lên người một bộ lông màu xám hay màu xám đen. Thân hình tôi lực lưỡng, vạm vỡ để thích hợp với các công việc nặng nhọc. Tuy vậy nhưng tôi lại sở hữu một chiều cao có đôi chút khiêm tốn. Bụng tôi thì không nhỏ chút nào, mông dốc, đầu vú nhỏ. Để đền đáp lại công lao nuôi dưỡng của các bác nông dân, tôi cống hiến thịt. Thịt trâu lôi cũng bổ không kém gì thịt bò đâu nhé! Mà còn không bị phong ngứa nữa cơ. Tôi duy trì nòi giống giúp các bác nông dân, trâu ba tuôi đã có thể đé lứa đầu. Mỗi lứa khoảng từ ba đến sáu nghé. Nghé sơ sinh nặng từ 22 - 25 kg. Tôi còn cống hiến ca sữa, bộ da để làm mặt trống, cặp sừng đế làm đồ mỹ nghệ xuất khâu đấy. Phân của tôi cũng được dùng làm phân bón. Tôi thật có ích phải không ? Là người Việt Nam, không ai không biết câu ca dao:

"Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Người nông dân nuôi tôi chủ yếu để cày ruộng, kéo cày. Từ sáng sớm, lúc bạn gà vừa cất tiếng gáy. tôi đã theo các bác nông dân ra đồng. Tôi làm việc rất chăm chỉ. Trời nắng tôi cũng làm, trời mưa tôi cũng làm, không ngại khó khăn, gian khổ. Trâu tôi một ngày trung bình có thể cày từ 3 - 4 sào đất. Nhưng ở Tây Nguyên, tôi lại được nuôi chủ yếu để kéo gỗ, có thể từ 0,5 - 1,3 mét khối với đoạn đường từ 3 km - 5 ki lô mét.

Trâu tôi không chỉ xuất hiện với việc đồng áng, mà tôi còn xuất hiện ở các lễ hội vì thế trong dân gian đã có câu ca dao:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về "

Tôi xuất hiện ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). Ở lễ hội này, dù thắng hay thua tôi vẫn bị xẻ thịt để chia cho mọi người gọi là lộc. Tôi còn là biểu tượng cùa SEAGAMES 22 Việt Nam vừa rồi đấy các bạn ạ.

Không chỉ có hai hình ảnh thân quen trên, mà tôi còn xuất hiện với hình ảnh là người bạn đối với tuổi thơ nông thôn. Chiều chiều, sau mỗi ngày làm việc chăm chỉ ở ngoài đồng, tôi được các cậu bé dắt đi ăn cỏ, uống nước, tắm táp. Các cậu còn dắt tôi đi thả diều, các cậu ngồi chễm chện trên lưng tôi. Dùng lưng tôi làm chỗ ngồi học bài thổi sáo. Tiếng sáo của các cậu đã tạo nên bức tranh sông động thật thanh bình ở nông thôn.

Người đời thường hay có câu nói: “Khỏe như trâu nhưng thực chất tôi cũng cần phải được chăm sóc đấy nhé! Hằng ngày, các bạn phải tắm cho tôi này nhé cho tôi ăn uống đầy đủ chât dinh dưỡng. I Tôi cũng cần phải có bác si để khi bệnh có người khám cho tôi nữa. Mỗi ngày,cứ hai tiếng làm việc là phải cho tôi nghỉ mười lăm phút. Sau một tuầnlafm việc là phải cho tôi nghỉ xả hơi một ngày, không nên cho tôi làm việc liên tục. Sức trâu có hạn mà. Vào mùa hè, các bạn phai giữ chuồng traij tôi sạch sẽ, thoáng mát để muỗi không đốt tôi. Còn vào mùa đông, các bạn phải giữ ấm cho tôi bằng cách cho thêm rơm vào chỗ tôi nằm nếu không tôi bị cảm thì khốn.

Ngày nay, với đà công nghiệp ngày một phát triển hơn, nhiều loại máy móc được ra đời dần thay thế công việc của trâu tôi. Nhưng tôi vẫn mãi gắn bó với đời sông nông thôn dân dã, vẫn mãi là bạn của tuổi thơ nông thôn và của người nông dân Việt Nam.

