K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2019

Cấu tạo của tế bao gồm:màng sinh chất,nhàn,ti thể,chất tế bào,lưới nội chất,trung thể,bộ máy Gongi,Riboxom.

Tế bào là một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ gồm :
- Prôtêin có cấu trúc phức tạp gồm các nguyên tố : Cacbon (C), ôxi (O), hiđrô (H), nitơ (N), lưu huỳnh (S), phôtpho (P), trong đó N là nguyên tố đặc trưng cho chất sống.
- Gluxit
- Lipit
- Axit nuclêic gồm 2 loại: ADN (axit đêôxiribônuclêic) và ARN (axit ribônuclêic). Chất vô cơ bao gồm các loại muối khoáng như canxi (Ca), kali (K), natri (Na), sắt (Fe), đóng (Cu)...

24 tháng 9 2021

Tỷ lệ H : O. = 2 : 1 ( tương tự tỷ lệ của nước H2O ).

9 tháng 12 2017

Câu 1: Hô hấp có liên quan như thế nào tới hoạt động sống của tế bào và cơ thể ?

Câu hỏi của Nguyễn Như Huyền - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến

Câu 2: Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào

Hỏi đáp Sinh học

Câu 3: Dung tích sống là gì ?

Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn

Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

Câu 4: Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với sức khỏe?

Câu hỏi của Nguyễn Như Huyền - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến

câu này tương tự câu 4 trong link

Câu 5: Trình bày phương pháp hô hấp nhân tạo

1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt
a - Đặt nạn nhân nằm ngửa,
đầu ngửa ra phía sau.
b- Bịt mũi nạn nhân bằng hai
ngón tay.
c- Hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé
môi sát miệng nạn nhân và thổi hết
sứcvào phổi nạn nhân.
d- Lặp lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút
cho đến khi sự hô hấp tự động của nạn nhân
ổn định bình thường.
Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể
vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.

2. Phương pháp ấn lồng ngực
a) Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
b) Cầm hai cẳng tay và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân
c) Dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
d) Làm lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp
tự động của nạn nhân ổn định bình thường.

Câu 6: Vai trò của tieu hóa đối với cơ thể là gì?

Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.

Câu 7: Nêu các tác nhân có hại trong hệ tiêu hóa ? Biện pháp và cách bảo vệ hệ tiêu hóa

Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau :
- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng.
- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này.
- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác.
- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.

Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

30 tháng 12 2017

Câu 1:

- Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động của tế bào và cơ thể

- Loại thải khí cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể

Câu 2: Trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

- Trao đổi khí ở phổi :

+ O2 khuếch tán từ phổi vào máu

+ CO2 khuếch tán từ máu vào phổi

- Trao đổi khí ở tế bào :

+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào

+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu

Câu 3:

- Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ khi thở ra, các cơ này cần được luyện tập thường xuyên từ bé. Vì vậy cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đều đặn phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở từ bé để có một dung tích sống lí tưởng

Câu 4: Trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại ( nicotin, oxit cacbon, nitrozamin, ....) có thể gây tổn hại rất lớn đến hệ hô hấp :

- Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí

- Có thể gây ung thư phổi

Câu 5: Phương pháp hô hấp nhân tạo :

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay

- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng

- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp

- Thổi liên tục với 12 - 20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường

( Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở, có thể dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi

Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim)

Câu 6: Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể : Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài

Câu 7:

* Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa :

- Vi khuẩn

- Giun sán

- Ăn uống không đúng cách

- Khẩu phần ăn không hợp lí

* Biện pháp và cách bảo vệ hệ tiêu hóa :

- Đánh răng mỗi sáng thức dậy, trước khi đi ngủ và sau khi ăn, dùng bàn chải mềm

- Ăn uống hợp lí :

+ Ăn chín uống sôi, rửa sạch, không ăn thức ăn ôi thiu

+ Không để ruồi nhặng, đậu vào thức ăn

- Khẩu phần ăn hợp lí

- Ăn uống khoa học :

+ Ăn uống đúng cách ( ăn chậm nhai kĩ, đúng giờ)

+ Thức ăn hợp khẩu vị; không khí bữa ăn vui vẻ, thời gian nghỉ ngơi sau bữa ăn hợp lí

13 tháng 1 2017

Câu 1: Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Câu 2: Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống. Cơ thể người gồm hàng nghìn tỉ tế bào. Chúng cung cấp cơ quan cho cơ thể, tạo nên chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng, và mang lại những chức năng đặc bệt. Tế bào còn chứa nguyên liệu di truyền và tế bào có thể tự tạo nên nhiều bản sao từ chính chúng.

