K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2023

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.

 

Hoán dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có mối quan hệ gắn bó, gần gũi để tăng sức gợi tả, gợi hình, trong diễn đạt.

Có 4 phép hoán dụ chính trong Tiếng Việt đó là:

  1. Lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể
  2. Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
  3. Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
  4. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
23 tháng 4 2018

 - giống nhau: 
+ cả hai đều dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. 
+ cả hai đều có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
- khác nhau 
+ mối quan hệ của các sự vật trong ẩn dụ là mối quan hệ tương đồng. 
+ mối quan hệ của các sự vật trong hoán dụ là mối quan hệ gần gũi.

Chúc bạn học tốt.

23 tháng 4 2018

Giữa ẩn dụ và hoán dụ :
- Giống nhau : Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
- Khác nhau : 
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

10 tháng 9 2016

 Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.  
*ồn như vỡ chợ: so sánh 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

3 tháng 4 2017

Arigatou!!!hihi

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm .

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 1 :

So sánh ngang bằng : Mặt trăng tròn như chiếc mâm .

So sánh ko ngang bằng : Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ .

Câu 2 : 

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

Câu 3 :

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác do có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

22 tháng 4 2018

- Khác nhau : 
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

22 tháng 4 2018

Giữa ẩn dụ và hoán dụ :
- Giống nhau : Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
- Khác nhau : 
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Thật tuyệt vời, lần đầu tiên tôi được ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển như thế này! Ông mặt trời như một quả cầu lửa dần dần nhô từ phía xa chân trời lại, khổng lồ ghê đó. Lúc này, trông mặt trời thật đáng yêu và đầy sự thân thiện, chẳng giống như những trưa hè gay gắt hay ngày đông lạnh lẽo cả. Một cảm xúc khó tả, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được ngắm một cảnh đẹp như thế này, mà có nghĩ thì cũng không ngờ nó tuyệt vời vậy. Phía xa xa, từng đoàn thuyên đánh cá đang hối hả ra khơi, tràn trề một sức sống mãnh liệt đến lạ kì. Không khí sao bỗng trong lành và thoải mái quá, một ngày mới đã bắt đầu. Đó đây, tiếng sóng biển vỗ hoà quyện trong tiếng gió trời mênh mông tạo nên một âm thanh vừa đỗi thân quen, lại vừa có chút gì đó xa lạ. Cảm ơn cuộc sống đã cho tôi những phút giây như thế này!

So sánh và nhân hoá: Ông mặt trời như một quả cầu lửa dần dần nhô từ phía xa chân trời lại, khổng lồ ghê đó.

 
2 tháng 4 2019

Trời còn tờ mờ tối vậy mà anh gà trống oai phong đã cất tiếng gáy, báo hiệu mọi người thức dậy. Phía đằng đông, những tia nắng đầu tiên của ông mặt trời đang dần nhô lên. Bầu trời phía đông ửng hồng lạ kì ! Ông mặt trời như lòng đỏ một quả trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xám. Những chị mây lúc bấy giờ như những chiếc thuyền bông trôi dạt trên trời.

_Hok tốt_

1 tháng 9 2021

- Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.

- Hoán dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có mối quan hệ gắn bó, gần gũi để tăng sức gợi tả, gợi hình, trong diễn đạt.

Hai phép tu từ này có cơ sở liên tưởng không giống nhau:

- Phép ẩn dụ dựa trên cơ sở của sự tương đồng, dù hai sự vật, hiện tượng không có liên quan gì với nhau nhưng giữa hai sự vật, hiện tượng đó có điểm giống nhau, vì vậy mà người ta đã có sự chuyển đổi giữa những sự vật, hiện tượng đó.

- Phép hoán dụ dựa trên cơ sở của sự liên tưởng gắn bó, gần gũi giữa các sự vật hiện tượng có liên quan trực tiếp đến nhau, gần kề nhau.

Trên đây là bài viết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ của Vieclam123.vn, hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn học sinh nắm được chi tiết khái niệm, các hình thức, biết cách phân biệt hai biện pháp này và có thể sử dụng thành thạo hai phương pháp tu từ này.

1 tháng 9 2021

ẩn dụ: gọi vật này bằng tên vật kia mà giữa 2 vật có nét tương đồng

hoán dụ: gọi sự vật này bằng sự vật kia mà giữa 2 sự vật có mối quan hệ gần gũi

@Cỏ

#Forever

Bài làm:

Ẩn dụ và Hoán dụ:

Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Khác nhau:

  • Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
  • Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

Hoán dụ:  "Áo chàm đưa buổi phân ly"

=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

Ẩn dụ:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

(Viễn Phương)

=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

Giữa ẩn dụ và hoán dụ :
- Giống nhau : Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
- Khác nhau : 
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

24 tháng 8 2020

- Nhân hóa : Sáng sớm, ông mặt trời gieo nắng xuống khắp các nẻo đường .

-So sánh : Tấm lòng của mẹ dành cho con còn hơn cả ngàn vì sao đang soi sáng ngoài kia .

- Ẩn dụ : Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài) .

-Hoán dụ :     Bàn tay ta làm nên tất cả

           Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .

24 tháng 8 2020

Nhân hóa : Muôn ngàn cây mía múa gươm.

So sánh : Những ngôi sao thức ngoài kia

           Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Ẩn dụ : Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

Hoán dụ : Áo nâu liền với áo xanh

        Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.