K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2016

2) 

 

Thảo luận 1

 

Diễn biến tâm trạng bé Hồng được miêu tả theo trình tự thời gian, trong mối quan hệ với lời nói, cử chỉ của bà cô và lúc gặp mẹ.

a. Diễn biến tâm trạng bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô:

- Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...

Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi”

Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.

b. Diễn biến tâm trạng bé Hồng khi bất ngờ gặp me,̣ được nằm trong lòng mẹ.

Tiếng gọi thảng thốt, vãy tay cuống quýt, chạy theo xe và các từ “vội vã” “bối rối” “lập cập” thể hiện nỗi khát khao tình mẹ.

Hình ảnh so sánh - giả định: “cái ảo ảnh trong suốt của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” bộc lộ tâm trạng tuyệt vọng đến cùng cực như người đang mất dần mất đi sự sốnǵ. Với bé Hồng, mẹ là niềm khát khao, hy vọng, là nguồn sống, hạnh phúc.́

-Được mẹ dìu lên xe, Hồng oà lên khóc “rồi cứ thế nức nở”. Khác lần trước, đây là giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. Dường như Hồng đã quên hết tủi hận, ưu phiền để cảm nhận hết hạnh phúc sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ. Trước mắt Hồng chỉ còn một không gian đầy ánh sáng, màu sắc, hương thơm… một thế giới đang hồi sinh, ấm áp tình mẫu tử.

-Nhịp văn ngắn, nhanh, gấp và cả những bình luận trữ tình (“Phải bé lại và lăn xả vào lòng một người mẹ.. vô cùng”) bên cạnh những đoạn diễn tả cảm giác. Các biện pháp nghệ thuật nêu trên thể hiện : niềm hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh của bé khi sống trong lòng me.

=> Hồng là một chú be mồ côi cha, rất́ nhạy cảm, giàu tình yêu thương mẹ… tuy chịu nhiều đau khổ và bất hạnh của cuộc đời.

5 tháng 9 2019

Bài 4 :

Nguyên Hồng là một cậu bé đáng thương trong xã hội phong kiến. cậu sống trong sự ghẻ lạnh của họ nội và độc nhất là người cô người cô luôn muốn xóa đi tình cảm trong sáng về người mẹ của nguyên hồng nhưng không nguyên hồng vẫn luôn tin vào mẹ của mình và tình yêu mẹ lại càng mãnh liệt hơn nữa.nó đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiet mà người cô dặt ra.tình yêu đói với mẹ đã làm nguyên hồng vượt qua tất cả sưởi ấm tâm hồn và trái tim nguyên hồng

Bài 5 :

Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả nguyên hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình yêu thương mẹ của cậu bé hồng. sinh ra trong một gia đình mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống vốn đã thiếu thốn tình cảm của người cha lại thêm vắng bóng mẹ, hồng phải sống nhờ vào bà cô giàu có nhưng cay nghiệt.mặc dù bà cô bên cạnh luôn ngày ngày tìm cách chia rẽ mẹ và hồng cậu ko mảy may đến những lời nói đó mà còn thấy nhớ mẹ, thương mẹ vô cùng. và càng ngày nỗi niềm khát khao được sống trong tình yêu của mẹ, sự chăm sóc dịu dàng và nâng niu của mẹ. và rồi, chính sự khát khao của hồng đã giúp cậu gặp lại mẹ vào 1 buổi chiều tan học.bằng những trực giác hết sức tinh tế và nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nồng nàn đã ăn sâu vào tiềm thức, cậu dã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ của mình.cậu đã khóc, tiếng khóc ấy chứa đựng niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp mẹ và cả nỗi tủi thân bởi quá lâu không được gặp mẹ. trong giây phút ấy, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và ko mảy may suy nghĩ gì. và cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quí, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.

5 tháng 9 2019
Câu 4 tham khảo: Bé Hồng là cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có tâm hồn trong sáng và dạt dào tình yêu thương .Bố cậu ăn chơi , mẹ cậu bỏ đi " tha hường cầu thực " trong sợ ghẻ lạnh của họ hàng bên nội .Còn cậu , phải sống với bà cô cay nghiệt , luôn luôn reo rắc vào đầu đứa cháu non nớt những rác tâm tanh bẩn , những hình ảnh xấu về người mẹ của cậu . Nhưng cậu đã ruồng bỏ những lời thâm độc của bà cô. Cậu đặt một niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình . Cậu căm hờn những cổ tục đã đày đọa mẹ cậu , khiến cho hai mẹ con cậu phải xa cách nhau . Hơn ai hết , cậu chỉ muốn được mẹ nuông chiều , vỗ về ,... như bao đứa trẻ khác . và đây , vào ngày giỗ đầu thầy cậu , mẹ cậu đã trở về, khiến cho cậu quên hết những lời nói của bà cô . Những lờ nói đó đã bị lẵng quên như làn mây lướt trên bầu trời . Qua đây , ta thấy chú bé Hồng là một cậu bé có lòng hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa là cậu có một tình yêu thường cháy bỏng dành cho người mẹ , đó là tình cảm mẫu tử thiêng liêng và cao quý
Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Tôi quên thế nào đc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Tôi quên thế nào đc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).

Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).

Câu 3: Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên nhiên "Tôi đi học-Thanh Tịnh"?

Câu 4: So sánh bố cục, mạch truyện, cách kể chuyện của văn bản"Trong lòng mẹ"(trích Những ngày thơ âu- Nguyên Hồng) và văn bản "Tôi đi học"(Thanh Tịnh).

Câu 5: Chỉ ra chất trữ tình trong đoạn trích Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng

 

0
8 tháng 9 2019

Câu 1

Cậu bé Hồng là nhân vật chính,nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng.Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực.Cha cậu mất sớm do nghiện ngập,mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực.Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh cảm họ hàng bên nhà nội.Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh,nhạy cảm.Khi nghe những lời nói tâm độc và những rắc tâm tanh bẩn của bà cô.Cậu bé đã tinh ý nhận ra những tâm địa đồ ác của bà cô.Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ.Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm,vẹn nguyên.Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền.Khi đi học về,cậu vô tình gặp được mẹ.Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ.Có thể nói,cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều data hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc,để lại ấn tượng trong lòng người đọc

8 tháng 9 2019

Tham khảo:

Câu 3:

I. Mở bài

- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát liên quan đến mẹ.

- Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn thành người. Mẹ tôi tên là...?

II. Thân bài

a. Miêu tả mẹ

- Vóc dáng, ngoại hình:

+ Lớn tuổi: theo thời gian, tuổi mẹ ngày càng cao.

+ Tóc đã điểm vài sợi bạc: tóc mẹ đã có lấm tấm vài sợi bạc vì phải chăm lo cho gia đình của mình.

+ Đôi mắt: vẫn còn tinh anh, nhìn rõ.

+ Nụ cười: ấm áp, hồn hậu

+ Đôi bàn tay: gầy gầy, xương xương vì phải buôn gánh bán bưng ngoài trời mưa gió với biết bao khổ cực.

+ Vóc người: cân đối.

+ Trang phục: thường hay mặc những trang phục giản dị, phù hợp với hoàn cảnh.

- Tính cách:

+ Đối với mọi người xung quanh: luôn quan tâm, giúp đỡ.

+ Đối với gia đình: luôn yêu thương, quan tâm, chăm lo chu đáo.

+ Đối với bản thân: nghiêm khắc và có trách nhiệm trong mọi việc.

b. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ

- Trời mưa to, gió lớn; mẹ nhắc tôi không nên đi chơi.

- Tôi cãi lời mẹ, nghe theo lời rủ rê của bạn bè để đi chơi đá banh với chúng bạn trong mưa to.

- Thế nhưng, sau cuộc chơi đó tôi bị bệnh sốt nặng.

- Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh với sự trìu mến.

- Không những không có lấy một lời la mắng, mẹ còn chạy đôn chạy đáo mua thuốc cho tôi trong đêm mưa to gió lớn với biết bao lo lắng cho tôi.

- Tôi cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân.

- Tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa.

- Kỉ niệm ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ và gây trong tôi một nỗi niềm sâu sắc về mẹ cùa mình.

c. Cảm nhận về mẹ

- Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và tôn thờ.

- Không gì có thể thay thế cho mẹ.

III. Kết bài

- Cuộc sống của tôi sẽ buồn chán và vô vị biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ.

- Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ minh nữa.

22 tháng 10 2017

Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.

Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.

Tâm trạng bé Hồng

Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.

Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

22 tháng 2 2017

Trong bài thơ " Quê hg" của nhà thơ Tế Hanh, 4 câu thơ cuối đã bộc lộ được tình cảm chân thành của mình đối vs làng chài yêu dấu- nơi mà ông đã chôn rau cắt rốn. Thật vậy,mỗi lần nhớ vể quê hương, cảnh đẹp biển cả như hiển hiện rõ rảng trong tâm trí nhà thơ: "Nay xa cách...nồng mặn quá".Chắc hẳn, nếu ko có khổ thơ này ng đọc sẽ ko biết bài thơ kể về hồi tưởng của tác giả.Bằng những câu nói trực tiếp,ông đã bộc bạch nỗi nhớ quê hg khôn nguôi của mình. Nhớ về cảnh đẹp,về chiến lợi phẩm sau những buổi ra khơi đánh cá và về vật dụng trước kia đã gắn liền vs bản thân mình, đó là chiếc thuyền vôi. Không chỉ vậy, ông còn nhớ đc cả thứ mà ít ai có thể nghĩ tới, đó là mùi nồng mặn - mùi cá, mùi tôm, mùi muối. Và đó chính là mùi vị của quê hương ông. Phải chăng nỗi nhớ da diết ấy chính là sợi dây kết chặt nhà thơ vs quê hương suốt cả cuộc đời! Đoạn thơ cũng như bài thơ đã kết thúc bằng 1 câu văn cảm thán, thán từ "quá" cất lên mà ẩn chứa cả nỗi lòng của tác giả để ta thấy được tình yêu mà tác giả dành cho quê hg mới lớn làm sao. Tóm lại, bằng việc sử dụng các câu văn trực tiếp kết hợp vs thán từ chọn lọc, nhà thơ Tế Hanh đã viết nên khổ thơ 4 vs niềm nhớ thương sâu sắc từ tận đáy lòng, tạo 1 cái kết đẹp cho bài thơ.

