K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm)

1) Điểm thất thường của khí hậu Việt Nam

a. Chế độ nắng và chế độ mưa

b. Năm rét sớm năm rét muộn, năm mưa lớn năm khô hạn, năm ít bão năm nhiều bão

c. Câu a đúng, câu b sai

d. Cả a, b đúng

2) Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta

a. Mưa nhiều, nắng nhiều nên có thể tăng vụ , thâm canh, xen canh, đa canh thuận lợi

b. Sâu bệnh phát triển dễ dàng quanh năm có hại cho cây trồng

c. Câu a đúng, b sai

d. Câu a, b đúng

3) Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau

a. Rừng trồng thuần chủng theo nhu cầu người trồng

b. Rừng tự nhiên nhiều chủng loại sống xen kẻ

c. Rừng trồng thu lợi nhuận nhiều hơn rừng tự nhiên

d. Cả a, b đúng

4) Thiên nhiên Việt Nam có 4 tính chất nổi bật, trong đó tính chất chủ yếu là:

a. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

b. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo

c. Tính chất đồi núi

d. Tính đa dạng và phức tạp

5) Vị trí và phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

a. Khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

b. Khu đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải

c. Thuộc hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

d. Thuộc đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

6) Hãy cho biết nhóm đất nào chiếm diện tích nhiều nhất của Việt Nam :

a. Đất mùn núi cao

b. Đất feralit đồi núi thấp

c. Đất chua mặn, đất phèn

d. Đất phù sa.

7) Vùng đồi núi Đông Bắc nước ta có những đặc điểm:

a. Có nhiều dãy núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song

b. Vùng đồi núi thấp, nổi bật với những cánh cung lớn, địa hình cacxtơ tạo nên cảnh quan đẹp

c. Vùng cao nguyên rộng lớn, đất đỏ badan, xếp thành từng tầng

d. Vùng núi thấp, hai sườn núi không cân xứng, có nhiều nhánh núi nằm ngang

8) Phần đất liền nước ta nằm giữa các vĩ tuyến

a. 8 ° 23' B - 23 ° 23' B

b. 8 ° 34' B - 23 ° 23' B

c. 8 ° 34' N - 23 ° 30' B

d. 8 ° 23' B - 23 ° 23' N

9) Đặc điểm nào của vị trí địa lý tự nhiên tạo nên sự đa dạng sinh học ở nước ta.

a. Vị trí nội chí tuyến và vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á.

b. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển.

c. Vị trí cầu nối giữa đất liền - biển và vị trí giao lưu của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

d. Vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á.

10) Vì sao các sông ngòi nước ta lại ngắn và dốc?

a. Địa hình nước ta ¾ là đồi núi

b. Đất nước ta hẹp ngang lại nằm sát biển

c. Các dãy núi chạy dài ra đến biển

d. Tất cả các lí do trên đúng

11) Sông có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống và sản xuất của nhiều quốc gia Đông Nam Á là :

a. Sông Mê-Kông

b. Sông Mê-Nam

c. Sông Hồng

d. Cả 3 sông trên

12) Nước ta có bao nhiêu hệ thống sông lớn?

a. 9

b. 2360

c. 3260

d. 4300

0
29 tháng 4 2017

D hehe

29 tháng 4 2017

D

14 tháng 9 2018

-ít bão: 2014

-nhiều bão: 2017

-mưa nhiều: 2017

-hạn hán: 2016

Câu 1: ​trình bày vị trí, giới hạn châu á trên bản đồ? đặc điểm địa hình nổi bật nhất của châu á là gì?Câu 2:​Nêu đặc điểm chung của sông ngòi châu á​Câu 3:​trình bày đặc điểm dân cư châu á về sự phân bố dân cư,số dân,mật độ dân số,các chủng tộc chính,các tôn giáo lớn Câu 4:​trình bày tình hình sx lương thực và sx công nghiệp ở châu á​Câu 5:​a. trình bày vị trí...
Đọc tiếp

Câu 1: ​trình bày vị trí, giới hạn châu á trên bản đồ? đặc điểm địa hình nổi bật nhất của châu á là gì?

