Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn có thể tham khảo đề của trường mình như sau:
(thời gian làm bài 60 phút)
Câu 1 2đ .Cho đoạn văn:
''Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quí báu của ta.Từ xưa đến nay,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ,thì tinh thần ấy lại sôi nổi ,nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm ,khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.''
a,Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào?Tác giả là ai?
b,Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên?
Câu 2 8đ.Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:
''Ăn quả nhớ kẻ trông cây''
Bằng thực tế những nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam ,em hãy chứng minh.
Chúc bạn học tốt nhé!
Đây là của trường mình :
Câu 1 :
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Một mặt người bằng mười mặt của
- Thương người như thể thương thân
- Đói cho sạch , rách cho thơm
a, Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào ?
b, Các câu tục ngữ trên sử dụng biên pháp tu từ gì ?
Câu 2 :
Em hãy nêu ý nghĩa văn chương thông qua bài " Ý nghĩa văn chương" bằng 5-7 câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt . Chỉ rõ câu đặc biệt đó .
Câu 3 :
Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
" Có công mài sắt , có ngày nên kim"
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) |
Câu 1 (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 10)
1) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
2) Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
3) Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn văn? Từ đó em rút ra được bài học gì cho mình?
Câu 2 (2 điểm).
Anh em nào phải người xa
...
1) Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên.
2) Viết một đoạn văn (khoảng 3 đến 4 câu) trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của bài ca dao em vừa chép.
Câu 3 (5,0 điểm).
Kì nghỉ hè luôn là điều mong chờ của tất cả các bạn học sinh bởi nó luôn gắn liền với những chuyến đi chơi, thăm bạn bè, người thân...với biết bao kỉ niệm.
Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân trong kì nghỉ hè vừa qua.
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
THÁNG 9/2015
Môn: Ngữ văn- Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày thi: 22/09/2015
Câu 1: (2 điểm)
a) Có mấy loại từ láy? Trình bày đặc điểm về nghĩa của từ láy?
b) Xác định các từ láy trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng.
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Câu 2 ( 3.0 điểm). Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
c) Viết đoạn văn ngắn để lí giải thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường được thể hiện trong đoạn văn
d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
Câu 3 (5,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)
Đáp án:
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | a) * Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
* Nghĩa của từ láy: – Nghĩa của từ láy được hình thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. – Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,… b) – Các từ láy: râm ran, chói lọi, lấp lánh ( Sai một từ, thiếu hoặc thừa một từ – 015 đ) – Tác dụng: + Khắc họa vẻ đẹp của cảnh vật sau cơn mưa: sinh động, chan hòa ánh sáng và tràn đầy sức sống. + Thể hiện tài quan sát, miêu tả của người viết. |
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25 |
2 | Văn bản: Cổng trường mở ra – Lý Lan | 0,5 |
Từ ghép đẳng lập: can đảm, kì diệu | 0,5 | |
* Hình thức : Đảm bảo hình thức là một đoạn văn
* ý nghĩa: Thế giới kì diệu là: thế giới của tri thức, của tình bạn, tình thầy trò, thế giới của ước mơ…. |
0,5
1 |
|
Ý nghĩa: khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. | 0,5 | |
3
|
a. Yêu cầu chung:
– Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB. – Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn biểu cảm. – Cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí. – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Trình bày sạch sẽ, rõ ràng |
|
b. Yêu cầu cụ thể:
– Tình cảm trân trọng, yêu quý một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) a) MB: – Giới thiệu khái quát về người thân và tình cảm của em. b) TB: – Cảm xúc về hình ảnh người thân (kết hợp tả, giới thiệu một vài đặc điểm về ngoại hình, tính cách) – Cảm xúc về người thân gắn với những kỉ niệm( kết hợp đan xen kể kỉ niệm đáng nhớ về người thân để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ) – Ý nghĩa của tình thân trong hiện tại và tương lai. c) KB: – Khẳng định lại cảm xúc, tình cảm của mình với người thân. – Mong ước, hứa hẹn, nhắn nhủ (nếu có) |
0.5
1.5
1.5
1
0.5 |
|
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
– Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng; diễn đạt lưu loát, cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí. – Điểm 4: Đáp ứng được các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả. – Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. – Điểm 2: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. |
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt (1) tình cảm, cảm xúc và sự đánh giá của con người đối với (2) thế giới xung quanh và khêu gợi (3) nơi người đọc. Tình cảm trong văn bản biểu cảm thường là những tình cảm (4) đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn ( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, căm ghét những thói tầm thường, độc ác.. )
(1) tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá
(2) thế giới xung quanh
(3) lòng đồng cảm
(4) đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác,...)
CÔ MK DẠY ĐÓ
Nhân dân ta đã bao đời găn bó với nền nông nghiệp vì thế mà người nhà quê có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển các nghề như: làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi, thả cá... Những nghề ấy thực sự đã trở thành "kế sinh nhai" cho đồng bào ta ở nông thôn. Câu tục ngữ "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" là 1 bài học trong những phương cách làm ăn ấy.
Nội dung chủ đạo của câu tục ngữ nêu trên là nói về thứ tự vai trò các nghề nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ nông dân. "Nhất canh trì", trì là ao, canh trì nghĩa là đào ao thả cá. "Nhị canh viên" viên là vườn, canh viên là nghề làm vườn. Và cạm điền là 1 từ quen thuộc nghĩa là làm ruộng. Như vậy khi sắp xếp thứ tự vai trò các nghề thì nghề nuôi tôm cá mang lại nguồn lợi nhanh và nhiều nhất. Thứ đến là nghề làm vườn, nghề trồng cây ăn quả, trồng rau màu, trồng hoa cảnh cũng là 1 nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao. Sau cùng là nghề làm ruộng, nghề ổn định, lâu bền và có ý nghĩa lâu dài.
