Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự sụ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2023

Tham khảo

Nguyên nhân chủ quan:

+ Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra và thực hiện các đường lối, chính sách cải tổ.

+ Những hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực.

+ Thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật chưa được khai thác tốt. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội. Xu hướng dân tộc chủ nghĩa và li khai xuất hiện. Niềm tin vào đảng, nhà nước của các tầng lớp nhân dân suy giảm.

Nguyên nhân khách quan: sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Nguyên nhân:

- Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, … nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.
- Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéo dài quá lâu.
- Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, … nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.
- Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéo dài quá lâu.
- Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.

5 tháng 8 2023

- Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.

- Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật để tránh tụt hậu.

- Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch.

- Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước.

26 tháng 10 2023

Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã để lại nhiều bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và đổi mới chủ nghĩa xã hội. Bài học đầu tiên là về tính bền vững của mô hình kinh tế và chính trị. Các chế độ này thường phụ thuộc quá mức vào một nguồn tài nguyên hoặc một phạm vi hẹp của kinh tế, khiến cho họ dễ dàng bị tác động bởi biến đổi kinh tế hoặc tài chính. Việt Nam cần học hỏi cách đa dạng hóa kinh tế, tạo nền tảng cho sự bền vững và đảm bảo tính độc lập của nền kinh tế.

Bài học thứ hai liên quan đến cải cách và mở cửa kinh tế. Các chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thường thiếu sự linh hoạt trong việc cải cách và mở cửa thị trường, dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế. Việt Nam cần thúc đẩy cải cách kinh tế một cách liên tục và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong quá trình mở cửa thị trường.

Bài học thứ ba là về sự tham gia của người dân và sự dân chủ. Sự sụp đổ ở Đông Âu thường kết quả từ sự không đủ dân chủ và tham gia của người dân trong quyết định chính trị. Việt Nam cần tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân trong việc xây dựng chính trị và đảm bảo rằng các quyết định chính trị được đại diện và công bằng.

Cuối cùng, bài học về quản lý tài nguyên và môi trường cũng rất quan trọng. Khủng hoảng tài nguyên và môi trường có thể đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Việt Nam cần học cách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách bền vững để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

-> Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cung cấp cho Việt Nam những bài học quý báu về tính bền vững, cải cách kinh tế, tham gia của người dân và quản lý tài nguyên. Việt Nam cần áp dụng những bài học này để xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội mạnh mẽ và bền vững cho tương lai.

4 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự phát triển, mở rộng của chủ nghĩa xã hội:

+ Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới.

- Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên bang Xô viết (1991).

- Từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.

- Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Những thành tựu đó đã góp phần nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Nguyên nhân:

- Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, … nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.
- Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéo dài quá lâu.
- Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.

26 tháng 10 2023

Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự kém hiệu quả của hệ thống kinh tế CNXH, đặc biệt là sự thiếu đa dạng hóa kinh tế và sự tập trung quá mức vào việc sản xuất hàng hoá không thể cạnh tranh với thị trường thế giới. Chi phí quốc phòng rất lớn để duy trì sự thống trị và an ninh của chế độ, gây áp lực tài chính nặng nề lên nền kinh tế.

Ngoài ra, cải cách kinh tế và chính trị không được thực hiện một cách hiệu quả, hệ thống quản lý kém linh hoạt, thường bị quan chức tham nhũng và thiếu sự đổi mới. Sự bất mãn xã hội về quyền con người và tình trạng kinh tế kém cỏi đã gây ra sự phản đối và sự bất ổn xã hội.

Áp lực từ các yếu tố ngoại vi, cùng với sự cạnh tranh và áp lực từ các nước phương Tây, đã làm gia tăng áp lực lên các chế độ CNXH. Cuối cùng, thất bại trong quản lý tài nguyên và môi trường cũng đã góp phần vào sự suy thoái kinh tế và xã hội. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại đã dẫn đến sụp đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1980 và 1990, đánh dấu một chương mới trong lịch sử thế giới.