Câu 2:​Nêu đặc điểm chung của sông ngòi châu á

​Câu 3:​trình bày đặc điểm dân cư châu á về sự phân bố dân cư,số dân,mật độ dân số,các chủng tộc chính,các tôn giáo lớn

Câu 4:​trình bày tình hình sx lương thực và sx công nghiệp ở châu á

​Câu 5:​a. trình bày vị trí địa lí của khu vực tây nam á. Vị trí đó có ý nghĩa gì trong sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực

​b. tây nam á có những nguồn tài nguyên quan trọng nào và chúng được phân bố ở đâu? Tại sao các nước tây nam á trở thành các nước có thu nhập cao

​Câu 6:​ dựa vào hình 11.1 sgk địa lớp 8 và kiến thức đã họv, nhận xét về đặc điểm dân cư khu vực Nam á lại có sự phân bố dân cư ko đều?

​Câu 7:​ hãy phân biệt những điểm khác biệt về địa hình và khí hậu giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực đông nam á? Khí hậu có ảnh hưởng đến cảnh quan đông á ntn?​

​Mọi người biết câu nào nhắc mình với hoàng toàn là kiến thức địa lí 8 mai m phải thi rồi:'(:'(:'(

4
20 tháng 12 2016

Câu 2:

Sông ngoài Châu á:

-Khá ptrien và có nhìu hệ thống sông lớn như hoàng hà, trường giang, mê công,ấn .hằng

-Các sông Châu á phân bố k đều và có chế độ nước khá phức tạp:

+Ở Bắc á mạng lưới sông dày và các sông chảy từ nam lên bắc

+ở đông á nam á và đông nam á mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn

+ở tây nam á và vùng nội địa sông ngoài kếm phát triên.

C

22 tháng 12 2016

cho xin nick fb đc hk bạn

29 tháng 4 2017

Câu 2, Nhận xét:

Diện tích rừng nước ta có sự biến động từ năm 1943 đến 2001.

Giai đoạn 1943 đến 1993 diện tích rừng nước ta giảm, giai đoạn từ 1993 đến 2001 tăng lên, tuy nhiên chưa bằng diện tích rừng năm 1943.

