Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại.
Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web..., song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)... một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam. Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc đĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng" và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA>.<
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đưa ra những chứng cứ đầy đủ và có sức thuyết phục, thể hiện sự hiểu biết nhiều mặt, cách lập luận chặt chẽ theo trình tự lập luận như sau:
- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, đẹp trước hết ở mặt ngữ âm. - Nêu ý kiến của người nước ngoài, một giáo sĩ thạo tiếng Việt, để khẳng định lí lẽ.
- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
Bạn Monica Khanh Huyen ơi, đây là chứng minh bài là 1 bài nghị luận mẫu mực mà!
Luận điểm tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Luận cứ
- tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ(dan chung là phần còn lại)
- tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thực tại( dẫn chứng là phần còn lại)
Lập luận
- nêu luận điểm
- Nêu luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng trong thực tại và quá khứ
-Nêu bổn phận(nhiệm vụ ) của chúng ta
Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
Luận điểm là đức tính giản dị của Bác Hồ
lập luận:lí lẽ các luận điểm nhỏ về đức tính giản dị của Bác Hồ trong các phương diện khác nhau
Dẫn chứng là các phần còn lại
lập luận
- nêu luận điểm nhan đề của bài
- Nêu lý lẽ và dẫn chứng (luận cứ)
Kết luận chứng tỏ luận điểm là đúng đắn
- Luận điểm: Nhận định chung về Tiếng Việt (Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay...).
+ Luận điểm chính: Câu 1 (Tiếng Việt có những đặc sắc...)
+ Luận điểm phụ: (Câu 2 và 3)
Luận cứ:
- Chứng minh cái đẹp của Tiếng Việt:
+ Giàu chất nhạc.
+ Có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
- Chứng minh cái hay của Tiếng Việt:
+ Thỏa mãn được nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa con người với con người.
+ Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt.
Luận điểmDân ta có một lòng nồng nàn yêu nướcLuận cứ- Dân ta có một --> Truyền thống quý báu --> cứ mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng... lũ cướp nước- Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại --> Bà Trưng, Bà Triệu,...--> chúng ta phải ghi nhớ- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng--> từ...đến...-->đều giống nhau nơi lòng yêu nước- Bổn phận của chúng ta--> giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước...kháng chiến
tham khảo
Luận điểm: Nhận định chung về Tiếng Việt (Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay...).
+ Luận điểm chính: Câu 1 (Tiếng Việt có những đặc sắc...)
+ Luận điểm phụ: (Câu 2 và 3)
-Giới thiệu đến vẻ đẹp của Tiếng Việt.
-Giới thiệu khái quát cái hay của Tiếng Việt.
tham khảo
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả trình bày những ý kiến theo 2 phương thức: trực tiếp, gián tiếp.
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp ở mặt ngữ âm
+ Ý kiến của một người nước ngoài: ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói, nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài
+ Hệ thống nguyên âm và phụ âm giàu thanh điệu, phong phú
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
- Luận điểm chính: “ Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch"
- Những luận cứ từ “Con người của Bác” tới “Nhất, Định, Thắng, Lợi” giàu sức thuyết phục:
* Luận điểm chính của bài là "Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch"
* Hệ thống luận cứ của bài:
- Luận cứ 1: Đức tính giản dị thể hiện qua bữa ăn hàng ngày
- Luận cứ 2: Đức tính giản dị thể hiện qua nhà ở của Bác
- Luận cứ 3: Đức tính giản dị thể hiện qua việc làm của Bác
- Luận cứ 4: Đức tính giản dị thể hiện qua lời nói, bài viết của Bác
Bài văn này trích từ phần đầu của một bài nghiên cứu dài về nhan đề Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc (Đặng Thai Mai), nội dung nói về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Tuy chỉ là một đoạn trích nhưng bố cục của bài văn rất rõ ràng, hợp lí.
Ở đoạn mở đầu, tác giả nêu lên luận điểm bao trùm, sau đó giải thích ngắn gọn. Phần chính tập trung chứng minh hai đặc điểm của tiếng việt là đẹp và hay trên các mặt như ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
Từ trước đến nay đã có nhiều ý kiến, nhiều bài viết về sự giàu đẹo của tiếng việt và nhiệm vụ giữu gìn sự trong sáng, giàu đẹp ấy. Có bài nêu những ấn tượng chung, có bài lại đi vào những biểu hiện cụ thể (về từ ngữ hay một thể loại vă học... ). Ở bài viết này, Đặng Thai Mai đưa ra một cái nhìn bao quát chứ không đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh cụ thể, tỉ mỉ của tiếng Việt.