23 tháng 2 2017

Đề 1 nha bạn: Bài làm

Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muôn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:

“Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”

Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia"

Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:

"Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Thi đề của bài thơ là “Vọng nguyệt” - “Ngắm trăng”. Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén rượu.. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt:

“Trong tù không rượu cũng không hoa”

Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”. Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Chẳng những vậy, chốn ngục tù tăm tối ấy “không rượu cũng không hoa”. Từ “diệc” trong nguyên văn chữ Hán (nghĩa là “cũng”) nhấn mạnh những thiếu thốn, khó khăn trong điều kiện “ngắm trăng”của Bác.

Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự:

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao”

Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bản dịch thơ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ”

Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.

“Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 - 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.

“Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam.


đề 1: cho đv: "tôi lấy vạt áo nâu thaams nc mắt . ... khuôn mai nhai trầu xinh xắn thơm tho lạ thuwonhf" _ gnuyeen hồng văn bản Trong lòng mẹ câu 1: ptbt trong đoạn trích trên là gì? câu 2: bằng hiểu pt của mik về đonạ trích trên, hãy viết đv khoảng 10-12 câu CẢM NHẬN ĐK NIỀM VUI SƯỚNG CỦA BÉ HỒNG KHI TRONG LÒNG MẸ đề 2: câu 1; những ngày thơ ấu của nguyên hồng đk viết theo thể loại nào? HÃY...
Đọc tiếp

đề 1: cho đv: "tôi lấy vạt áo nâu thaams nc mắt . ... khuôn mai nhai trầu xinh xắn thơm tho lạ thuwonhf" _ gnuyeen hồng văn bản Trong lòng mẹ

câu 1: ptbt trong đoạn trích trên là gì?

câu 2: bằng hiểu pt của mik về đonạ trích trên, hãy viết đv khoảng 10-12 câu CẢM NHẬN ĐK NIỀM VUI SƯỚNG CỦA BÉ HỒNG KHI TRONG LÒNG MẸ

đề 2: câu 1; những ngày thơ ấu của nguyên hồng đk viết theo thể loại nào? HÃY NẾU ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI ĐÓ?

câu 2: mục đích tg viết " tôi cười dài trong tiếng khóc" là gì?

câu 3"em hiểu gì về từ " rất kịch" trong câu văn " nhưng tôi nhận ra ý nghĩ cay độc trong lời ns và nét mặt rất kịch khi cười của cô tôi kia" QUA ĐÓ E HIỂU GÌ VỀ BÀ CÔ CỦA BÉ HỒNG

câu 4: HÃY TÌM TRONG ĐOẠN TRÍCH CỦA BÀI TRONG LÒNG MẸ NHỮNG HÌNH ẢNH SO SÁNH ĐỘC ĐÁO MS MẺ VÀ PHAN TÍCH HÌNH ẢNH ĐÓ

câu 5: viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ VỀ NHÂN VẬT BÉ HỒNG trong đoạn trích "trong lòng mẹ" từ 10-12 câu

#thankyoueverybody

4
14 tháng 8 2017

5. Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất cả những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình-tình mẫu tử thiêng liêng.....

14 tháng 8 2017
Đề 1: Câu 2 Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lancảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm,để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tửlà nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh. Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn-cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phảiđi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười”–khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười– mà trong nham hiểm giết người không dao”.Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện. đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu: "Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...” Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta
chợt ghê sợ trước loại người như bà cô –họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xalìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm... Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đãkhông đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ -cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy. Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì nhữngngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng.
Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?

Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?

Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam?Nêu một vài phẩm chất của nhân vật phụ nữ ấy?

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

Câu 5: Đọc văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), ta thấy chú bé Hồng đã hai lần bật khóc. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Hồng trong hai tình  huống ấy?

Câu 6:  Nêu những điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ (trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc củaNam Cao?

Câu 7: Ở phần cuối truyện  Lão Hạc của Nam Cao, khi  đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?

1
1 tháng 7 2019

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.