Câu1, a

* Miền khí hậu phía Bắc
- Kiểu khí hậu: nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình nằm thấp hơn, khoảng từ 20 - 240C (trừ vùng núi cao).
+ Nhiệt độ trung bình tháng 1 rất thấp (phổ biến trong khoảng 14 - 180C, vùng núi phía Bắc nhiệt độ xuống dưới 140C).
+ Số tháng lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 200C) là 3 tháng (vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vùng khí hậu trung và nam Bắc Bộ). Tuy nhiên số tháng lạnh giảm dần khi sang phía tây và xuống phía nam. Đến Huế chỉ còn thời tiết se lạnh.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn hơn (khoảng trên 100C).
- Sự phân mùa của khí hậu căn cứ vào chế độ nhiệt, khí hậu chia thành 2 mùa: mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4).
- Chế độ gió: trong năm có 2 loại gió thịnh hành:
+ Mùa đông: gió mùa Đông Bắc.
+ Mùa hạ: gió mùa Tây Nam.
Ngoài ra còn có gió tây khô nóng, nhưng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ.
- Bão: số cơn bão đổ bộ vào nhiều hơn. Tần suất bão của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ lên tới 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng, còn khu vực phía Bắc trung bình cũng có từ 1 đến 1,3 cơn bão/tháng. Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
* Miền khí hậu phía Nam
- Kiểu khí hậu: cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao hơn miền khí hậu phía Bắc (trên 240C, trừ các vùng núi cao).
+ Nhiệt độ trung bình tháng 1 cao hơn nhiều so với miền khí hậu phía Bắc: vùng khí hậu Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến trong khoảng từ 20 - 240C, vùng khí hậu Nam Bộ cao trên 240C.
+ Không có tháng lạnh, biểu hiện rõ từ Quy Nhơn trở vào.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ hơn miền khí hậu phía Bắc (trung bình từ 3 - 40C).
- Sự phân mùa: do nhiệt độ cao quanh năm nên không thể phân mùa dựa vào chế độ nhiệt như miền khí hậu phía Bắc. Sự phân mùa của miền khí hậu phía Nam dựa vào chế độ mưa. Trong năm có hai mùa là mùa mừa và mùa khô. Thời gian của mùa mưa trùng với mùa hạ, còn mùa khô trùng với thời kì mùa đông của miền khí hậu phía Bắc.
- Chế độ gió: khác với miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mà chịu ảnh hưởng của gió Tín phong đông bắc trong mùa đông.
- Bão: ít chịu ảnh hưởng của bão hơn miền khí hậu phía Bắc. Tần suất bão của vùng khí hậu Nam Trung Bộ từ 1 - 1,3 cơn bão/tháng, còn khu vực Nam Bộ hầu như không chịu ảnh hưởng của bão.
b, Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm đơm hoa kết trái => nền công nghiệp vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
- Lượng mưa quanh năm cao => cung cấp đủ nguồn nước cho nông nghiệp và đời sống.
- Lượng nhiệt quanh năm cao => cung cấp đủ nhiệt cho ngành năng lượng mặt trời và đủ sức sưởi ẩm cho ngành chăn nuôi.
Khó khăn:
- Có nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn hán, ... ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và đời sống con người.
- Đất dễ bị xói mòn vào mùa mưa.
- Mưa kéo dài, khí hậu nóng - ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Tóm lại, khí hậu Việt Nam đã mang lại nhiều thuận lợi, đồng thời cũng không ít khó khăn khi khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất Việt Nam. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đã in đậm nét trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam.
P/s: Hơi dài nhé bạn, tick cho mình nhoa



29 tháng 4 2017

Bạn có thể lược bớt một số cái nhé!

Cho mình hỏi vài câu để mình đi dự thi "Bài thi tìm hiểu" Câu 1: Biến đổi khí hậu là vấn đề mà thế giới quan tâm, những biểu hiện và hiện tượng của biến đổi khí hậu là: A. Trái đất nóng lên nước biển dâng cao B. Lũ lụt, hạn hán xuất hiện nhiều C. Dân số thế giới gia tăng D. Câu a và b đúng Câu 2: một trong những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống con...
Đọc tiếp

Cho mình hỏi vài câu để mình đi dự thi "Bài thi tìm hiểu"

Câu 1: Biến đổi khí hậu là vấn đề mà thế giới quan tâm, những biểu hiện và hiện tượng của biến đổi khí hậu là:

A. Trái đất nóng lên nước biển dâng cao

B. Lũ lụt, hạn hán xuất hiện nhiều

C. Dân số thế giới gia tăng

D. Câu a và b đúng

Câu 2: một trong những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống con người là:

A. Nhiệt độ tăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật truyền nhiễm sinh sôi, nảy nở truyền bệnh gây hại đến sức khỏe

B. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp

C. Lũ lụt xuất hiện nhiều gây thiệt hại đến mùa màng, nhà cửa, tính mạng con người

D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 3: nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay đã tăng bao nhiêu độ c so với năm 1850?

A. 0,5 độ C

B. 0,74 độ C

C. 1,2 độ C

D. 1,5 độ C

Câu 4: ở Việt Nam, lĩnh vực nào dưới đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu?

A. Xây dựng

B. Công nghiệp

C. Nông nghiệp

D. Sức khỏe con người

Câu 5: hoạt động nào của con người gây ra lượng khí thải CO2 nhiều nhất?

A. Sử dụng Nhiên liệu Hóa học ( than đá, dầu mỏ...)

B. Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp

C. Sản xuất và sử dụng nhôm, sử dụng máy điều hòa, công nghiệp hóa chất

D. Chăn nuôi gia súc, gia cầm sản xuất và sử dụng năng lượng

Câu 6: Quá trình sản xuất công nghiệp thải ra khí nhà kính chủ yếu nào?

