Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HÃY THA LỖI CHO EMGiờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000)Gạch chân dưới câu trả lời đúng (câu 1; 2; 7; 8)gạch chân dưới chữ “Đúng” hoặc “Sai”(câu 4) và hoàn thành các câu (3; 5; 6; 9; 10) Câu 1 (0,5 điểm): Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào?A. nét chữ nắn nót rất đẹp.B. nét chữ run run, không thẳng hàng.C. nét chữ run run.D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàngCâu 2 (0,5 điểm): Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?A. Chê bai chữ viết của cô.B. Xì xầm nói xấu cô.C. Chăm chú theo dõi cô viết.D. Không nghe cô giảng bài.Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :Mảnh đạn còn trong ……….cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi …………là vết thương lại tấy lên rất đau. Câu 4 (0,5 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”.Thông tinTrả lờiCô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng.ĐúngSaiCô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được.ĐúngSaiMỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau.ĐúngSaiCô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô.ĐúngSaiCâu 5 (1 điểm): Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?Câu 6 (1 điểm): Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?Câu 7 (0,5 điểm): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.Câu 8 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: "Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:- Không sao, cô không giận các em đâu."A. buồnB. thươngC. tráchD. ghétCâu 9 (1 điểm): Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:”2 từ có thể thay thế là:................…………...…………….................................................................................................Câu 10 (1 điểm): Em hãy viết 1- 2 câu văn nói lên suy nghĩ của em về các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.……………………………………………………………………………………………………………………
1. Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau:
a. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương
- CN: Thành phố.
- VN: như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương.
b. Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
- CN: Mặt trời.
- VN: dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
c. Mọi người đi lại tấp nập mà nó vẫn không hề hay biết.
- CN: Mọi người.
- VN: đi lại tấp nập mà nó vẫn không hề hay biết.
d. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ tan biến vào không khí.
- TN: Chỉ lát nữa thôi.
- CN1: khi mặt trời.
- VN1: lên cao.
- CN2: nó.
- VN2: sẽ tan biến vào không khí.
Dưới bóng tre của ngàn xưa- Trạng ngữ
Thấp thoáng- Vị ngữ
Mái đình mái chùa cổ kính- Chủ ngữ
Dưới bóng tre của ngàn xưa là trạng ngữ
Thấp thoáng là vị ngữ
Mái đình mái chùa cổ kính là chủ ngữ
Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng cách nói nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hoá ở đây nghĩa là gán cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau; tay tre ôm núi nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sốngquây quần, ấm cúng bên nhau…
– Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sống động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người. Cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
a)gió thổi là CN1 ào ào là VN2/cây cối là CN2 nghiêng ngả là VN2/bụi là CN3 cuốn mù mịt là VN3/một trận mưa là CN4 ập tới là VN4
(và là quan hệ từ nên ko xác định)
dài quá bạn ạ, bạn chia nhỏ các bài ra thành 1,2 bài một câu hỏi thôi nhé!
Câu 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :
Mảnh đạn còn trong ……….. … cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi ……………. là
vết thương lại tấy lên rất đau.