K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2018

BT 3 :

a. thành ngữ là : kẻ cắp gặp bà già

Nghĩa :

"Kẻ cắp, bà già gặp nhau": “Kẻ cắp” là kẻ có nhiều thủ đọan mánh lới nhưng nếu gặp “bà già” có nhiều kinh nghiệm sống, lão luyện, cẩn thận thì cũng khó mà thi thố được.

Hàm ý của câu thơ có thành ngữ “Kẻ cắp, bà già gặp nhau”: Thúy Kiều “thông báo” cho Thúc Sinh về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa mình và Hoạn Thư. Thúy Kiều không còn non nớt, ngây ngô như trước. Do đó được dự báo sẽ căng thẳng.

10 tháng 7 2018

BT 1:Trong các từ in đậm sau,trường hợp nào ko phải là hiện tượng đồng âm?

a.Con ngựa ĐÁ con ngựa ĐÁ

b.Chúng tôi họp BÀN tròn để BÀN công việc

c.Nó tròn MẮT nhìn những quả na bắt đầu mở MẮT

d.Ruồi ĐẬU mâm xôi ĐẬU

=> Trong các câu trên, tất cả đều ko phải hiện tượng đồng âm

BT 2:Xác định các cặp từ trái nghĩa và cho bt tác dụng của việc SD các cặp từ trái nghĩa trong các trường hợp sau:

(*) Cặp từ trái nghĩa: in đậm

a.Đàn ông nông nổi giếng khơi

Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.

=>Đơn giản thui, vì đàn bà luôn nghĩ trước khi nói,ngược lại đàn ôngthường nói xong mới nghĩ.

b.Thiếu tất cả,ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu,chết vẫn ung dung

Giặc muốn ta nô lệ,ta lại hóa anh hùng

Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.

c.Người khôn nói ít hiểu nhiều,

Không như kẻ dại lắm điều rườm tai.

BT 3:Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong các câu sau:

a.Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

=> Kẻ cắp và bà già ở đây chỉ Thuý Kiều và Hoạn Thư,hàm ý là : sẽ có một trận "ác chiến" xảy ra,vì Hoạn Thư đã bao phen hành hạ Kiều ,bây h đến lượt Kiều báo oán( chắc vậy)

b.Đời ta gương vỡ lại lành,

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.

c.Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đang độ nõn nà,trên đà thay da,đổi thịt,miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai bt cách tưới tiêu,chăm bón,trên trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này

21 tháng 11 2016

a). Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

“Kẻ cắp” là kẻ có nhiều thủ đọan mánh lới nhưng nếu gặp “bà già” có nhiều kinh nghiệm sống, lão luyện, cẩn thận thì cũng khó mà thi thố được.

Hàm ý của câu thơ có thành ngữ “Kẻ cắp, bà già gặp nhau”: Thúy Kiều “thông báo” cho Thúc Sinh về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa mình và Hoạn Thư. Thúy Kiều không còn non nớt, ngây ngô như trước. Do đó được dự báo sẽ căng thẳng.

21 tháng 11 2016

b) Ðời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.

Thành ngữ này nói ý hàn gắn, đoàn tụ, sự thay đổi từ xấu thành tốt trong đời sống.

28 tháng 7 2021

các cặp từ trái nghĩa là 

+ Thiếu và Giàu

+ Sống và Chết

+ Nô lệ và Anh hùng

+ Nhân nghĩa và cường bạo

-> tác dụng : khẳng định ý chí quật cường, mạnh mẽ của nhân dân ta.

20 tháng 12 2016

Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở “trái tim” gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ “chỉ cần trong xe có một trái tim” là chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Có thể cả bài thơ hay nhất là câu cuối, “con mắt của thơ”, làm bật lên chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. Thiếu phương tiện vật chất nhưng những chiến sĩ vận tải Đoàn 559 vẫn hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, nêu cao phẩm chất con người Việt Nam anh hùng như Tố Hữu đã ca ngợi :

 

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo

 

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lửa đèn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Nhớ,…Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam thời chống Mỹ mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, bài thơ đã khắc hoạ, tôn vính vẻ đẹp phẩm giá con người, hoà nhập với cảm hứng lãng mạn cách mạng và âm hưởng sử thi hào hùng của văn học Việt Nam trong ba mươi năm chống xâm lược 1945 – 1975.

