K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2023

Câu 2: Thế nào là tiết kiệm?

=> Là sử dụng hợp lí , hiểu quả của cải , thời gian , sức lực ( sức khỏe )

 Biểu hiện của tiết kiệm? Lấy ví dụ

- tiết kiệm về của cải 

- tiết kiệm về thời gian 

- tiết kiệm về sức lực  

vd : 

+tắt các thiết bị điện khi không sử dụng ( tiết kiệm về của cải )

+chi tiêu hợp lí ( tiết kiệm về của cải )

+lên kế hoạch trước cho mọi việc ( tiết kiệm về thời gian )

+hạn chế tối đa sự trì hoãn ( tiết kiệm về thời gian )

+sử dụng máy móc công nghệ cao như robot hút bụi - quét nhà tự động ( tiết kiệm về sức lực + tiết kiệm về thời gian   ) 

 

Đề cương GD CÔNG DÂN nà >_<1. Theo em sức khỏe tốt giúp con người điều gì ? Muốn có sức khỏe tốt mỗi người cần phải làm gì ?· Sức khỏe giúp con người+ Sức khoe giúp con người học tập tốt, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ· Biện pháp:+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân+ Ăn uống điều độ, đủ chất+Thường xuyên tập thể dục, thể thao+ Tích cực phòng bệnh...
Đọc tiếp

Đề cương GD CÔNG DÂN nà >_<

1. Theo em sức khỏe tốt giúp con người điều gì ? Muốn có sức khỏe tốt mỗi người cần phải làm gì ?

· Sức khỏe giúp con người

+ Sức khoe giúp con người học tập tốt, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ

· Biện pháp:

+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân

+ Ăn uống điều độ, đủ chất

+Thường xuyên tập thể dục, thể thao

+ Tích cực phòng bệnh và chữa bệnh

2. Thế nào là siêng năng kiên trì ? Siêng năng, kiên trì giúp con người điều gì ?

· Siêng năng, kiên trì là:

+ Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đạng

+ Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ

· Siêng năng, kiên trì giúp con người

+ Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống

3. Thế nào là tiết kiệm ? Tiết kiệm có ý nghĩ như thế nào ?

· Tiết kiệm là:

- Tiết kiệm là biết sử dụng bằng cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

· Ý nghĩa của tiết kiệm:

- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và người khác

4. Thế nào lễ độ ? Em hãy nêu 4 hành vi thể hiện tính lễ độ ?

· Lễ độ là:

Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác

· 4 hành vi thể hiện lễ độ

+ Có trách nhiệm với việc làm của mình

+ Khi nói với người lớn tuổi phải có vâng, dạ

+ Đi thưa về trình

+ Nói có đầu có đuôi

+ Nói nhẹ nhàng, chậm rãi, dễ nghe với mọi người trong giao tiếp

5. Thế nào là tôn trọng kỉ luật ? Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nào ?

· Tôn trọng kỉ luật là:

+ Là biết tự giác chấp hành những quy định chung, chấp hành mọi sự phân công của tập thể

· Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật

+ Giúp cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội có nề nếp, kỉ cương.

+ Bảo vệ lợi ích cộng động và bảo đảm lợi ích bản thân.

6. Thế nào là biết ơn ? Trong cuộc sống chúng ta cần biết ơn những ai ? Vì sao ?

· Biết ơn là:

+ Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình và những người có công với dân tộc, đất nước

· Trong cuộc sống chúng ta cần phải biết ơn:

+ Ông bà, cha mẹ vì có công sinh thành và nuôi dưỡng

+ Thầy cô giáo vì đã truyền phụng cho kiến thức

+ Những người giúp chúng ta khó khăn

+ Có công lãnh đạo đất nước

+ Những người chiến sĩ có công bảo vệ tổ quốc

7. Làm thế nào để có tính tức cực , tự giác ? Hãy kể tên những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em tham gia.

- Để có tính tức cực tự giác em cần phải:

+ Mỗi người cần phải có ước mơ, phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động xã hội

- Những hoạt đông tập thể và những hoạt động xã hội mà em đã tham gia là:

+ Múa hát tập thể

+ Tập thể dục tập thể

+ Ủng hộ quần áo cho người nghèo

+ Ủng hộ sách vở, dụng cụ học tạp cho học sinh miền núi

+ Thường xuyên Hoạt động ngoài giờ lên lớp

8. Theo em tại sao cần người phải yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiêm ? Giới thiệu 4 cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng của nước ta.

