Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và nét hiện đại. Màu săc cổ điển trong thơ Người được thể hiện qua nhiều phương diện. Trước hết đó là thể thơ cổ điển, nhất là thể thơ tứ tuyệt. Vọng nguyệt là 1 tác phẩm tiêu biểu của Bác và cũng được viết theo thể thơ này. Đề tài của thơ Bác cũng mang đậm tính cổ điển, chủ yếu là thiên nhiên, đặc biệt là trăng. Phải chăng tâm hồn Á Đông phù hợp với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, kín đáo của ánh trăng mà thơ Bác cũng đầy trăng? "Nguyên tiêu", "Vọng nguyệt", "Cảnh khuya",.. là những bài thơ iêu biểu. Bút pháp miêu tả quan sát từ cao đến xa với cái nhìn bao quát, toàn cảnh hay bút pháp chấm phá. 'Đi đường" là tác phẩm được miêu tả quan sát trong cái nhìn từ cao đến xa. Cổ điển còn thể hiện qua hình ảnh của nhân vật trữ tình, luôn mang phong thái của nhà hiền triết phương Đông, thưởng ngoạn thiên nhiên. Trong tâm hồn cổ điển ấy luôn chan chứa 1 tinh thần hiện đại. Nhân vật trữ tình luôn mang trong mình cốt cách của 1 chiến sĩ Cách mạng vĩ đại với thái độ ung dung, tự tại. Cảnh vật trong thơ Bác không tĩnh mà luôn vận động, một sự vận động khỏe khoắn hướng tới ánh sáng và tương lai. Bài thơ 'tức cảnh Pác Bó" đã làm nổi bật tư thế của 1 nhà Cách mạng với phong thái ung dung, tự tại, gắn bó với cuộc sống thiên nhiên.
-câu nghi vấn: Phải chăng tâm hồn Á Đông phù hợp với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, kín đáo của ánh trăng mà thơ Bác cũng đầy trăng?
Thơ Bác là sự kết hợp hài hoài giữa chất cổ điển và nét hiện đại. Tại sao lại nói vậy? Đó chính là do chất cổ điển và nét hiện đại toát lên từ những tác phẩm đậm chất thơ của Bác. Từ những tác phẩm được Bác viết nên từ chiến tranh như tác phẩm "Không đề,"Chiều tối",... Chủ yếu là các tác phẩm viết về thiên nhiên, chiến tranh, hòa bình tác phẩm nào cũng đều mang nét giản dị, tự tin. Đó đều là phong cách cổ điển của Bác. Bên cạnh đó là những tác phẩm thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai chất thép đối với con người cộng sản, ngôn ngữ diễn đạt như " Tức cảnh Pác Bó", " Ngắm trăng", " Đi đường",... Cho thấy ngoài phong cách cổ điển, Bác còn mang những nét hiện đại vào thơ ca của mình.
Câu nghi vấn: Tại sao lại nói vậy?
Chúc bạn học tốt!
ủa mà bạn ơi, trình bày = đoạn văn hay trl câu hỏi bạn?
https://olm.vn/cau-hoi/giao-su-nguyen-dang-manh-nhan-xet-thu-bac-co-su-ket-hop-hai-hoa-giua-tinh-co-dien-va-tinh-hien-dai-em-hay-chi-vai-net-ve-tinh-te-va-tinh-hien-dai.7552198648104
Cho thấy tinh thần lạc quan phong thái ung dung của Bác trong cuộc cách mạng ở Pác's Bó đầy gian khổ trong người làm cách mạng cuộc sống thiên nhiên là 1 hòa hợp lớn.Ý kiến trên là TRUE
+ Phát hiện được chất cổ điển: Toát lên từ thể thơ, đề tài, tư thế, bút pháp nghệ thuật, phong thái thi nhân…tất cả đều mang đậm phong cách cổ điển
+ Chỉ ra nét hiện đại: Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai; chất “thép” trong tâm hồn người chiến sĩ Cộng sản, ngôn ngữ diễn đạt, sự vận động của cảnh…
+ Dùng câu nghi vấn hợp lí: ; văn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc, liên kết chặt chẽ, triển khai hợp lí:
Học sinh dùng các bài thơ đã học để chứng minh: “Ngắm trăng”, “Đi đường”, “Tức cảnh Pác Bó”…Có thể dùng các bài thơ khác.
Thơ Bác là sự kết hợp hài hoài giữa chất cổ điển và nét hiện đại. Tại sao lại nói vậy? Đó chính là do chất cổ điển và nét hiện đại toát lên từ những tác phẩm đậm chất thơ của Bác. Từ những tác phẩm được Bác viết nên từ chiến tranh như tác phẩm "Không đề,"Chiều tối",... Chủ yếu là các tác phẩm viết về thiên nhiên, chiến tranh, hòa bình tác phẩm nào cũng đều mang nét giản dị, tự tin. Đó đều là phong cách cổ điển của Bác. Bên cạnh đó là những tác phẩm thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai chất thép đối với con người cộng sản, ngôn ngữ diễn đạt như " Tức cảnh Pác Bó", " Ngắm trăng", " Đi đường",... Cho thấy ngoài phong cách cổ điển, Bác còn mang những nét hiện đại vào thơ ca của mình.