Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Biển Đông là một biển rộng, trong đó vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 với hàng ngàn hòn đảo. Bên cạnh những ảnh hưởng to lớn đến thiên nhiên nước ta, Biển Đông giàu có tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông biển và du lịch biển đảo. Phát triển các ngành kinh tế biển trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta tạo điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Các đảo và quần đảo trong Biển Đông nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các bộ phận của vùng biển, các đảo và quần đảo là sự bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đất nước và góp phần bảo vệ an ninh của Tổ quốc.
Đáp án D
Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là tăng cường khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.
Chọn: A.
Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không bao gồm tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ vì chiến lược khai thác khai thác tồng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta phải là tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ (SGK Địa lí 12 trang 193).
Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không bao gồm tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ vì chiến lược khai thác khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta phải là tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ (sgk Địa lí 12 trang 193) => Chọn đáp án D
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.
- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...
- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.
- Vùng biển ấm quanh năm.
b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.
- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.
- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.
- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.
- Thuận lợi :
+ Có khoáng sản để phát triển công nghiệp
+ Có nguồn lợi sinh vật biển phong phú để phát triển ngành thủy sản
+ Phát triển giao thông vận tải biển
+ Phát triển du lịch biển
- Khó khăn : vùng biển Đông hay có bão gây thiệt hại và các bất lợi khác
Đáp án: C
Giải thích: Ý nghĩa của biển Đông đối với an ninh quốc phòng nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
1.
* Về phát triển kinh tế
Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Với Mỹ là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyên chở qua Biển Đông. Với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông. Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở qua Biển Đông.
* Về quốc phòng - an ninh
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc.
* Về tư tưởng, văn hóa, giáo dục
Nhận thức được tầm quan trọng của biển và đại dương đối với cuộc sống nhân loại, chủ quyền và vị trí chiến lược về quốc phòng - kinh tế - xã hội của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với đất nước, việc tổ chức giáo dục truyền thống trong các tầng lớp nhân dân về chủ quyền đã được chú trọng cả về nội dung và hình thức.
Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi chuẩn bị trình Chính phủ dự án xây dựng nhà bảo tàng trưng bày các hiện vật về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa qua các thời kỳ lịch sử, phục chế di tích lịch sử, bảo tồn và sưu tầm văn hóa phi vật thể trên huyện đảo Lý Sơn.
Câu 2 :
- Các biện pháp đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, giải quyết trước các tổ chức quốc tế bằng các hiệp định khu vực, với đặc điểm cơ bản là giải quyết tranh chấp bằng đối thoại, thương lượng thông qua các diễn đàn, Hội nghị quốc tế do các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba tổ chức. Có thể kể đến là các tổ chức quốc tế liên chính phủ như ASEAN, Liên minh Châu Âu, Liên minh Châu Phi,… Kết quả giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp này thường là các nghị quyết, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế hoặc các cam kết và các điều ước quốc tế được các bên tranh chấp ký.
- Các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán. Các biện pháp này có đặc điểm là giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp, thông qua hoạt động xét xử với kết quả giải quyết tranh chấp là các phán quyết của Tòa án quốc tế hoặc Trọng tài quốc tế có giá trị chung thẩm, bắt buộc các bên liên quan phải tuân thủ và thực hiện.