11 tháng 8 2017

văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng

24 tháng 8 2017
a. Giải thích vấn đề cần nghị luận: - câu nói khẳng định tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất của mỗi người; cần lên án những kẻ không biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn tình cảm đó. b. Luận bàn về vấn đề nghị luận: - Khẳng định câu nói của A-mi- xi là hoàn toàn đúng . + Cha mẹ là người sinh thành ra ta, là người đã ban cho ta hình hài máu mủ, + là người phải thức khuya dậy sớm một nắng hai sương, cày sâu cuốc bẫm, vất vả cực nhọc, khó khăn để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta trưởng thành. + Cha mẹ là người yêu thương con nhất, luôn dành cho con những điều tót đẹp nhất. + Cha mẹ là người thầy đâu tiên của ta: tập cho ta những bước đi đàu tiên, dạy cho ta những bài học đầu đời + Cha mẹ còn là ................... + Cha mẹ là người có thể hi sinh tính mạng vì ta: (Dẫn chứng) => chính vì vậy đối với mỗi người, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là tình cảm nhân bản. cội nguồn. - Ý nghĩa của tình cảm đó với mỗi người: + đem đến niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống cho cha mẹ, tiếp thêm sức mạnh, động lực, niềm tin để mỗi người con có thể vượt qua khó khắn, cạm bẫy, hoàn thiện nhân cách. * biểu hiện: - Nhưng yêu thương kính trọng cha mẹ không thể chỉ là lời nói xuông, đầu môi cuối lưỡi mà phải được thể hiện bằng những việc làm và hành động cụ thể: + Biểu hiện của tình yêu thương, kính trọng cha mẹ: một ánh mắt, nụ cưới, lời nói quan tâm, những việc làm cụ thể, thiết thực... ( dẫn chứng) + Người nào không yêu thương, kính trọng cha mẹ không thể có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp. Đó là những kẻ bị lên án, khinh bỉ. * Phê phán những người con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ( dẫn chứng) cần lên án, phê phán. c. Bài học nhân thức và hành động: cảm nhận sâu sắc tấm lòng cha mẹ, thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ bằng nhiều việc làm...
17 tháng 10 2017

Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này. Kể từ ngày đó, một phần do bận việc cơ quan, phần khác là công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác về Thuận Thành, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa, bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong toà soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.

Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá, tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây - nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng trường này, nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đứng đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ một điều gì đó... áp mặt vào những thanh sắt của cánh cổng trường, tôi nhìn xa xăm... vẫn màu áo xanh hoà bình. Những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu, nhảy dây, trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. "Thầy cô ơi", tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào. Hàng vú sữa đã được thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vẫn ngửi thấy đâu đó mùi hương quen thuộc.

Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve... ve.... Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như "dạo" lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm: Hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi.... Tôi dừng lại, không hát nữa, nói đúng hơn là tôi không hát nổi.

Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì - đó là nơi tôi và các thầy, cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. "Bức ảnh" - tôi nghĩ trong đầu. Và chạy lẹ về phía ô tô. Tôi bới tung cái va li, tìm kiếm bức ảnh.

Đây rồi! -Mắt tôi sáng lên vui vẻ. Tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt qua từng khuôn mặt, nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt tôi rơi trên tấm ảnh, cảnh vật xung quanh nhoà đi trước mắt tôi.

Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác Hiền - bác bảo vệ mà lũ học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó, bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hàng ngày, tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong hai năm học ở trường, bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn. Tội tiến lại gần chỗ bác:

- Bác... bác Hiền ơi...!.- Tôi nghẹn ngào.

Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn:

- Trang ... hả...?

Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:

- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác, bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây?

- Cháu về thăm bác! - Tôi đùa.

- Thăm bác? Lại xạo rồi - Bác cười hiền hậu.

- Sao bác biết? - Tôi nũng nịu - Cháu đùa thôi. Hôm nay, cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua học tập của trường.

- À! Ra thế! - Bác cười.

Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật là vui vé. Một lúc, bác Hiền bảo:

- Thôi, mấy đứa ngồi nói chuyện, bác phải lên đánh trống đây.

Bọn tôi ngồi đùa vui vẻ. Nhác thấy phía xa có bóng người quen quen, tôi tìm lại kí ức. "Cô Huyền" - tôi nghĩ, vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. "Đúng rồi". Tôi đứng bật dậy, chạy lại phía cô, tôi ôm lấy cô thật chặt. Trông cô có vẻ xanh xao, mệt mỏi:

- Cô không khoẻ ạ! - Tôi thắc mắc.

- À... ừ...! Mấy hòm nay thời tiết oi bức. Cô hơi mệt. - Cô nói.

Tôi lúng túng hỏi:

- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng cố quá sức cô ạ! Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến. Hai cô trò nói chuyện với nhau cả buổi sáng. Cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi. Các thầy cô khác trong trường cũng đến nhưng chẳng còn ai, toàn giáo viên trẻ. Cô đứng lên nghiêm mặt:

- Trang!

- Dạ! - Tôi bật dậy.

- Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình, cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ - Cô nói.

Cô vẫn cưng tôi như ngày nào. Tối hôm đó, tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi tới ngủ với cô, hai cô trò nói chuyện thâu đêm.

Đó là một chuyến công tác và cũng là chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô là tôi sẽ trở lại vào một ngày gần đây. Chuyến đi này đã giúp tôi tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người - về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó, bài phóng sự về trường Thuận Thành đã được in ngay trên trang đầu tiên của tờ báo, nơi tôi làm việc.


17 tháng 10 2017

mình ko muốn chép bài trên mạng bạn ạ!!limdim

30 tháng 3 2017

1. Giải thích

  • Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
  • Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...
  • Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết "học cách đồng cảm và sẻ chia", trái đất này sẽ thật là "thiên đường".

2. Bàn luận

a: Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia

  • Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
  • Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.

b: Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau

  • Đối với người nhận (...)
  • Đối với người cho (...)
  • Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (...)

c: Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

3. Bài học nhận thức và hành động

  • Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
  • Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn...Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.
  • Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Mở bài kết bài với cả phần dẫn chứng bạn tự lấy nhé. chúc bạn thi tốt.

31 tháng 3 2017

cảm ơn bạn nha...okok

5 tháng 6 2017

"Trong những con đường chiếm lĩnh tri thức, tự học là một con đường thú vị". Trong quá trình hình thành kiến thức của mỗi con người, chúng ta sẽ không ngần ngại dùng mọi cách đẻ phát huy khả năng của con người. Chúng ta có thể nhờ sự giảng dạy của thầy cô, những người có kinh nghiệm giúp đỡ chúng ta. Nhưng sẽ chẳng có gì thú vị là tự bản thân khám phá ra mọi thứ.

Marie Curie đã từng nói " Cuộc sống không có gì khiến ta phải sợ hãi. Cuộc sống chỉ là để ta tìm hiểu và khám phá.". Đúng đôi khi bạn dựa quá nhiều người sách hay người khác thì kiến thức của bạn chưa chắc là đã đủ, vì đôi khi bạn tin tưởng vào họ quá nhiều. Một lần thành công nhưng không phải do bạn tự khám phá thì bạn cho rằng nó thực sự là tuyệt và bạn chỉ biết chông chờ vào sự thành công " nhân tạo " ấy. Nhưng có người lại hỏi " trong con đường tri thức ấy ta phải bổ sung kiến thức đọc từ tài liệu và sự giảng dạy của người khác nhiều hơn so với tự học vậy mới thành công? " Đúng là nó không sai nhưng việc dựa vào kiến thức dựa vào người khác và những tài liệu có sẵn nó chỉ giúp chúng ta học và ghi nhớ kiến thức tạm thời rồi phút chốc quên ngay xong lại học lại, vậy thực sự quá là lâu nó khiến chúng ta càng ngày càng chậm so với những người khác. Vậy tại sao có người vừa học vừa tìm tòi lại đạt được kết quả cao như vậy thì mất quá nhiều thời gian? Không hề, vì họ biết vận dụng kiến thức đã đọc vào kiến thức thực tế. Họ biết cách làm thí nhiệm hóa học, biết được cấu chốt của tự nhiên, khi họ tự học chính là đang giúp họ nhanh chóng tiến bước trên con đường của mình.