Câu tục ngữ trên khá đúng và cũng là 1 kinh nghiệm quý bởi đào ao thả cá và làm vườn xét cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan thì độ chắc chắn về lợi ích kinh tế đều lớn hơn làm ruộng. Tuy nhiên kinh nghiệm này k0 phải lúc nào cũng đúng vi hoàn cảnh địa lý ở các vùng k0 phải chỗ nào cũng giống nhau. Ví như sống ở núi cao thì chắc chắn k0 thể chọn "canh trì" là phương án sinh nhai số 1 được. Nói như vậy nghĩa là câu tục ngữ còn 1 bài học khác. Bài học lớn ấy là phải biết khai thác, biết tận dụng tốt các điều kiện tự nhiên để làm kinh tế, có như vậy hiệu quả lao động mới cao.
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật đã có nhiều đóng góp quan trọng và cuộc sống tì dường như câu nói của dân gian ta lại càng đúng đắn hơn. Nhìn vào nền kinh tế và bộ mặt của nông thôn trong những năm qua, chắc chắn chúng ta phải ghi nhận vai trò quan trọng của nghề làm vườn và nghề cá. Tất nhiên sản lượng lúa gạo vẫn tăng lên dần dần theo các năm cũng đã nói lên được rất nhiều điều. Sự phát triển mạnh mẽ của 3 nghề ấy quả thực đã khẳng định được những thế mạnh chủ đaọc trong việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn trên khắp các vùng miền của đất nước chúng ta, 1 đất nước gắn bó lâu đời với các nghề nông nghiệp.
- ôi sáng xuân nay,xuân 41
trắng rừng biên giới nở hoa mơ
bác về....im lặng,con chim hót
thánh thót bờ lau,vui ngẩn ngơ.
-non xa xa nước xa xa
nào phải thênh thang nới gọi là
đây suối Lê-nin,đây suối Mác
hai tay gây dựng 1 sơn hà
Cảnh khuya:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Rằm tháng riêng:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Hok tốt!
Ảnh 1: Thánh Gióng là một hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm , Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước , lòng căm thù giặc của nhân dân . Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại ( roi sắt) . Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại , tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi.
Ảnh 2: Cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai bà Trưng năm bốn mươi là bằng chứng hùng hồn của tinh thần yêu nước , yêu tự do cũng như khi phách" tấn công cả trời" của tổ tiên ta thời đó.Ngoài ra nó còn là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta , thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàng của phụ nữ Việt Nam " Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".
1. Xác định luận điểm:
Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
- Tự phụ là một thói xấu của con người.
- Đức tính khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ có hậu quả ngược bấy nhiêu.
- Những luận điểm phụ:
+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
+ Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, chê trách.
2. Tìm luận cứ:
- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
- Người ta khuyên chớ nên tự phụ bởi làm như vậy:
+ Mình không biết mình.
+ Bị mọi người khinh ghét.
- Tự phụ có hại:
+ Cắt đứt quan hệ của mình với người khác.
+ Việc làm của mình không có sự hợp tác của mọi người dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.
+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
+ Khi thất bại thường tự ti.
- Tự phụ có hại cho:
+ Chính người tự phụ.
+ Với mọi quan hệ khác.
- Các dẫn chứng:
+Nên lấy từ thực tế trường lớp, hoàn cảnh quanh mình.
+ Tự xét những lúc mình đã tự phụ.
+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo. Chẳng hạn, ở truyện cổ tích:
Đại phú Thạch Sùng thiếu mảnh vỡ của nồi đất kho cá bát sành mà cơ nghiệp lẫn thân xác đi đời. Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổng cho nên biến thành cọp dữ...
3. Xây dựng lập luận:
Nên bắt đầu tự việc định nghĩa tự phụ là gì. Tiếp đó làm nổi bật một số nét tích cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.
LẬP Ý CHO BÀI VĂN CHỚ NÊN TỰ PHỤ:
1. Xác định luận điểm:
- Tự phụ là một thói xấu của con người.
- Đức khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ lại hôi xấu nhân cách bấy nhiêu.
- Những luận điểm phụ:
+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
+ Tự phụ khiến cho hản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh.
2. Tìm luận cứ:
- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cá người trên mình.
- Người ta khuyên chớ nên tự phụ hỏi làm như vậy:
+ Mình không biết mình.
+ Bị mọi người khinh ghét.
- Tự phụ có hại:
+ Cô lập mình với người khác.
+ Hoạt động của mình bị hạn chế không có sự hợp tác dỗ dẫn đen sai lầm và không hiệu quả.
+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
+ Khi thất hại thường tự ti.
- Tư phụ có hại cho:
+ Chính cá nhân người tự phụ.
+ Với mọi người quan hệ với anh ta (chị ta).
- Các dẫn chứng:
+ Nên lấy từ thực tế trường lớp, môi trường quanh mình.
+ Có lúc mình đã tự phụ.
+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo:
Chẳng hạn trong truyẽn Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Ngụy Diên ỷ thế là tướng giỏi đã cưỡi ngựa ra trước ba quân và hét lên đắc chí: “Ai dám chém đầu ta”. Trong lúc cứ gào lên như vậy thì đầu hắn đã bị một nhát chém hất ngờ từ một viên tướng quân của hắn.
3. Xây dựng lập luận:
Nên bắt đầu từ việc định nghĩa: tự phụ là gì? Tiếp đó làm nổi bật một số tinh cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.
Đúng thì tick cho tớ nha!
Đề 1: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam
Đề 2:Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
ukm, mak khi nào bn thi?
ko