Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
DỄ QUÁ :
Ở HIỀN GẶP LÀNH
GIEO GIÓ GẶT BÃO
GIEO NHÂN NÀO GẶP QUẢ ĐẤY
SỐNG CÓ ĐỨC MẶC SỨC MÀ ĂN
ĂN CÂY NÀO RÀO CÂY NẤY
HÔM NAY MIK MỚI HỌC ! ( HÃY KẾT BẠN VỚI MIK NHÉ )
Câu 5 :
Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :
" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.
Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?
Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...
Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.
Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.
Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.
bệnh nhà giàu,bắt cá hai tay,há miệng chờ sung,Công Tử bạc liêu
- Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp.
- Ai ăn mặn, nấy khát nước.
- Càng cao danh vọng, càng dày gian nan.
- Có tài có tật.
- Cờ bạc là bác thằng bần, cửa nhà bán hết tra chân vào cùm.
- Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại,
-Tôi dậy từ canh tư. Chủ ngữ là tôi trả lời cho câu hỏi ai
-Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Chủ ngữ là mặt trời trả lời cho câu hỏi cái gì
-Châu Hòa Mãn là anh hùng lao động ngành ngư nghiệp.Chủ ngữ là Châu Hòa Mãn trả lời cho câu hỏi ai
1.Bàn : đồ vật làm bằng gỗ hoặc nhựa dùng đặt đồ vật lên đó
2.Bàn: hoạt động của con người khi cùng nhau nói về 1 việc làm nào đó
3.Bàn:là điểm mạnh của một người trong một hoạt động
4.Ăn: hoạt động của con người khi cho thức ăn vào miệng
5.Ăn:không nổi làm một việc
6.Ăn :nhận từ người khác một hành động nào đó và không phải là thức ăn
1. Mẹ mới mua cho em 1 cái bàn rất đẹp.
=> Từ "bàn" là danh từ cái bàn, một đồ vật thường làm bằng nhựa, gỗ: VD bàn học, bàn ăn,...
2. Chúng em bàn nhau đi du lịch.
=> Từ "bàn" là động từ, bàn trong từ "bàn bạc", có ý nghĩa là trao đổi ý kiến về việc gì hoặc vấn đề gì.
3. Hoa là cây làm bàn của đội bóng.
=> Từ "bàn" là danh từ, bàn trong từ "bàn thắng", thuật ngữ được dùng trong các trận đấu bóng,...
4. Hôm nay, đi học về mệt, nó chỉ ăn mỗi bát cháo.
=> Từ "ăn" là động từ, chỉ hoạt động cho thức nuôi sống vào cơ thể.
5. Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh mảnh chai ngoài bờ.
=> Từ "ăn" là khẩu ngữ, ý nói đạt được kết quả hay tác dụng nào đó
6. Đi chơi không xin phép về dễ bị ăn đòn lắm đấy.
=> Từ "ăn" là khẩu ngữ, có ý nghĩa là phải nhận lấy, chịu lấy (cái không hay; hàm ý mỉa mai)
Câu hỏi về cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng
Câu 1: Cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng đều có nét chung và nét riêng :
- Điểm chung : Cả hai truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức, nhắc nhở người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng xung quanh.
- Điểm riêng :
+ Truyện" Ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở mọi người không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Truyện " Thầy bói xem voi" chủ yếu đề cập đến phương pháp nhận thức. Muốn hiểu đúng về sự vật, hiện tượng phải xem xét toàn diện mọi mặt cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó, cần phải nhìn sự vật trong tính chỉnh thể.
=> Như vậy, hai câu chuyện ngụ ngôn này bổ sung cho nhau những bài học sâu sắc về nhận thức.
1. Ở hiền gặp lành
2. Gieo gió gặt bão
3. Gieo nhân nào gặp quả nấy
4. Sống có đức mặt sức mà ăn
5. Qua cầu rút ván
6 Ăn cây nào rào quả nấy
Có vẻ đúng nhưng viết sai lỗi chính tả