Ta có cấu trúc: Tế bào -> cơ quan -> hệ thống -> cơ thể con người.

Tất cả dấu hiệu đặc trưng cho sự sống: sinh trưởng, hô hấp, tổng hợp, phân giải, cảm ứng... đều xảy ra trong tế bào.

- Tế bào là đơn vị hoạt động thống nhất về trao đổi chất. Nhân giữ vai trò điều khiển chỉ đạo.

- Ở các sinh vật đơn bào toàn bộ hoạt động sống, hoạt động di truyền... đều xảy ra trong một tế bào. Ở các sinh vật đa bào do sự phân hoá về cấu trúc và chuyên hoá về chức năng, mỗi mô, mỗi cơ quan đều đảm nhận chức năng sinh học khác nhau trong cơ thể, có khả năng lớn lên và phân chia theo hình thức nguyên phân để tạo nên một cơ thể đa bào hoàn chỉnh từ hợp tử.

- Dù với phương thức sinh sản nào tế bào đều là mắt xích nối liền các thế hệ đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử

- Các cơ chế của hiện tượng di truyền từ cấp độ phân tử (tái bản ADN, phiên mã, dịch mã, điều hoà) đến cấp độ tế bào (hoạt động của NST trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh) đều diễn ra trong tế bào. Nhờ vậy thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ ổn định.

Câu 3:

Hệ vận động Hệ hô hấp Hệ bài tiết Hệ tuần hoàn Hệ tiêu hóa

13 tháng 1 2017

1.

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hẹ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.

+ Thải C02 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

- Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào.



11 tháng 12 2018

Ruột có cấu tạo rất thích hợp cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

2,Tuyến dịch ruột góp phần tiêu hóa và biến đổi thức ăn thành các chất dễ hấp thụ.

Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tich bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.400-->500m2--> tăng diện tích tiếp xúc với chất dinh dưỡng.

Ruột non rất dài là phần dài nhất trong ống tiêu hóa (2,8-->3m)-->tăng thời gian tiếp xúc với chất dinh dưỡng.
Ruột non có mạng mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột--> thuận lợi cho việc chuyể chất dinh dưỡng từ ruột tới các tế bào trong cơ thể.

3,Quá trình tiêu hoá bắt đầu khi bạn đưa thức ăn vào miệng, nhai và nuốt. Quá trình đó được tiếp tục thực hiện trong bộ máy tiêu hoá có hình dáng giống như một chiếc ống dài ngoằn ngoèo chạy dọc suốt thân người. Tất cả các bộ phận của bộ máy tiêu hoá nối liền với nhau và có những chức năng riêng: Miệng nối với hầu trong cổ họng; Hầu vừa là đường vào của thức ăn, vừa là đường vào của không khí; Thực quản đi qua lồng ngực và nối với dạ dày; Dạ dày nối liền với ruột non có hình cuộn lò xo; Bộ phận cuối cùng của bộ máy tiêu hoá là ruột già.

4,Bởi ruột non thực hiện hai hoạt jđộng sau:
*Ruột non là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn triệt để nhất
Về mặt hóa học, sự tiêu hóa thức ăn tại miệng và dạ dày rất yếu và nhất là không tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất
Sang đến ruột non, toàn bộ các chất dinh dưỡng đều được các enzim tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến đổi mạnh và tạo ra các chát đơn giản nhất:
-Gluxit tạo thành đường đơn
-Prôtêin tạo thành axit amin
-Lipit tạo thành axit béo và glixêrin
* Ruột non là nơi xảy ra hấp thụ chất dinh dưỡng
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt đoọng hấp thụ dưỡng chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể

3 tháng 7 2018

Loại tế bào thần kinh chủ yếu trong cấu tạo của vỏ não là:

A. Tế bào hình nón.

B. Tế bào hình que.

C. Tế bào hình nón và hình que.

D. Tế bào hình tháp.

3 tháng 7 2018

Loại tế bào thần kinh chủ yếu trong cấu tạo của vỏ não là:

A. Tế bào hình nón.

B. Tế bào hình que.

C. Tế bào hình nón và hình que.

D. Tế bào hình tháp.

9 tháng 3 2020

1.

a.

Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

b.

-Hệ hô hấp

-Da

-Hệ bài tiết

c.

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái\

-Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quẩ thận, mỗi quả thận chưa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu

-Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận, ống thận

Chúc bạn học tốt



23 tháng 3 2017

Đặc điểm cấu tạo của đại não người tiến hoá hơn so với động vật thuộc lớp thú được thể hiện ở những điểm sau:
- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn)
- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).