A. CH4

B. N2O

C. CFCs

D. CO2

Câu 7: từ viết tắt của công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu là gì?

A. ICCC

B. IPCC

C. UNFCCC

D. UNEP

Câu 8: IPCC là viết tắt của tổ chức nào?

A. Ủy ban biến đổi khí hậu của Việt Nam

B. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

C. Tổ chức môi trường LHQ

D. Viện Khoa Học khí tượng thủy văn và môi trường

Câu 9: nước ta tham gia ký công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu từ năm nào?

A. 1992

B. 1994

C. 1996

D. 1998

Câu 10: rừng và cây xanh có vai trò quan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu, bởi trong quá trình quang hợp thực vật hấp thụ khí:

A. CO2

B. Nitơ

C. Oxy

D. Tất cả đều đúng

Câu 11: độ che phủ của rừng trong một đơn vị hành chính hoặc vùng lãnh thổ là tỷ lệ phần trăm của:

A. Tổng diện tích đất có rừng so với tổng diện tích đất lâm nghiệp

B. Tổng diện tích đất có rừng trong đất lâm nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên

C. Tổng diện tích đất có rừng và diện tích cây xanh đường phố so với tổng diện tích tự nhiên

D. Tổng diện tích đất có rừng với diện tích cây nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên

Câu 12: theo số liệu thống kê do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích rừng ngập mặn của nước ta đến tháng 12/2016 có khoảng:

A. 150 nghìn ha

B. 100 nghìn ha

C. 70 nghìn ha

D. 57 nghìn ha

Câu 13: tỉnh, thành phố nào của nước ta có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất?

A. Tỉnh Quảng Ninh

B. Tỉnh Cà Mau

C. Thành phố Hồ Chí Minh

D. Tỉnh Bến Tre

Câu 14: Đặc tính chung của các loại cây của rừng ngập mặn là:

A. Ưa nước ngọt, nơi không có hoạt động của thủy triều

B. Ưa nước ngọt, nơi có hoạt động của thủy triều

C. Ưa nước mặn, nơi không có hoạt động của thủy triều

D. Ưa nước mặn, nơi có hoạt động của thủy triều

Câu 15: các loại cây phổ biến trong rừng ngập mặn là:

A. Dầu, bằng lăng, sao, gõ, diáng hương

B. Đước, mắm, bần, dà, giá

C. Đước, bạch đàn, phi lao, thông

D. Mây, tre, nứa, cọ dừa

Câu 16: trong các loại cây rừng ngập mặn, loại cây gì sau đây mọc theo các bãi bùn cửa sông, có vai trò của địng đất, còn được gọi là loài cây tiên phong lấn biển?

A. Đước

B. Bần

C. Mắm

D. Dà

Câu 17: vỏ cây đước có thể chiết tách chất gì dùng trong thuộc da?

A. Muối khoáng

B. Đường gluco

C. Tanin

D. Carbon

Câu 18: rừng ngập mặn là nơi cư trú của những loài sinh vật biển như:

A. Các loại tôm, cua, cá

B. Rùa biển

C. Cá heo

D. Cá voi

Câu 19: cây chò ngàn năm tạo nên một điểm tham quan nổi tiếng ở:

A. Vườn Quốc Gia Ba Bể/ Bắc Kạn

B. Vườn quốc gia Cát Bà/ Hải Phòng

C. Vườn quốc gia Cúc Phương/ Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình

D. Vườn quốc gia Nam Cát Tiên/ Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước

Câu 20: vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là vùng núi đá vôi nổi bật nhất là loại cây 500 năm tuổi, đó là:

A. Cây pơ mu

B. Cây thông đỏ

C. Cây chò

D. Cây bách xanh

Có gì mình ghi sai thì nói nha. Cảm ơn các bạn nhiều ❤❤

0
1 tháng 1 2020

- Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.

  • Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 – 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới l00 mm/năm.
  • Miền đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11000 mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm).
  • Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
1 Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nào sau đây? A: Ôn đới lục địa. B: Cận nhiệt đới gió mùa. C: Ôn đới hải dương. D: Nhiệt đới gió mùa. 2 Đặc điểm kinh tế - xã hội nào sau đây không đúng với các nước châu Á? A: Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Á. B: Trình độ phát triển giữa các...
Đọc tiếp
1

Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A:

Ôn đới lục địa.

B:

Cận nhiệt đới gió mùa.

C:

Ôn đới hải dương.

D:

Nhiệt đới gió mùa.

2

Đặc điểm kinh tế - xã hội nào sau đây không đúng với các nước châu Á?

A:

Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.

B:

Trình độ phát triển giữa các nước và vũng lãnh thổ không đều.

C:

Số lượng các quốc gia đang phát triển chiếm tỉ lệ rất ít.

D:

Hình thành nhóm các nước công nghiệp mới (NICs).

3

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ được viết tắt là

A:

ASEM.

B:

ASEAN.

C:

UNICEF.

D:

OPEC.

4

Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là

A:

đồng.

B:

than đá.

C:

sắt.

D:

dầu mỏ.

5

Đặc điểm kinh tế các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan là

A:

công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

B:

tốc độ công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại.

C:

nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

D:

mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh.

6

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của sông Hoàng Hà?

A:

Chế độ nước sông thất thường.

B:

Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa.

C:

Sông có lũ lớn vào mùa hạ, cạn vào đông xuân.

D:

Bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng và đổ ra biển Hoàng Hải.

7

Ảnh hưởng của dãy Hi-ma-lay-a ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực Nam Á là

A:

tạo ra một mùa đông lạnh, ẩm, mưa nhiều và mùa hạ ít mưa ở sườn phía bắc.

B:

tạo ra một mùa đông bớt lạnh giá và mùa hạ có gió phơn ở sườn phía nam.

C:

tạo ra một mùa đông lạnh, khô và mùa hạ có mưa nhiều ở sườn phía nam.

D:

tạo ra một mùa đông bớt lạnh và mùa hạ có mưa nhiều ở sườn phía nam.

8

Đại dương nằm giữa châu Á và châu Mĩ là

A:

Thái Bình Dương.

B:

Đại Tây Dương.

C:

Bắc Băng Dương.

D:

Ấn Độ Dương.

9

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là

A:

ít khoáng sản.

B:

địa hình núi hiểm trở.

C:

động đất và núi lửa.

D:

khí hậu khô hạn.

10

Rừng lá kim (tai-ga) phân bố chủ yếu ở quốc gia nào sau đây?

A:

Liên Bang Nga.

B:

Đông Nam Á.

C:

Trung Quốc.

D:

Ấn Độ.

11

Chủng tộc nào sau dây không thuộc các chủng tộc chính ở châu Á?

A:

Ơ-rô-pê-ô-it.

B:

Môn-gô-lô-it.

C:

Nê-grô-it.

D:

Ô-xtra-lô-it

12

Tây Nam Á tiếp giáp với biển nào sau đây?

A:

Biển Ban-tích.

B:

Biển Ca-ri-bê.

C:

Biển Đỏ.

D:

Biển Đông.

13

Nhật Bản tập trung phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao do

A:

không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

B:

có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.

C:

tiết kiệm nguồn nguyên liệu, mang lại lợi nhuận lớn.

D:

có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

14

Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên châu Á?

A:

Khí hậu ôn hòa, ít thiên tai.

B:

Tài nguyên khoáng sản phong phú.

C:

Các nguồn năng lượng dồi dào.

D:

Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

15

Đặc điểm chung của khí hậu gió mùa là

A:

vào mùa đông, gió từ đại dương thổi vào, nóng ẩm và mưa nhiều.

B:

lượng mưa lớn nhưng lượng bốc hơi lớn nên độ ẩm luôn thấp.

C:

vào mùa hạ, gió thổi từ lục địa ra, lạnh và khô.

D:

mỗi năm có hai mùa gió trái ngược nhau về hướng, độ ẩm, nhiệt độ.