· Em cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên vì thiên nhiêng là tài sản vô cùng quý giá của con người

· 4 cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng của nước ta là :

- Chùa Thiên Mụ ( Nha Trang, Phú Quốc )

- Vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

- Hồ Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội)

- Mũi Né. Là một trung tâm du lịch nổi tiếng vùng Nam Trung Bộ, cách trung tâm thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) 22km về hướng Đông Bắc

- Đồng bằng sông Cửu Long. Là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông

- Động Phong Nha ( Quảng Bình )

9. Nêu ý nghĩa của phẩm chất lịch sự, tế nhị ? Ghi lại 2 câu tục ngữ, ca dao nói về phẩm chất lịch sự, tế nhị

· Ý nghĩa của phẩm chất lịch sự tế nhị:

Thể hiện con người có đạo đức và văn hóa

· Câu ca dao tục ngữ là:

+ Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

+ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe.

+ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ

**************************************************************

Chúc các bạn thi tốt nhé ^0^

Mk ko biết trường các bạn có giống vậy ko, mk đăng đại thôi

3
16 tháng 12 2016

trường của mik dài lắm

16 tháng 12 2016

Dài hơn của trường mk à

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệmCâu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn ".Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.

Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

Câu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn ".

Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao về tục ngữ nói về biết ơn

Câu 7: Hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì . Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Em sẽ làm gì đẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

Câu 9 : Nêu những biểu hiện của lịch sự , tế nhị . Vì sao nói lịch sự , tế nhị rất cần thiết tròn cuộc sống

Câu 10 : Nêu khái niệm về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.

6
13 tháng 12 2016

Các bạn cố gắng giúp tớ với. Thank các cậu nhiều lắm!

 

13 tháng 12 2016

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.

- Nói sức khỏe là vốn quý của con người vì sức khỏe là tài sản vô giá, không có gì quý hơn. Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả cao và sống lạc quan, yêu đời, vui vẻ.

- Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải:

+ Tích cực phòng bệnh

+ Khi mắc bệnh, phải chữa cho khỏi bệnh

14 tháng 12 2016

- Tiết kiệm vở viết, giấy bút, tránh lãng phí, giấy không viết hết thì gom lại có thể dùng để nháp hoặc dành cho các bạn nhỏ khó khăn hơn mình.
- Sách học cần giữ gìn cẩn thận, học xong có thể để dành tặng cho những bạn lớp sau không có tiền mua sách.
- Tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình, như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng nước hợp lý tránh lãng phí.
- Các khoản tiền không dùng đến thì có thể cho vào một con lợn đất để tiết kiệm lại, cuối năm hoặc lúc nào cần thiết thì đã có một khoản tiền tích lũy dự phòng.

16 tháng 3 2022

Đáp án A e nhé 

17 tháng 3 2022

là a lãng phí nhé

16 tháng 12 2016

_ Vai trò của thiên nhiên:

+ Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống,đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người,thiên nhiên chính là môi trường sống của con người.

+ Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái,làm bầu không khí trong lành,bảo vệ cuộc sống của con người.Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.

VD: + Các loài động vật,thực vật là thức ăn của chúng ta hằng ngày

+Chúng ta có được bầu không khí trong lành là nhờ thiên nhiên

_ Hậu quả nặng nề:

+ Thiên nhiên bị đạn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường,mất cân bằng sinh thái,gây ra những hậu quả nặng nề mà con người mà con người phải gánh chịu

12 tháng 3 2023

Câu 1: Tiết kiệm đã giúp em thay đổi như thế nào? Nêu ví dụ.

=> không còn hoang phí và đua đòi những món đồ đắt tiền 

  giúp em rèn luyện được đức tính tiết kiệm , không hong phí , giúp em biết cách chi tiêu 

Câu 2: Nêu biểu hiện của tiết kiệm? Cho ví dụ.

=> tiết kiểm về của cải , tiết kiệm về thời gian , tiết kiệm sức lực 

  mua những món đồ thật sự cần thiết

vd :  Lan rất thích búp bê nhưng Lan lại đang thiếu dụng cụ học tập nên Lan mua dụng cụ học tập thay vì đồ chơi 

12 tháng 8 2018

Tấm gương Bác Hồ về cần kiệm liêm chính chí công vô tư.

Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời,
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người” 1

Một ngày sau khi nước nhà giành được độc lập (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Người trình bày sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có vấn đề thứ tư cần phải giải quyết lúc bấy giờ là “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Để làm được những điều đó, Người đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” 2

Để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều tác phẩm viết về vấn đề này, Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, chương đầu tiên của cuốn sách là Tư cách một người cách mệnh và tiêu chuẩn đầu tiên trong tư cách một người cách mệnh chính là: cần kiệm. Sau này là các tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947), “ Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952). “Đạo đức cách mạng” (12-1958) và các bài báo như “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”, “Cần kiệm liêm chính”, “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân”... Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người nhắc “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư...” và “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một cách ngắn gọn, giản dị, cụ thể, dễ hiểu và dễ làm theo.

CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được.

Người chỉ ra cách thực hiện CẦN sao cho có kết quả. Đó là làm việc phải có kế hoạch, dù công việc gì, to hay nhỏ, lớn hay bé, đều phải sắp xếp khoa học và tính toán cẩn thận. Phân công công việc theo năng lực của từng người, như vậy sẽ không bị mất thời gian và hiệu quả công việc cao.

Cần phải đi đối với chuyên. Nếu không chuyên thì cũng vô ích. Cần không phải là xổi. Phải biết nuôi dưỡng sức khoẻ, tinh thần và lực lượng để làm việc lâu dài. Một người lười biếng sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến công việc của rất nhiều người khác. Cần là nâng cao năng suất lao động.

KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Cần với kiệm đi đối với nhau như hai chân của một người. Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được.

Bác cho rằng cần phải tiết kiệm cả của cải, thời gian và sức lực, bởi của cải nếu hết còn có thể làm ra được, còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, không nên lần nữa. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của người khác. Theo Bác “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”.

Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.

Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm” 3

Để thực hành tiết kiệm phải kiên quyết với những việc làm xa xỉ, như kéo dài thời gian lao động không cần thiết, làm hao phí vật liệu trong sản xuất, luôn tìm cách ăn ngon, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn khó khăn, thiếu thốn, v.v... Phải biết cách tổ chức thì tiết kiệm mới có hiệu quả.

LIÊM là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.

Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” 4

Liêm phải đi đối với kiệm, bởi có kiệm mới liêm được. Tham lam là một điều rất xấu hổ. Những hành động bất liêm đều phải dùng pháp luật để trừng trị, dù đó là người nào, giữ cương vị gì, làm nghề gì. “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”5. Và như cụ Mạnh Tử đã nói “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”6

Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”.

Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Chính đối với mình là không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, phát triển điều hay và sửa chữa khuyết điểm của mình. Đối với người, phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới. Phải để việc nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà. Công việc dù to hay nhỏ đều phải cố gắng hoàn thành. Phải luôn luôn nhớ “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”7

Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ, Bác nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Người giải thích “...Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp là ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”8 .

Vụ án Trần Dụ Châu những năm 50 là một bài học đắt giá cho những cán bộ, đảng viên không thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, không thực hành cần kiệm liêm chính, dẫn đến hành động tham ô, hủ hoá, suy thoái về đạo đức.

Lời nói phải đi đôi với việc làm, nói được, làm được sẽ mang lại thành công, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu nói rắng phải cần kiệm liêm chính, mà bản thân mình lại cười lao động, lười học tập, không hoàn thành những công việc được giao, không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa, luôn tìm cách tham ô, bòn rút tiền của Nhà nước và nhân dân, tâm không trong sáng... thì sẽ không hiệu quả và không có tính thuyết phục. Thực hành tốt cần kiệm liêm chính, chí công vô tư sẽ rèn luyện, làm cho con người có những phẩm chất tốt, như “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

Chính nhờ thực hành cần kiệm liêm chính mà trong những năm đầu mới giành được độc lập nhân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi, chiến thắng giặc lụt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Trong những năm hoà bình xây dựng đất nước, từng bước đời sống nhân dân đã được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.

Trong đạo đức thì việc nêu gương là vô cùng cần thiết, vì “...Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”9.

Bác rất quan tâm đến việc rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, từ lời nói đến việc làm. Bản thân Bác là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để chúng ta học tập và noi theo.

Sinh thời, Bác sống rất giản dị, từ lời nói đến việc làm, phong cách làm việc, từ cách ăn mặc cho đến những sinh hoạt hàng ngày, ngay cả khi Người đã là Chủ tịch nước. Tác phong giản dị ấy mang lại một sự gần gũi, một ấn tượng khó quên với những ai đã được gặp Bác dù chỉ một lần. Bác ăn mặc rất giản dị và tiết kiệm. Quần áo Bác mặc chỉ có vài bộ, may cùng kiểu. Có cái áo của Bác rách, vá đi vá lại, thay cổ mà Bác vẫn không cho đổi. Có lần Bác nói với một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng một cách chân tình: “Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi”10. Đôi dép cao su của Bác, bộ quần áo ka-ki sờn Bác vẫn dùng hàng ngày, khi biết các đồng chí phục vụ định thay, Bác không đồng ý. Chiếc bút chì mòn vẹt Bác dùng để theo dõi tin tức trên báo. Những trang bản thảo được Bác viết ở mặt sau của những tờ tin tham khảo của Việt Nam Thông tấn xã. Chiếc ô tô Bác đi công tác hay đi thăm đồng bào và chiến sĩ trong cả nước cũng chỉ là loại xe bình thường. Bác không dùng chiếc điều hoà nhiệt độ do các đồng chí cán bộ ngoại giao đang công tác ở nước ngoài biếu, mà đề nghị chuyển chiếc điều hoà ấy cho các đồng chí thương bệnh binh đang điều trị tại trại điều dưỡng hoặc quân y viện, mặc dù lúc đó Bác đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện (nhà 54) rất nóng. Những bữa ăn thanh đạm của Người “thường là dưa cà, đôi khi có thịt”. Những lần đi thăm các địa phương, Bác thường không báo trước và mang theo cơm nắm để tránh sự đón rước linh đình, gây phiền hà và tốn kém tiền của nhân dân.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên chiến khu Việt Bắc, Bác ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị thì đến khi cách mạng thành công, trở về Thủ đô, Bác cũng chỉ ở trong ngôi nhà nhỏ của người thợ điện, sau đó chuyển sang nhà sàn, chứ không ở ngôi nhà to, sang trọng của Toàn quyền Đông Dương. Bác dành ngôi nhà sang trọng đó làm nơi đón tiếp khách của Đảng và Nhà nước ta.