Giáo sư Ngô Bảo Châu là nhà khoa học Toán học trẻ nhất Việt Nam được phong hàm giáo sư ở tuổi 33. Ông nổi tiếng với công trình chứng minh "Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu". Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được giải thưởng Fields. Ông có nhiều công trình khoa học quốc tế được đánh giá cao và có nhiều đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà.Ông là người tìm tòi và là một nhà khoa học về Toán học. Ở một độ tuổi rất trẻ nhưng ông đã có được những thành tựu to lớn và được mọi người đánh giá rất cao.

Với những người nổi tiếng vậy với những bạn học sinh thì sao? Đương nhiên là cũng có rất nhiều giải thưởng cao cho những bạn có thành tích xuất sắc và có tinh thần tự học tự tìm tòi và khám phá. Những giải thưởng ấy sẽ trao những bạn đạt được những thành tựu trong học tập. Ngoài ra, kiến thức của các bạn rất chắc chắn vì không chỉ là những giờ học trên lớp, các bạn vẫn ra ngoài tìm hiểu và ghi lại những hiện tượng hay là những gì mà mình đã tìm thấy ghi chép lại.

" Người thông minh thì không làm việc gì mà không suy nghĩ.". Những con người biết suy nghĩ, biết chọn lọc kiến thức thì đó mới là người thông minh. Không phải cứ tự học là sẽ thông minh mà học là phải tiếp thu được kiến thức, phải nhận thức được phương hướng để giải quyết sao cho đúng. Sẽ chẳng có con đường nào dễ dàng cho bạn lựa chọn, bạn đang cố gắng hết mình để giữ vững cho mình vị trí trên đường chiếm lĩnh vực tri thức nhưng muốn đứng vững thì phải thay đổi chiến thuật đừng đứng yên một chỗ hãy sáng tạo nó bằng cách tự học, vì chỉ có vậy mới khiến bạn đứng trên con đường ấy chắc nhất.

Tất cả những gì mà con người đạt được là nhờ vào " Tự học", chỉ có tự học mới biết mình là ai và mình cần làm gì để thành công. Muốn mở rộng kiến thức thì phải tự mình cố gắng , tự mình tìm tòi, khám phá thay vì nhờ và chông cậy vào người khác. Đó mới là tri thức của con người.

5 tháng 6 2017

I.Mở Bài :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
-vì vậy ông cha ta thường có câu:"trong những con đường...................thú vị".

II.Thân Bài :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
-Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học
-Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học
-Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy
-Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập.
-Ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo một khung chương trình nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khi không bắt kịp sự thay đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học.
- Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, cũ mòn.
- Đồng thời, bên cạnh việc đem lại những kiến thức, việc tự học cũng đem lại sự hứng thú, yêu thích lĩnh vực mà mình theo đuổi.
- Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời

- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng.
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.

III.Kết Bài :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.

19 tháng 12 2018

Sự lạc quan, yêu đời của những người lính còn thể hiện trong cách họ đối mặt với những khó khăn và tinh thần vượt lên,làm chủ hoàn cảnh của họ.Xe không có kính, những cơn gió làm đôi mắt họ cay xè, bụi bẩn làm trắng xóa mái tóc của họ nhưng không làm lung lay tinh thần chiến đấu của họ.Ngược lại, những người lính còn nhìn những khó khăn ở khía cạnh hài hước, như một thú vui trong cuộc sống khố liệt. Họ nhìn những mái đầu trắng như mái tóc của người già, họ cùng nhau phá ra cười vì cách liên tưởng độc đáo ấy.

15 tháng 7 2017

vẻ đẹp của người lính đó khiến cho người khác phải quý trọng và rất là quý mến.vẻ đẹp đó ko lộ ra hình ảnh bên ngoài mà là vẻ đẹp về ý chí quyết tâm giết giặc khiến cho mn đều phải nể phục