K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2016

vì chúng sống ở nơi nguồn nước ô nhiễm có chứa kim loại nặng như thủy ngân,catmi và chì đều có thể bị nhiễm những kim loại này

1 tháng 6 2016
Xét bệnh điếc
Bên vợ có em gái bị điếc bẩm sinh, vợ và bố mẹ vợ bình thường.
\(\Rightarrow\) Người vợ có kiểu gen dạng \(\left(\frac{1}{3}AA:\frac{2}{3}Aa\right)\)
Bên chồng có mẹ chồng bị điếc bẩm sinh, người chồng bình thường.
\(\Rightarrow\) Người chồng có kiểu gen Aa.
Xác suất để cặp vợ chồng trên có con bị điếc là: \(\frac{1}{3}.\frac{1}{2}=\frac{1}{6}\)
Vậy xác suất để cặp vợ chồng trên sinh con bình thường là \(\frac{5}{6}\)

Xét bệnh mù màu
Bên vợ có anh trai bị mù màu, bố mẹ vợ bình thường.
\(\Rightarrow\) Bố mẹ vợ có kiểu gen: \(X^MY.X^MX^m\)
\(\Rightarrow\) Người vợ có dạng: \(\left(\frac{1}{2}X^MX^M:\frac{1}{2}X^MX^m\right)\)
Người chồng bình thường: XMY
Do người bố có kiểu gen XMY nên tất cả con gái của họ đều không bị mắc bệnh mù màu, xác suất sinh con gái là 50%
Vậy xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả 2 bệnh trên là: \(\frac{5}{6}.\frac{1}{2}=\frac{5}{12}=41,7\%\)

Đáp án đúng: C

Các ví dụ sau đây thuộc các dạng cách li nào? (1) Ba loài ếch khác nhau cùng sống trong 1 cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài này có tiếng kêu khác nhau. (2) Hai nhóm cây thông có kiểu hình và kiểu gen rất giống nhau. Tuy nhiên, một loài phát tán hạt phấn vào tháng 1, khi cấu trúc noãn thu nhận hạt phấn, còn loài kia vào tháng 3. (3) Một số loài...
Đọc tiếp

Các ví dụ sau đây thuộc các dạng cách li nào?

(1) Ba loài ếch khác nhau cùng sống trong 1 cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài này có tiếng kêu khác nhau.

(2) Hai nhóm cây thông có kiểu hình và kiểu gen rất giống nhau. Tuy nhiên, một loài phát tán hạt phấn vào tháng 1, khi cấu trúc noãn thu nhận hạt phấn, còn loài kia vào tháng 3.

(3) Một số loài muỗi Anophen sống ở vùng nước lợ, một số đẻ trứng ở vùng nước chảy, một số lại đẻ trứng ở vùng nước đứng.

(4) Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.

Phương án đúng theo thứ tự từ (1) đến (4) là:

 

A. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li sinh thái – cách li cơ học.

B. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li tập tính – cách li cơ học.

C. Cách li tập tính – cách li sinh thái – cách li thời gian – cách li cơ học.

D. Cách li tập tính – cách li tập tính – cách li thời gian – cách li cơ học.

1
16 tháng 7 2018

Đáp án: B

1 tháng 7 2016

1.

– Tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau

– Cho lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai cho ưu thế lai cao.

2.

Ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau là do thế hệ sau.

Vì khi ta cho lai hai dòng thuần chủng; F1 sẽ mang kiểu gen dị hợp => tổ hợp tất cả các tính trội của bố & mẹ.

3.

Đáp án đúng D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không thuần chủng.

1 tháng 7 2016

bài 1:

- tạo ra những tuần chủng khác nhau

-cho lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai cho ưu thế lai cao.

 

31 tháng 5 2016

D. mẹ

31 tháng 5 2016

D

19 tháng 6 2016

Thời tiết thay đổi là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công đường hô hấp. Việc rửa mũi, súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công đã được nhiều chuyên gia khuyên dùng và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, việc dùng nước muối thế nào cho đúng không phải ai cũng biết.

Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi sử dụng nước muối mà nhiều người bỏ qua:

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không dùng nước muối nồng độ cao

Khoa học đã chứng minh nước muối có tính năng sát khuẩn rất tôt. Súc miệng bằng nước muối một vài lần trong ngày có thể giúp giảm sưng, tiêu đờm, đồng thời giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và dứt điểm cơn đau…

Tuy nhiên, nhiều người có thói quen súc miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muốn mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn.

Đó là một quan niệm sai nghiệm trọng bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.

Đừng quên súc miệng trước khi súc họng

Để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng.

Khi súc họng nên ngửa cổ ra sau. Khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn. Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Đối với người bị viêm họng, nên cứ 3 giờ súc họng một lần, hoặc khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Đừng quên súc miệng lại bằng nước lọc

Sau khi súc miệng, họng xong bằng nước muối loãng thì nên súc miệng lại bằng nước lọc. Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc  mới có hiệu quả.

Nhưng lời khuyên ở đây là bạn nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.

19 tháng 6 2016

Khi súc miệng bằng nước muối trong miệng sẽ có môi trường ưu trương (nồng độ chất tan cao hơn so với trong tế bào vi sinh vật gây bệnh) \(\Rightarrow\) nước trong tế bào vi sinh vật thẩm thấu ra ngoài làm tế bào vi sinh vật bị co nguyên sinh, mất khả năng hoạt động (bị bất động) \(\Rightarrow\) Khi ta nhổ ra thì vi sinh vật sẽ đi theo. 

20 tháng 10 2016

Ta có 20% tb sinh tinh => 10%(n+1) 10%(n-1)

20%tb sinh trứng => 10%(n+1) 10%(n-1)

Xác suất sinh con mắc cả 2 hội trứng là

(1/23* 10%(n+1) * 1/23*10%(n+1) * 1/2)*100%= 9.4518%

Trông đó 1/23 là xác suất đột biến rơi vào cặp nst số 21 gây down. 1/12 tiếp là xác suất đột biến cặp 13 gây patau

20 tháng 10 2016

Đề là down và patau hay down hoặc patau vậy bạn

Nếu là down và patau thì 

Xs= 1/23*0.1*1/23*0.1*1/2*2C1*100%= 0.0189% nên ko có đáp án nào đúng

Nếu là down hoặc patau thì

Xs= 1/23*0.1*0.8*1/2*C21*100%= 0.3478

Mình nghĩ là như vậy

Bài 1.Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ănBài 2. Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.Bài 3. Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.Bài 4. Hãy chọn phương án trả lời đúng.Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.B. Năng suất của...
Đọc tiếp

Bài 1.Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ăn

Bài 2. Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.

Bài 3. Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.

Bài 4. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?

A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.

B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C. Mức độ dinh dưỡng ở tìm bậc và toàn bộ quần xã.

D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.

Bài 5: Mã di truyền có các đặc điểm gì ?

Bài 6:Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn.

Bài 7:

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là

A. tháo xoắn phân tử ADN.

B. bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN.

C. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.

D. cả A, B, C.

20
4 tháng 7 2016

Bài 1:

- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt.

Ví dụ: cỏ —> thỏ—»cáo

- Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.

Có hai loại chuỗi thức ăn:

Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.

Ví dụ: Cây ngô -» sâu ăn lá ngô —> nhái —> rắn hổ mang —» diều hâu.

Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.

Ví dụ: Lá, cành cây khô —» mối -» nhện —> thằn lằn.

4 tháng 7 2016

Bài 2 :

- Ví dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã đồng cỏ):

+ Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây bụi.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, rệp, chuột.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.

+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất.

- Vi dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã suối):

+  Sinh vật sản xuất: tảo lục, tảo silic, thuỷ tức.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 1: muỗi nước, tôm, cá mè.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 2: nhện nước, cá quả.

+  Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, giun.

+  Chất hữu cơ từ ngoài theo dòng suối: các mẩu lá cây, cành cây, rác,...

-  Ví dụ về bậc dinh dưỡng của quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa):

+  Sinh vật sản xuất: cây lúa.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp. chuột.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.

+  Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, giun đất.