Sự tiết kiệm của Bác còn thể hiện trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ. Là Chủ tịch Chủ tịch nước, nhưng những năm tháng sống trên chiến khu Việt Bắc, đi theo Bác chỉ là tổ công tác ít người kiêm nhiều việc. Cách mạng Tháng Tám thành công, trở về Thủ đô, các đồng chí phục vụ Bác ở Phủ Chủ tịch cũng rất ít. Những lần đi công tác xa, không cần nhiều cán bộ cùng đi, Bác cho những anh em còn lại về thăm gia đình. Bác dặn “Các chú tranh thủ về thăm nhà, nhưng nhớ đúng hẹn lên đón Bác”. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Bác đối với con người và cũng là một hình thức tiết kiệm thời gian.

Những lời nói của Bác về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là tấm gương của Bác về thực hành cần kiệm liêm chính vẫn mãi mãi để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo. Trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước đã có nhiều tấm gương tiêu biểu về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Họ là những người luôn luôn gương mẫu, đi đầu trong lao động sản xuất, chiến đấu và học tập. Tuy nhiên còn có một số không ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ có chức, có quyền vẫn chưa làm đúng những lời dạy của Bác. Nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí, xa xỉ, quan liêu, công thần, cửa quyền... ngày càng nhiều. Các vụ án PM18 ở Bộ Giao thông vận tải, vụ chạy cô-ta ở Bộ thương mại hay vụ án Mạc Kim Tôn ở Thái Bình, v.v... cho thấy đó là những cán bộ, đảng viên bị sa sút về tư tưởng, chính trị, đạo đức và tha hoá về lối sống. Họ đã làm giản sút lòng tin, uy tín của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thực hành tốt những lời dạy của Bác về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là chúng ta đã góp phần làm giàu cho đất nước, làm tăng lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền. Như vậy là chúng ta cũng đã góp phần thực hiện tốt cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nếu dài wa mk có cách khác nè:

Vì sao chúng ta phải biết tiết kiệm? Đối với đất nước: muốn xây dựng đất nước phồn vinh, xã hội công bằng văn minh từ một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề thì phải tiết kiệm. tiết kiệm để tích lũy vốn, phát triển sản xuất, góp phần đưa đất nước tiến lên , cải thiện đời sống nhân dân. Đối với bản thân thì tiết kiệm là biểu hiện đạo đức của mỗi người: không xa hoa đua đòi, lãng phí tiền của,thời giờ vào những việc không cần thiết. đó cũng là biểu hiện của lối sống khoa học có văn hóa.

Hy vọng hai đoạn văn giúp ích cho bn

Thanks!!!hiuhiu

21 tháng 12 2016
(1. Khái niệm: Khoan dung là thái độ, lẽ sống cao đẹp. Đó là sự tha thứ, là sự rộng lượng trước những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác.)
1) Những biểu hiện của lòng khoan dung:
 
– Khoan dung trước hết là cách ứng xử độ lượng; là biết nhường nhịn, thậm chí hi sinh cho người khác.
 
– Cao hơn nữa, khoan dung là tha thứ, cảm thông trước những sai trái của người khác gây ra cho mình hay xã hội.
 
– Khoan dung đối lập với ích kỉ, lòng đố kị, ganh ghét…
2) Vì sao cần phải có lòng khoan dung:
 
– Vì khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng. Đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp nên có ở mỗi người
5) Rèn Luyện: -Thực hành lẽ sống khoan dung (bởi vì đó cũng là một phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống chúng ta bình yên hơn.)
-Tha thứ cho người khác, tạo cơ hội cho họ sửa chữa lỗi lầm