16

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Ấn – Hằng?

A:

Nhỏ, hẹp, bị cắt xẻ mạnh.

B:

Do phù sa sông Ấn, sông Hằng bồi đắp.

C:

Rộng lớn và bằng phẳng.

D:

Kéo dài hơn 3000km.

17

Thành phố châu Á có số dân đông nhất là

A:

Niu Đê-li.

B:

Bắc Kinh.

C:

Xơ-un.

D:

Tô-ki-ô.

18

Đồng bằng rộng lớn nhất ở châu Á là

A:

đồng bằng Hoa Bắc.

B:

đồng bằng Lưỡng Hà.

C:

đồng bằng Ấn – Hằng.

D:

đồng bằng Tây Xi-bia.

19

Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khô hạn quan năm?

A:

Có đường chí tuyến đi qua lãnh thổ.

B:

Địa hình núi ở rìa lục địa chắn gió.

C:

Có Tín phong thổi đều quanh năm.

D:

Vị trí địa lí không giáp biển.

20

Núi Phú Sĩ là hình ảnh đặc trưng của quốc gia

A:

Hàn Quốc

B:

Trung Quốc.

C:

Nhật Bản.

D:

Sin-ga-po-re.

21

Ở châu Á, tôn giáo ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên là

A:

Phật giáo.

B:

Hồi giáo.

C:

Kitô giáo.

D:

Ấn Độ giáo.

22

Khu vực có mật độ dân số cao nhất ở châu Á là

A:

Bắc Á.

B:

Đông Nam Á.

C:

Nam Á.

D:

Đông Á.

23

Cảnh quan tiêu biểu của Nam Á là

A:

hoang mạc và núi cao.

B:

rừng nhiệt đới ẩm.

C:

xavan.

D:

rừng lá kim.

24

Khu vực Trung Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do

A:

sự thống trị của khối khí áp cao cận chí tuyến.

B:

có dòng biển lạnh chạy dọc ven bờ.

C:

ảnh hưởng của Tín phong khô nóng.

D:

nằm sâu trong nội địa và bức chắn địa hình.

0
1. khí hậu vn nóng ẩm mưa nhìu,nhiệt độ trung bình thấp hơn các nước cùng vĩ độ là do: A. gần biển b hướng địa hình c gió mùa d nằm ở vĩ độ cao 2.Vào mùa gió đông bắc thời tiết ở nam bộ và tây nguyên có đặc điểm: a nóng khô b ổn định suốt mùa c thay đổi thất thường d lạnh và khô 3. vào mùa gió tây nam, nhiệt độ và...
Đọc tiếp

1. khí hậu vn nóng ẩm mưa nhìu,nhiệt độ trung bình thấp hơn các nước cùng vĩ độ là do:

A. gần biển b hướng địa hình c gió mùa d nằm ở vĩ độ cao

2.Vào mùa gió đông bắc thời tiết ở nam bộ và tây nguyên có đặc điểm:

a nóng khô b ổn định suốt mùa c thay đổi thất thường d lạnh và khô

3. vào mùa gió tây nam, nhiệt độ và lượng mưa trên cả nước là:

a 25 độ C,chiếm 60% lượng mưa cả năm

b 25 độ C, chiếm 70% lượng mưa cả năm

c trên 20 độ C,chiếm 80% lượng mưa cả năm

d trên 25 độ C ,chiếm 80% lượng mưa cả năm

4. các nhân tố nào làm biến đổi dòng chảy tự nhiên, làm cho màu lũ không trùng nhau với mùa mưa:

a độ che phủ rừng và hệ số thấm của đất

b hình dạng mạng lưới sông,hồ chứa nước,hệ số thấm của đất và độ che phủ rừng

c hình dạng mạng lưới sông, hồ chứa nước và hệ số thấm của đất

d hình dạng mạng lưới sông, hồ chứa nước và độ che phủ rừng

5.rừng thưa rụng lá phát triển ở vùng nào của nước ta

a việt bắc

b tây nguyên

c hoàng liên sơn

d trường sơn

0