Bài văn chia làm hai đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến... qua các thời kì lịch sử: Nêu nhận định tiếng việt là một thứ tiếng đẹp và hay; giải thích nhận định ấy.
Đoạn 2: Phần còn lại: Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú (cái hay) của tiếng việt về mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy là chứng cứ về sức sống mãnh liệt của tiếng việt.
Trong câu mở đầu, tác giả khẳng định giá trị to lớn và địa vị quan trọng của tiếng việt: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủvà vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. Từ đó, ông đưa ra luận điểm bao trùm : Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Để giải thích cho nhận định trên, tác giả viết:
Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có ý nghĩa là nói rằng : tiếng việt có đầy để khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
Về vẻ đẹp của tiếng việt được thể hiện qua hai yếu tố, nhịp điệu (hài hòa về âm hưởng và thanh điệu) và cú pháp (tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu).
Nhận xét này dựa trên cơ sở thực tế là khả năng biểu đạt và biểu cảm phong phú của tiếng việt : Đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau hết sức chặt chẽ về mặt nội dung. Câu thứ nhất là nhận xét khái quát về tính chất tiếng việt. Hai câu sau giải thích ngắn gọn và rành mạch cái đẹp, cái hay của tiếng việt. Cách lập luận đi từ khái quát đến cụ thể như vậy khiến người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
Ở đoạn hai, tác giả tập trung chứng minh cho nhận định đã nêu ở phần mở đầu. Để chứng minh bằng những chứng cứ có đủ sức thuyết phục, tác giả đã vận dụng sự hiểu biết về tiếng việt kết hợp với lí lẽ chặt chẽ và khoa học.
Trước hết, tác giả chứng minh tiếng việt là một thứ tiếng đẹp đầu tiên là ở mặt ngữ âm. Tiếng việt giàu chất nhạc và rất uyển chuyển trong câu kéo. Điều đó được xác nhận trên các chứng cứ lấy trong đời sống và trong khoa học : Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhận dân ta, đã có thể nhận xét rằng : tiếng việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao.
Các giáo sư nước ngoài am hiểu tiếng việt thì nhận xét :... tiếng việt như là một thứ tiếng "đẹp" và rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.
Tiếng Việt giàu chất nhạc vì nhiều nguyên nhận:
Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng ta lại giàu thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng.
Ta thử đọc câu ca dao:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đòng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như hạt chèn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Đây là lời của một chàng trai, một sáng sớm nào đó ra thăm đồng, thấy cánh mênh mông bát ngát và cô thôn nữ trẻ trung. Chàng trai đã ngợi ca vẻ đẹp của cánh đồng, vẻ đẹp của cô gái và coi đó là cách bày tỏ tình cảm tha thiết của mình.
Bài này có nhẵng dòng thơ khác thường, keo dài tới 112 tiếng để đặc tả cánh đồng. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bên ni đồng - đứng bên tê đồng,mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông) gợi cho người đọc cảm giác nhìn ở phía nào cũng thấy cánh đồng trải rộng đến tận chân trời, bao la, đẹp đẽ và đầy sức sống.
Cô gái được sa sánh với hình ảnh quen thuộc của quê hương : Thân em như chènlúa đòng đòng. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Giữa người và cảnh có sự tương đồng ở nét trẻ trung, phơi phới sức xuân.
Bài ca dao đã thể hiện được chất nhạc du dương cùng sự uyển chuyển trong câu tiếng Việt. Dẫn chứng này làm cho lập luận của tác giả về vẻ đẹp của tiếng Việt càng thêm chặt chẽ.
Thế nào là một thứ tiếng hay ? Tại sao tiếng Việt lại là một thứ tiếng hay? Tác giả giải thích: tiếng Việt hay vì nó thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người, thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp.
Các chứng cớ thực tế và khoa học sau đây là cơ sở để tác giả rút ra kết luận đó: tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diến đạt. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều... tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em. Chúng ta có thể chứng minh luận điểm trên bằng những tác phẩm văn chương đã học. Đoạn thơ sau trong Chinh phụ ngâm khúc là một ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chẳng ý thiếp ai sầu hơn ai ? Các sắc thái xanh được miêu tả một cách tài tình trong câu thơ. Giữa hai đầu xa cách giờ đây là một màu xanh bất tận. Ở khổ thơ trên, tác giả đã mượn những địa danh quen thuộc trong văn chương cổ như Hàm Dương, Tiêu Tương (dẫu chỉ là ước lệ) để diễn tả độ xa cách, nhưng đến khổ thơ cuối này thì sự xa cách đã tới độ bóng người đi hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt. Trớ trêu thay, cái màu xanh vốn tượng trưng cho sức sống và hi vọng ấy trong tình cảnh này chỉ gợi nên một không gian mênh mang nhuốm màu li biệt.
