Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhớ mẹ, nhớ nơi chôn nhau cắt rốn, đứa con ly hương đêm ngày đăm đắm “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Càng "nhìn về” càng bồi hồi nhớ mẹ, nhớ đức hy sinh cao cả, tình thương con bao la của người mẹ nay đã khuất núi. Câu tục ngữ "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con" được tác giả vận dụng sáng tạo:
"Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”.
Tác giả khép lại bài thơ bằng hai câu thơ mang âm điệu ca dao trữ tình thể hiện bao nỗi ân tình sâu nặng của đứa con đối với người mẹ hiền thương yêu:
"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”.
Dù mẹ đã mất, nhưng những kỉ niệm ân tình sâu sắc ấy của mẹ, đứa con mãi mãi ghi sâu trong lòng. Lòng hiếu thảo là một trong những tình cảm đẹp nhất của con người Việt Nam chúng ta. Thơ Nguyễn Duy man mác như điệu ru tiếng hát của bà, của mẹ sau lũy tre xanh, bên bờ dâu ruộng lúa đang vọng về năm tháng. Những suy tư triết lí của tác giả làm cho tư tưởng tình cảm trong bài thơ trở nên sâu sắc, mang tính chất dân tộc và hiện đại.
"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..." là một bài thơ rất hay, tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong khói lửa chiến tranh thời chống Mỹ. Quả vậy, thơ Nguyễn Duy đẹp như ca dao, đậm đà như dân ca, man mác như lời hát ru.
Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.
Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát - một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,... Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.
Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng - “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương - “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi - trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một - Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.
Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ - “Bầu ơi thương lấy bí cùng”... hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”... - và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.
Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng... Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa - khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép - người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng - ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao... cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời - mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.
Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương ***** dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.
Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toan
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
hay là
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ... mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.
Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con - những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!
Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.
1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"
Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.
a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).
c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.
d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.
Những câu thơ sử dụng chất liệu ca dao trong đoạn trích:
Cái cò ...sung chát...đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Nghĩa của từ đi trong hai câu thơ: ta đi trọn kiếp người/cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
• Chữ đi trong câu thơ thứ nhất nghĩa là: sống, là trải qua kiếp người.
• Chữ đi trong câu thơ thứ hai nghĩa là: thấu hiểu và cảm nhận.
Hình ảnh người mẹ được gợi lên trong bốn câu thơ đầu qua các chi tiết: yếm đào, nón mê, nón quai thao, tay bí, tay bầu, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu.
Nội dung chính của đoạn thơ: Thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời thơ ấu bên mẹ với những niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ, nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.
Tiếp theo là những suy ngẫm vẻ lời ru của mẹ, về công ơn trời bể của mẹ. Mẹ ru con, ru “cái lẽ dời", ru cái đạo lí làm con, ru cái đạo lí làm người. Con lớn lên từng ngày từng tháng nhờ dòng sữa ngọt ngào của mẹ, bằng lời ru thiết tha êm đềm của mẹ. Điệp ngữ “nuôi” trong hai tiểu đối đã nói lên công ơn to lớn của mẹ hiền:
“Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác // hát nuôi phần hồn”
Các thế hệ sẽ nối tiếp sinh ra, rồi lớn lên theo lời ru tiếng hát của mẹ, của bà. Điệu ru của bà, của mẹ sẽ được những thế hệ mai sau nâng niu, giữ gìn. Điệu ru tiếng hát của bà, của mẹ trong mỗi gia đình Việt Nam là dân ca, là tâm hồn dân tộc sẽ sống mãi đến muôn đời mai sau. Câu hỏi tu từ làm cho vần thơ trở nên thiết tha, lay động hồn người:
"Bà ru mẹ... mẹ ru con
Liệu mai sau các con càn nhớ chăng”.
Nhớ mẹ, nhớ nơi chôn nhau cắt rốn, đứa con ly hương đêm ngày đăm đắm “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Càng "nhìn về” càng bồi hồi nhớ mẹ, nhớ đức hy sinh cao cả, tình thương con bao la của người mẹ nay đã khuất núi. Câu tục ngữ "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con" được tác giả vận dụng sáng tạo:
"Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”.
Tác giả khép lại bài thơ bằng hai câu thơ mang âm điệu ca dao trữ tình thể hiện bao nỗi ân tình sâu nặng của đứa con đối với người mẹ hiền thương yêu:
"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”.
Dù mẹ đã mất, nhưng những kỉ niệm ân tình sâu sắc ấy của mẹ, đứa con mãi mãi ghi sâu trong lòng. Lòng hiếu thảo là một trong những tình cảm đẹp nhất của con người Việt Nam chúng ta. Thơ Nguyễn Duy man mác như điệu ru tiếng hát của bà, của mẹ sau lũy tre xanh, bên bờ dâu ruộng lúa đang vọng về năm tháng. Những suy tư triết lí của tác giả làm cho tư tưởng tình cảm trong bài thơ trở nên sâu sắc, mang tính chất dân tộc và hiện đại.