20 tháng 12 2016

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo

Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở “trái tim” gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ “chỉ cần trong xe có một trái tim” là chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Có thể cả bài thơ hay nhất là câu cuối, “con mắt của thơ”, làm bật lên chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. Thiếu phương tiện vật chất nhưng những chiến sĩ vận tải Đoàn 559 vẫn hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, nêu cao phẩm chất con người Việt Nam anh hùng như Tố Hữu đã ca ngợi

 

5 tháng 12 2018

* Tìm từ trái nghĩa trong câu sau:

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung

Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng

Sức nhân nghĩa mạnh hơn cuồng bạo

5 tháng 12 2018

- Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí

-> Từ trái nghĩa: Thiếu >< giàu

- Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung

-> Từ trái nghĩa: Sống >< chết

- Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng

-> Từ trái nghĩa: nô lệ >< anh hùng

- Sức nhân nghĩa mạnh hơn cuồng bạo

-> Từ trái nghĩa: nhân nghĩa >< cuồng bạo

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.

10 tháng 12 2017

Các cặp từ trái nghĩa :

Thiếu tất cả >< rất giàu

Sống >< chết

Nô lệ >< anh hùng

5 tháng 7 2018

từ trái nghĩa :

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung

Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng

Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.

1. thiếu tất cả - rất giàu

2. Sống - chết

3. nô lệ - anh hùng

4. nhân nghĩa - cường bạo

Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại...
Đọc tiếp

Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại những từ ghép
sau: lâu đời, nhà máy, đầu đuôi, ẩm ướt, nhà cửa, xe hơi.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Câu 3. Thế nào là quan hệ từ ? Sửa lại quan hệ từ trong các câu sau cho phù hợp?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
- Bạn học lớp 7A và 7B ?
.........................................................................................................................................................
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
.........................................................................................................................................................
Câu 4. Cho một cặp từ trái nghĩa, đặt câu với cặp từ đó?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 5. Xác đinh từ loại (theo chức năng) của những từ in đậm trong câu sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi
thấy ân hận quá.
( Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Câu 6. Chỉ ra từ láy có trong câu văn trên?
.........................................................................................................................................................
Câu 7. Tìm từ đồng nghĩa với từ “Nhi đồng”, đặt 01 câu?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 8. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Li – hồi C. Thiếu – lão
B. Vấn – lai D. Tiểu - đại
Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con …………………….………;
Nồi da ………………………….;
Rán sành ………………………;
Một mất ………………………..…….;
Chó cắn ……………………….;
Tiễn thoái ……………………...;
Thắt lưng ………………..………… ;

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Giúp mik vs nha

3
19 tháng 5 2020

1.Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau.

VD : -Nước đi hay đấy.

       -Nước lọc uống ngon quá.

Câu 2 : Có 2 loại từ ghép : Chính phụ và đẳng lập

+Chính phụ :Nhà máy , xe hơi.

+Đẳng lập :lâu đời , đầu đuôi , ẩm ướt, nhà cửa.

Câu 3 :

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu

-Bạn học lớp 7A và 7B ?
=>Bạn học lớp 7A hay lớp 7B
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

=>Tuy nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

Câu 4 :

Giàu - nghèo

Bạn Minh nhà giàu hơn nhà bạn Hà.

Câu 5 : Từ in đậm đâu em ?

Câu 6 :Từ láy : mảnh mai , dịu dàng ,thoăn thoắt.

Câu 7 : Thiếu nhi.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ?

câu 8 :B

20 tháng 5 2020

hic hic tối qua đang làm dở nhớ ra sắp thi nên bỏ dở :V giờ làm tiếp nah

Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con bỏ chợ
Nồi da nấu thịt
Rán sành ra mỡ
Một mất mười ngờ
Chó cắn áo rách
Tiễn thoái lưỡng nan
Thắt lưng buộc bụng

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?

=> đúng
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Câu ''Chó treo , mèo đậy'' không phải thành ngữ