Tiếng Việt có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Cùng là đại từ ta nhưng sắc thái biểu cảm của nó trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan (Một mảnh tình riêng ta với ta) khác với đại từ ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến (Bác đến chơi đây ta với ta).
Ở bài thơ Qua đèo Ngang, đứng trước cảnh trời mây non nước trập trùng, sự bao la, vô tận của đất trời tô đậm sự cô đơn, chơ vơ của con người và ngược lại. Vì vậy nên nỗi buồn càng lắng đọng trong lòng nữ sĩ:
Dừng chân đứng lại trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. Quả là nỗi buồn lớn lao, thấm thía, khó san sẻ, giải bày. Nó như kết thành hình, thành khối, thành mảnh tình riêng khiến nhà thơ phải thốt lên chua xót : ta với ta. Chỉ có ta hiểu lòng ta mà thôi! Do đó sự cô đơn càng tăng lên gấp bội.
Còn ở câu kết bài Bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến viết:
Bác đến chơi đây ta với ta Đây là một câu kết hay, hội tụ linh hồn của bài thơ. Ta với ta có nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng ; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những yếu tố lễ nghi đều trở nên tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có hcung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào so sánh được. Hai tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dậm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là đáng quý. Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giũa cho trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách là một. Những điều câu nẹ, khách khí đã bị xóa nhòa. Chỉ còn lại niềm vui chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau, được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong
Câu thơ đã thể hiện cách sử duạng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai người nhưng là một. Tuwf với gắn kết hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa làm một. Qủa là không gì có thể đánh đổi được tình bạn thủy chung giữa hai người.
Qua các thời kì lịch sử, cả hai mặt từ vựng và cấu tạo ngữ pháp của tiếng Việt rất phát triển, có khả năng thích ứng với thực tiễn. Đó là biểu hiện rõ rệt về sức sống dồi dào của tiếng Việt.
Tác giả đã chứng minh tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, hài hòa về mặt âm hưởng và thanh điệu. Cái hay của tiếng Việt thể hiện ở chỗ linh hoạt, uyển chuyển trong cách dùng từ, đặt câu. Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa, xã hội.
Giữa hai phẩm chất đẹp và hay của tiếng Việt có quan hệ gắn bó khăng khít. Cái đẹp của một thứ tiếng thường cũng phản ánh cái hay của thứ tiếng ấy, vì nó thể hiện sự phong phú, tinh tế trong cách diễn đạt, cũng tức là thể hiện sự chính xác và sâu sắc trong tình cảm, tư tưởng của con người. Ngược lại cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của một ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ, không chỉ là cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt.
Trở lại bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy có những câu thơ chứng minh cho sự phong phú và cách phối hợp hài hòa hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, hoa chen hoa. Vẻ đẹp thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc. Âm hưởng thơ gợi lên khung cảnh của một vùng rừng núi hoang vu. Cảnh đẹp nhưng nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu. Những bông hoa rừng đày đó không đủ làm sáng bức tranh núi non hùng vĩ ngày tàn, đêm xuống.
Những ưu điểm nổi bật về mặt nghệ thuật của bài văn nghị luận Sự giàu đẹp của tiếng Việt là ở chỗ tác giả đã kết hợp khéo léo giữa giải thích với chứng minh, bình luận. Cách lập luận rất chặt chẽ : Nêu nhận định ở phần mở bài, sau đó giải thích và bình luận nhận định. Dùng các dẫn chứng để chứng minh, làm tăng sức thuyết phục của lí lẽ.
Bài nghị luận này thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc về tiếng Việt của nhà nghiên cứu của Đặng Thai Mai. Tác giả đã khơi dậy trong lòng chúng ta lòng tự hào và ý thức bảo vệ Sự giàu đẹp của tiếng việt. Yêu tiếng mẹ đẻ là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Đọc và suy ngẫm kĩ về bài văn trên, chúng ta càng thêm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tiếng Việt.